fbpx

[HỎI ĐÁP] Giải pháp nấu ăn mùa dịch an toàn

Dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ khiến việc tự do di chuyển, thưởng thức nhiều món ăn mới lạ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, tìm ra giải pháp nấu ăn mùa dịch là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi người. Cùng lắng nghe 10 mối quan tâm về giải pháp nấu ăn mùa dịch cho cả gia đình từ chuyên gia ẩm thực của Thermomix.

1. Các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm?

Hỏi: Thưa chuyên gia, theo Bộ Y tế thì để giảm nguy cơ mắc Covid-19, mọi người, mọi nhà phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm mà chúng ta cần tuân theo là gì?

Nấu ăn cho các con
Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm rất quan trọng

Đáp: Chào bạn, đúng là để giảm nguy cơ mắc Covid-19, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để loại bỏ sự tồn tại của vi rút Corona trên bao bì thực phẩm, tay người. Có 10 nguyên tắc vàng trong vệ sinh an toàn thực phẩm mà chúng ta cần tuân theo. Đó là:

  • Chọn thực phẩm an toàn.
  • Dùng nguồn nước sạch.
  • Giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm.
  • Giữ bề không gian chế biến và nấu ăn luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Nấu chín kỹ thức ăn.
  • Ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.
  • Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã chế biến.
  • Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín.
  • Bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng, động vật.
  • Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.
Sơ chế thực phẩm trước khi nấu
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa dịch, bề mặt chế biến phải luôn khô ráo, sạch sẽ

2. Chế độ ăn lành mạnh trong mùa dịch là gì?

Hỏi: Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mùa dịch, chúng ta cũng cần ăn uống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất đầy đủ để tăng cường sức đề kháng. Bởi có một cơ thể khỏe mạnh sẽ góp phần chống lại sự tấn công của vi rút Corona. Vậy theo chuyên gia thế nào là một chế độ ăn lành mạnh?

Đáp: Chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh (rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt…), ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng. Đồng thời, phải đảm bảo ăn đủ lượng, chế biến đúng nguyên tắc, nếu không sẽ không còn lành mạnh, thậm chí phản tác dụng. Điều này sẽ giúp đỡ bạn xây dựng các giải pháp nấu ăn mùa dịch cho riêng gia đình mình.

Đặc biệt, chế độ này cần phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1. Đối với trẻ sơ sinh

Trong 6 tháng đầu, hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa mẹ như vitamin A, D, B, i-ốt, các acid béo và DHA được hình thành từ chế độ ăn uống hàng ngày. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ sẽ nhận được globulin miễn dịch từ mẹ. Vì thế, mẹ cần bổ sung đa dạng các nguồn dinh dưỡng như DHA, choline, canxi, sắt… để đảm bảo dưỡng chất và sự phát triển cho con.

Ngoài những thực phẩm dùng hàng ngày, mẹ chú ý bổ sung thêm các thực phẩm bổ dưỡng từ các loại quả hạnh, các loại dầu hạt, các thực phẩm chứa Omega 3 như cá hồi, cá trích, trứng cá. 

Hỗ trợ trẻ sơ sinh khi ăn
Mẹ nhiễm COVID có thể cho con bú nếu đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch

Theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu bị mắc Covid-19, mẹ vẫn có thể cho con bú sữa. Tuy nhiên, khi cho bú mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ôm con, đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn các bề mặt đã chạm vào.

Trường hợp mẹ mắc Covid-19 nhẹ, bé có thể nằm cách mẹ 2 mét hoặc nằm riêng phòng. Nhân viên y tế sẽ hỗ trợ mẹ cho bé bú sữa. Trường hợp mẹ bị Covid-19 nặng, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ mẹ vắt sữa cho bé bú. Đến khi mẹ ổn định, bé sẽ được ở cùng phòng và bú mẹ sớm. Vậy các giải pháp nấu ăn mùa dịch cho bé hay cho bé ăn những thức ăn phù hợp với độ tuổi cũng là vấn đề mà các bà mẹ thường quan tâm.

Khi trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi, bên cạnh sữa mẹ, cần bổ sung một số thực phẩm dinh dưỡng khác cho bé như:

Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ vì lúc này sữa mẹ cung cấp hơn một nửa chất dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, cho bé uống sữa công thức khoảng 180 – 240 ml/lần, tối đa 950 ml/ngày. 

Cho con cái ăn rau quả và ngũ cốc
Bổ sung dinh dưỡng cho con từ rau quả và ngũ cốc

Đồng thời, cho bé ăn dặm với các loại ngũ cốc xen kẽ, khoảng 2 lần/ngày, vài muỗng/lần. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm trái cây, rau quả nghiền, nấu đặc khoảng 30 g (2 muỗng canh) – 480 g (2 ly nhỏ) mỗi ngày. Nên cho bé ăn nửa chén thức ăn mềm mỗi lần, khoảng 2 – 3 lần/ngày. Những giải pháp nấu ăn mùa dịch này giúp bé vẫn có đủ dưỡng chất và dinh dưỡng đối với sự phát triển của bé cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm covid trong mùa dịch.

Trẻ từ 8 – 12 tháng

Trong giai đoạn này, mẹ cho bé uống sữa công thức 240 – 280ml một cữ bú, chia ra 3 – 4 cữ/ngày 

Bên cạnh đó, cho bé ăn thêm các loại thực phẩm như trái cây rửa sạch, gọt vỏ; rau nấu chín mềm; khoai tây; ngũ cốc, bánh mì nướng; bánh quy giòn; mì ống; thực phẩm ít dầu, mỡ giàu năng lượng; thịt, cá, trứng, sữa… 

Lúc này, bé có thể ăn thức ăn mềm cắt miếng nhỏ thay vì phải nghiền như trước. Lượng ăn phù hợp là nửa chén/lần, 3 – 4 lần/ngày.

Cho bé yêu ăn các món ăn thích hợp
Cho bé ăn thêm các món mềm, cắt miếng nhỏ

Trẻ 1 tuổi: 

Mẹ cho bé bú sữa mẹ xen kẽ sữa công thức với lượng từ 240 – 330ml trong mỗi cữ bú. 

Đồng thời, ăn bánh mì, ngũ cốc, trái cây, rau quả, thịt, cá, trứng, bơ sữa, thực phẩm nhiều protein, vitamin và khoáng chất… Lúc này, bé đã có thể nhai được thức ăn tương đối tốt. Vì thế, mẹ có thể chuẩn bị thức ăn mềm cho bé tương tự như các thành viên khác trong gia đình.

Bên cạnh đó, mẹ nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ sẵn cho bé vì ở độ tuổi này bé ăn mỗi lần ít hơn nhưng ăn số lần ăn trong ngày nhiều, từ 4 – 6 lần/ngày. Nói chung, ở độ tuổi này, bé cần ăn ¾ – 1 chén thức ăn/lần, 3 – 4 lần/ngày và 1 – 2 bữa ăn nhẹ/ngày giữa các bữa ăn.

Trẻ 2 tuổi

Giai đoạn này, mẹ cắt giảm lượng sữa xuống còn 300 – 400ml/ ngày và  cho bé ăn ¾ – 1 chén thức ăn/lần, 3 – 4 lần/ngày, kèm theo 1 – 2 bữa ăn nhẹ/ngày giữa các bữa ăn như khi bé 1 tuổi.

Đồng thời, mẹ cho bé uống thêm sữa ít béo, ăn sữa chua, phô mai, ăn nhiều bánh mì, ngũ cốc, trái cây, rau xanh nấu chín, thực phẩm chứa protein, cá hồi đóng hộp (có xương nghiền, vitamin tổng hợp cho trẻ em (nếu cần)… và một lượng chất béo vừa phải.

Đối với các bé thì những giải pháp nấu ăn mùa dịch cho mẹ và bé trên sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

2.2. Đối với trẻ nhỏ

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, tránh các bệnh về đường tiêu hoá và hạn chế tình trạng còi xương, hay béo phì. Vì thế, bố mẹ cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh cho trẻ hay sẵn sàng những giải pháp nấu ăn vào mùa dịch như sau:

  • Thường xuyên ăn rau và hoa quả
  • Có thể thay thế thực phẩm tươi bằng thực phẩm khô hoặc đóng hộp tốt cho sức khỏe. Ví dụ như đậu lăng, đậu khô tách đôi, yến mạch, gạo.. vừa giàu dinh dưỡng, thơm ngon vừa bảo quản được lâu. Hoặc đậu, đậu gà đóng hộp là những món giàu dinh dưỡng và có thể bảo quản, từ vài tháng tới một năm. Hay các loại cá hộp ngâm dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi… giàu đạm, Omega 3, vitamin và khoáng chất khác.
  • Dự trữ một ít đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như rong biển, bỏng ngô không đường, các loại hạt. Trong trường hợp dịch bệnh không thể mua được đồ ăn sẵn, bạn hoàn toàn có thể tự chế biến những món đồ ăn vặt này ngay tại nhà, vừa tiết kiệm lại an toàn và giữ được chất dinh dưỡng. Đây là một giải pháp nấu ăn mùa dịch hay cho mọi gia đình khi cần hạn chế đi ra ngoài vào mùa dịch.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
Các bạn nhọ tự chế biến đồ ăn
Bổ sung rau quả trong chế độ ăn của các bạn nhỏ

2.3. Đối với người lớn 

Chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp các dưỡng chất đa lượng, vi lượng và năng lượng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh lý và vận động của mỗi cá nhân, từ đó, chúng ta sẽ sống khỏe hơn và năng động hơn. Đặc biệt trong mùa dịch, khi mối quan tâm về sức khỏe được đặt lên hàng đầu, người lớn cần chuẩn bị các giải pháp nấu ăn mùa dịch và tuân theo chế độ ăn như sau:

  • Ăn đủ 3 bữa chính và ăn thêm bữa phụ ngoài giờ để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Ăn đa dạng thực phẩm
  • Ăn thực phẩm có nhiều đạm (protein)
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các thực phẩm nhiều vitamin A và Omega-3 như các loại  cá, các loại ngũ cốc, hạt…
  • Sử dụng các loại rau củ, gia vị gốc thực vật 
  • Dùng thêm các loại  vitamin tổng hợp, khoáng chất và dầu cá.
  • Bổ sung thêm các chế phẩm dinh dưỡng đặc trị (nếu cần)
  • Uống nhiều nước, nhất là nước ấm
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, uống bia rượu
Bữa ăn đa dạng trong mùa dịch
Nên đa dạng các bữa ăn hàng ngày để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể trong mùa dịch hơn

3. Tăng cường sức đề kháng qua thực phẩm được không? 

Hỏi: Thưa chuyên gia, chế độ ăn lành mạnh giúp cho cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng suy nhược quá độ, hoặc thừa chất. Vậy việc bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng không? 

Đáp: Chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh thực phẩm giúp chúng ta ngăn ngừa và chữa khỏi Covid-19. Tuy nhiên, việc bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ qua thực phẩm đang trở thành xu hướng và thực sự có hiệu quả trong việc củng cố hệ thống miễn dịch, giúp chống lại virus Corona.

Một số món ăn tăng cường sức khỏe mà chúng ta nên bồi bổ cho cơ thể trong mùa dịch có thể kể đến như:

  • Súp gà: Cung cấp chất đạm, chất xơ, chất béo, tốt cho tiêu hóa.
  • Cháo đậu đỏ: Cung cấp vitamin B, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ. Đồng thời, giúp hấp thu thức ăn, tiêu hóa tốt hơn, bổ máu, bổ gan thận, giải độc…
  • Cháo gà đông trùng: Giúp tăng cường miễn dịch, tuần hoàn máu và oxy, tốt cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Đồng thời, cháo còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi, gan, tim mạch, ung thư..
  • Canh đậu phụ nấm hương: Kiện tỳ vị, tốt cho người bị suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, thiếu máu, thiếu canxi.
  • Canh gan gà cà chua: Bổ huyết, tăng cường sức khỏe.
Bát súp gà
Súp gà cung cấp chất đạm, chất xơ, chất béo giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

4. Đặt đồ ăn online trong mùa dịch được không?

Hỏi: Ai cũng muốn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch, nhưng vì lệnh giãn cách, hoặc e ngại những nguy cơ lây nhiễm từ việc mua hàng trực tiếp nên tỉ lệ đặt hàng online đã tăng đáng kể. Vậy theo chuyên gia, chúng ta có nên đặt đồ ăn online trong mùa dịch không? 

Đáp: Đặt đồ ăn online an toàn hơn khi mua trực tiếp tại cửa hàng, do có tính năng “không tiếp xúc” khi đặt hàng và hạn chế tiếp xúc tối đa với người lạ, người có nguy cơ mắc COVID19. 

Tuy nhiên, việc mua hàng online vào mùa dịch ở những địa phương có chỉ thị 16 không khả thi do các quán ăn không bán hàng online và phục vụ trực tiếp.  

Bên cạnh đó, đặt đồ ăn online tồn tại rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm và không đảm bảo nguyên tắc chống dịch. Nhân viên cửa hàng có lịch trình tiếp xúc phức tạp, nếu không tuân thủ nguyên tắc chống dịch thì người mua rất có nguy cơ mắc bệnh thông qua tiếp xúc với nhân viên giao hàng. 

Chính vì những nguyên nhân đó, mọi người có xu hướng nấu ăn ở nhà nhiều hơn để đảm bảo an toàn, gắn kết các thành viên trong gia đình và tạo ra những phút giây vui vẻ nhất, giảm lo âu, căng thẳng trong mùa dịch.

Tuy nhiên, việc nấu ăn tại nhà thường mất rất nhiều thời gian, và không phải ai cũng thành thạo kỹ năng làm bếp nên thường có tâm lý tự ti, sợ chất lượng món ăn không được đảm bảo. Để giải quyết vấn đề này, xu hướng lựa chọn những thiết bị nhà bếp thông minh để phục vụ quá trình nấu nướng là giải pháp nấu ăn mùa dịch đang dần được ưa chuộng. 

Trong vô số những thiết bị nhà bếp thông minh, Thermomix là ứng cử viên mang đến giải pháp nấu ăn mùa dịch nói riêng và giải pháp nấu ăn nói chung rất đơn giản và dễ dàng. Chỉ với thao tác nhấn nút là bạn có thể thực hiện thao tác nấu ăn dễ dàng theo hướng dẫn mà không phải lo lắng về việc thức ăn bị cháy, nhiệt độ không đủ hoặc thừa, phải canh chừng khi nấu….

Với Thermomix, bạn sẽ được sử dụng hệ sinh thái công thức Cookidoo với hơn 70.000 công thức liên tục cập nhật theo mùa để lựa chọn món ăn theo sở thích, thói quen ăn uống của mình. 

Hơn nữa, cộng đồng Thermomix chính thức tại Việt Nam sẽ đều đặn đăng tải các bộ sưu tập công thức mới, chia sẻ trải nghiệm sử dụng máy và các kiến thức nấu ăn lành mạnh. Đây cũng là nơi người dùng giao lưu, và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó khám phá những tính năng mới của Thermomix. 

Sử dụng thiết bị nấu ăn thông minh trong bếp
Người dùng có thể nấu nhiều món ăn khác nhau một cách đơn giản, dễ dàng với thiết bị nấu ăn thông minh Thermomix

5. Vi rút có thể sống trên bề mặt bao bì thực phẩm?

Hỏi: Thưa chuyên gia, đã có những minh chứng cho thấy sự xuất hiện của virus Corona trên các đồ dùng hàng ngày như quần áo, khẩu trang. Vậy loại vi rút này có thể sống trên bề mặt bao bì thực phẩm không?

Đáp: Theo Cơ quan An toàn thực phẩm Israel, vi rút Corona cần một vật chủ là con người để sinh sôi và tồn tại. Vì thế, loại vi rút này không thể sinh sôi trên bề mặt của các gói thực phẩm. 

Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đăng trên MIT Technology Review thì vi rút Corona có thể tồn tại trên nhựa và thép không gỉ khoảng 3 ngày. Nhiều nghiên cứu thậm chí đã cho thấy mẫu vi rút bám trên gói hàng của Amazon. 

Do đó, bạn không nhất thiết phải khử trùng vật liệu đóng gói thực phẩm. Nhưng cần bỏ bao bì thực phẩm vào thùng rác có nắp đậy, dùng khăn khử khuẩn lau sạch bề mặt hộp đồ ăn trước khi sử dụng. Đồng thời, cần rửa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch khử khuẩn trong tối thiểu 20 giây sau khi xử lý các bề mặt và bao bì. 

Rửa tay phòng ngừa vi rút Corona
Sau khi bóc bao bì thực phẩm, nên rửa tay sạch với nước, xà phòng ít nhất 20 giây để loại bỏ khả năng dính vi rút Corona

6. Nấu ăn có giết chết vi rút trên thực phẩm không?

Hỏi: Một trong những nguyên tắc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm là phải nấu chín kỹ thức ăn. Vậy theo chuyên gia, nấu ăn có giết chết vi rút trên thực phẩm được không? Nếu có thì chúng ta cần nấu ở nhiệt độ bao nhiêu?

Đáp: Đúng là chúng ta cần nấu thực phẩm chín kỹ bởi theo nghiên cứu từ Trường Y Harvard, virus rất khó sống sót trong môi trường nhiệt độ cao. Đặc biệt, theo nghiên cứu của FSAI thì SAS – một chủng mới của vi rút Corona sẽ bị tiêu diệt thông qua việc nấu chín, uống sôi, nhất là khi chúng ta nấu ở nhiệt độ 140 độ F trong vòng 30 phút. Các nấu này là một trong những giải pháp nấu ăn mùa dịch nhanh nhất cũng như đảm bảo an toàn nhất trong mùa dịch.

Sử dụng công nghệ nấu ăn thông minh
Phương pháp nấu chậm không chỉ giúp giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng mà còn giúp loại bỏ vi rút Corona bám dính trên thực phẩm một cách tối ưu

7. Rửa thực phẩm bằng nước có loại bỏ vi rút không?

Hỏi: Bên cạnh việc ăn chín uống sôi, rửa thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều người đề cập khi nhắc đến giải pháp nấu ăn mùa dịch. Vậy rửa thực phẩm bằng nước có loại bỏ được vi rút không, thưa chuyên gia?

Đáp: Theo Best Food Fact, nước có thể loại bỏ 98% vi khuẩn trên thực phẩm. Vì thế, rửa sạch thực phẩm bằng nước có thể loại bỏ vi rút, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu trên thực phẩm cũng chính là giải pháp nấu ăn mùa dịch mà không thể bỏ qua.

Để đảm bảo an toàn, hãy ngâm trái cây và rau củ trong nước sạch từ 10 đến 15 phút. Nếu thực phẩm có vỏ, bạn nên dùng khăn mềm hoặc búi rửa chuyên dụng lau/ chà qua trước khi rửa dưới vòi nước.

Rửa thực phẩm trước khi chế biến
Rửa thực phẩm dưới vòi nước chảy giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, vi rút, dư lượng thuốc trừ sâu

8. Lời khuyên dinh dưỡng trong thời kỳ bùng phát COVID-19?

Hỏi: Đảm bảo dinh dưỡng để phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng. Vậy chuyên gia có lời khuyên gì cho bạn đọc trong thời kỳ bùng phát Covid-19 không ạ?

Đáp: Đúng là việc đảm bảo dinh dưỡng trong thời kỳ Covid-19 rất quan trọng, giúp chúng ta tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh Nếu dinh dưỡng không được đảm bảo, cơ thể rất dễ bị suy nhược, tạo điều kiện cho vi rút tấn công. Không chỉ là những giải pháp nấu ăn mùa dịch mà chúng còn là những phương thức nấu ăn thông minh, đảm bảo chất lượng bữa ăn cho gia đình bạn.

Vì thế, theo WHO, chúng ta cần thực hiện chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây và rau: Nên ăn hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt (gạo, lá mì, ngô, các loại đậu), bổ sung chất xơ và vitamin từ trái cây tươi, rau quả và các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa) mỗi ngày. 
  • Giảm lượng muối: Chỉ ăn khoảng 5 g/ngày (1 thìa cà phê) để giảm nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim, thận, ung thư dạ dày, stress.
  • Ăn một lượng vừa phải chất béo: Theo Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA), nếu nạp 1.500 calo/ngày thì chỉ nên ăn tối đa 58 g chất béo/ngày. Ăn lượng chất béo vừa phải sẽ giúp giảm tình trạng thiếu vitamin, khoáng chất,  các dưỡng chất quan trọng khác; nguy cơ tăng cân, bị táo bón, đầy hơi, mệt mỏi.
  • Hạn chế ăn đường: Nên giới hạn lượng calo từ đường ít hơn 10% tổng calo mỗi ngày để hạn chế tình trạng tăng cân, béo phì, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, ung thư, các căn bệnh trầm cảm, gan nhiễm mỡ, thận, gout….
  • Uống đủ nước: Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày giúp bù lại lượng nước đã mất đi qua hơi thở, da, nước tiểu, chất thải…, cung cấp chất khoáng, điều hòa nhiệt độ cho cơ thể, giúp tinh thần minh mẫn, giảm tình trạng mệt mỏi, táo bón, cải thiện lưu lượng máu, phòng chống bệnh sỏi đường tiết niệu.
Nấu ăn tại nhà trong mùa dịch
Trong mùa dịch, nên ăn nhiều trái cây và rau củ để bổ sung chất xơ và tăng cường vitamin, khoáng chất cho cơ thể

9. Lưu trữ thực phẩm trong mùa dịch như thế nào?

Hỏi: Thưa chuyên gia, trong mùa dịch chúng ta thường ít đi chợ, và ưu tiên mua đồ tích trữ để hạn chế lây lan dịch bệnh. Vậy có phải lưu trữ thực phẩm là mua tất cả các loại thực phẩm không? Nếu không thì chúng ta nên chọn thực phẩm như thế nào?

Đáp: Trong mùa dịch chúng ta nên dự trữ một số loại thực phẩm như thịt, trứng, trái cây, rau xanh. Đặc biệt là các thực phẩm khô như miến, bánh đa, bún phở khô; cá nướng, cá khô, vừng khô, lạc khô, hạt điều khô, ruốc thịt, ruốc tôm, ruốc cá…

Để đảm bảo đồ ăn không bị mốc hỏng, mỗi loại thực phẩm, ta sẽ có cách bảo quản khác nhau, cụ thể là:

  • Đối với thịt, cá, các sản phẩm động vật khác: Đối với đồ tươi, bạn cần rửa sạch, để ráo nước, bọc kín. Bảo quản trong ngắn mát nếu ăn ngay và ở ngăn đông nếu chưa ăn đến. Còn đối với đồ khô, để trong hộp nhựa, đậy nắp kín. Khi bảo quản, phải để riêng các loại thịt với các thực phẩm khác.
  • Đối với trứng: Dùng khăn mềm, ẩm lau sạch vỏ trứng rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Xếp trứng nằm thẳng đứng, đầu to quay lên trên, đầu nhỏ quay xuống dưới và tránh để ở cánh cửa tủ lạnh vì đó là vị trí không ổn định nhiệt độ, trứng rất dễ hỏng. 
  • Đối với rau, củ, quả: Rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, chia thành từng phần nhỏ rồi bọc từng phần và cho vào ngăn mát bảo quản.
Sử dụng thực phẩm đóng hộp
Nên lưu trữ các loại thực phẩm đóng hộp, đồ khô, hoa quả trong mùa dịch để tiện cho việc sử dụng và ít phải đi mua sắm hơn

10. Lưu ý khi lựa chọn và mua sắm thực phẩm an toàn?

Hỏi: Để phục vụ mục đích lưu trữ, chúng ta cần đảm bảo mua được những thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng, không nên vì khó mua sắm mà chọn những thực phẩm ươn, mốc hỏng, hay dập nát. Vậy theo chuyên gia chúng ta phải lựa chọn thực phẩm như thế nào để đảm bảo an toàn? 

Đáp: Mỗi một loại thực phẩm sẽ có những nguyên tắc chọn riêng, bạn có thể căn cứ vào các tiêu chí chọn lựa như:

  • Thịt: Màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả; màu vết cắt sáng, khô ráo, khi ấn vào có độ đàn hồi. Tránh chọn thịt có màng ngoài nhớt, màu hơi thâm, đen, xanh nhạt, không có độ bóng, có mùi lạ giống mùi kháng sinh, hay mùi ôi thiu.
  • Rau, trái cây: Màu sắc tươi sáng, không dập nát hay có những đốm màu lạ, còn nguyên cuống. 
  • Cá, hải sản: Nên mua loại tươi sống. Với cá, chọn con miệng ngậm, mang màu hồng đỏ, vảy óng, thân chắc, ấn xuống thấy đàn hồi tốt, mắt không bị đục trắng.
  • Đồ hộp: Còn hạn sử dụng, gõ vào hộp đựng kim loại thấy tiếng kêu đanh.
  • Các loại thực phẩm cần tránh: Thực phẩm có độc (khoai tây mọc mầm, cá nóc, nấm lạ), thực phẩm bị nhiễm các chất độc hóa học, thức ăn biến chất… 
Chọn thực phẩm khi mua sắm
Khi mua sắm, nên chọn trái cây tươi, còn nguyên cuống, không dập nát, màu sắc đẹp

Trên đây là tất cả những giải pháp nấu ăn mùa dịch đến từ chuyên gian ẩm thực của Thermomix mà người đọc có thể tham khảo và áp dụng. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là nấu ăn tại nhà để đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm tiếp xúc trực tiếp. 

Nếu bạn còn ngại việc nấu ăn tại nhà phức tạp, khó khăn hay mất nhiều thời gian thì có thể tìm đến các thiết bị nhà bếp thông minh để được hỗ trợ. Một trong những “trợ thủ” đắc lực nhất của các bà nội trợ hiện nay chính là Thermomix TM6. Bởi thiết bị nhà bếp này có thể hỗ trợ người dùng rất nhiều thao tác khác nhau giúp công việc nấu ăn trở nên đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn. 

Bạn có thể trải nghiệm thực tế cùng “người trợ thủ” này theo thông tin sau:

Quét mã QR
Quét mã QR

Tài liệu tham khảo:

  1. Ngọc Bích (2013), Chế độ ăn cho trẻ 0 – 6 tháng tuổi, VnExpress, https://vnexpress.net/che-do-an-cho-tre-0-6-thang-tuoi-2841622.html
  2. TS. BS. Nguyễn Thanh Hà, Bí quyết dinh dưỡng dự phòng lây nhiễm Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Chân Mây, https://bvcmay.thuathienhue.gov.vn/kien-thuc-y-khoa/bi-quyet-dinh-duong-du-phong-lay-nhiem-covid19.html
  3. Trương Viết Hùng (2020), Lời khuyên về ăn uống lành mạnh, dễ làm và giá thành phải chăng cho mùa dịch COVID-19, Unicef Việt Nam
    https://www.unicef.org/vietnam/vi/nh%E1%BB%AFng-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n/l%E1%BB%9Di-khuy%C3%AAn-v%E1%BB%81-%C4%83n-u%E1%BB%91ng-l%C3%A0nh-m%E1%BA%A1nh-d%E1%BB%85-l%C3%A0m-v%C3%A0-gi%C3%A1-th%C3%A0nh-ph%E1%BA%A3i-ch%C4%83ng-cho-m%C3%B9a-d%E1%BB%8Bch-covid
    Nguyễn Phước Lộc (2021), Vì sao bạn phải uống đủ nước mỗi ngày?, Bệnh viện Đa khoa Long An, http://bvdkla.longan.gov.vn/vi-sao-ban-phai-uong-du-nuoc-moi-ngay/
  4. PGS.TS Lê Bạch Mai (2018), Dinh dưỡng cho trẻ 6 đến 24 tháng (540 ngày), Viện Dinh dưỡng Quốc gia, http://1000ngayvang.viendinhduong.vn/vi/dd-cho-tre-6-den-24-thang-540-ngay.nd91/che-bien-thuc-an-bo-sung-cho-tre-nho-co-can-cho-them-gia-vi-man-khong.i439.html
  5. TS.BS Huỳnh Nam Phương (2019), Chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực phẩm lành mạnh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc—su-kien-noi-bat/che-do-an-lanh-manh-dua-tren-thuc-pham-lanh-manh.html
  6. Ngọc Quý (2020), 3 tác hại tức thì cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều chất béo, Thanh niên, https://thanhnien.vn/suc-khoe/3-tac-hai-tuc-thi-canh-bao-ban-dang-an-qua-nhieu-chat-beo-1264315.html
  7. Võ Thu (2021), Mẹ nhiễm Covid-19 vẫn có thể cho con bú, Bộ Y tế, https://covid19.gov.vn/me-nhiem-covid-19-van-co-the-cho-con-bu-1717449620.htm
  8. Hạ Vy (2021), Mẹo bảo quản trứng gà tươi ngon trong vài tháng, VTC News, https://vtc.vn/meo-bao-quan-trung-ga-tuoi-ngon-trong-vai-thang-ar600214.html
  9. Phan Thị Hoàng Yến (2020), Dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng đến 2 tuổi, YouMed, https://youmed.vn/tin-tuc/dinh-duong-cho-tre-6-thang-den-2-tuoi/
  10. (2020), 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm trong mùa dịch Corona?, Trạm Y tế phường 5   http://tytphuong5qtb.medinet.gov.vn/chuyen-muc/10-nguyen-tac-an-toan-thuc-pham-trong-mua-dich-corona-cmobile9991-41248.aspx
  11. (2020), 10 giải đáp về an toàn thực phẩm trong mùa dịch Covid-19, Trạm Y tế phường 5 http://tytphuong5qtb.medinet.gov.vn/chuyen-muc/10-giai-dap-ve-an-toan-thuc-pham-trong-mua-dich-covid-19-c9991-26093.aspx
  12. (2020), Healthy diet, World Health Organization, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/healthy-diet
  13. (2020), Vì sao không nên ăn quá mặn?, Khoahoc.tv https://khoahoc.tv/vi-sao-khong-nen-an-qua-man-7758
  14. (2021), Các món ăn bồi bổ sức khỏe tăng cường đề kháng trong mùa dịch, Medlatec, https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-mon-an-boi-bo-suc-khoe-tang-cuong-de-khang-trong-mua-dich-s51-n22972
  15. (2021), Mở tủ lạnh toàn món ngon Việt trong thời giãn cách xã hội, Bộ Công thương Việt Nam, https://moit.gov.vn/tu-hao-hang-viet-nam/mo-tu-lanh-toan-mon-ngon-viet-trong-thoi-gian-cach-xa-hoi.html
  16. 11 lý do vì sao ăn nhiều đường lại có hại cho sức khỏe, Trung tâm Y khoa Phước An, https://ykhoaphuocan.vn/thread/yduoc/11-ly-do-an-nhieu-duong-co-hai-suc-khoe
  17. Bạn biết gì về ăn vặt lành mạnh?, Vinmec, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/ban-biet-gi-ve-vat-lanh-manh/
  18. Feeding your baby: 6 – 12 months, Unicef, https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-6-12-months
  19. Feeding your baby: 1 – 2 years, Unicef, https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-1-2-years
  20. #HealthyAtHome: Healthy Diet, World Health Organization, https://www.who.int/campaigns/connecting-the-world-to-combat-coronavirus/healthyathome/healthyathome—healthy-diet
  21. Vì sao bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là khởi đầu tốt cho trẻ?, Vinmec, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/vi-sao-bu-me-hoan-toan-trong-6-thang-dau-la-khoi-dau-tot-cho-tre/


Modern Cook® © 2020. All rights reserved.