fbpx
Skip to main content

ẨM THỰC CHÁNH NIỆM: ĂN VÀ NẤU ĂN CHÁNH NIỆM ĐỂ CHĂM SÓC SỨC KHỎE, KẾT NỐI THÂN TÂM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng đề cập đến khái niệm ăn trong chánh niệm. Đây là cách thực hành ăn uống có lợi cho sức khoẻ và không quá khó để thực hành, đặc biệt là nếu có sự hỗ trợ từ các thiết bị tân tiến trong nhà bếp như robot nấu ăn Thermomix.

Khi nhận thức việc ăn uống đi liền với sức khỏe, nhiều người tìm đến các phương pháp ăn uống như ăn chay, ăn kiểu eat clean, Chế độ ăn kiêng Low-Carb, Chế độ ăn siêu Low Fat, chế độ nhịn ăn gián đoạn… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về 2 chữ “lành mạnh” trong hoạt động ăn uống hàng ngày. Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất trong việc ăn uống là phải có được chế độ ăn phù hợp với cơ thể, tâm sinh lý và khả năng hấp thụ đối với mỗi một cá thể. Ăn uống không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, mà còn có sự tác động nhất định đối với tâm trí của một người. Nếu thực hiện ăn theo các chế độ được coi là tốt cho sức khoẻ, nhưng lại làm nảy sinh sự ức chế, mệt mỏi trong tâm trí, thì những gì đang thực hiện chưa thể gọi là “lành mạnh”.

Chế độ ăn lành mạnh trước tiên phải phù hợp với mỗi một cá nhân, cùng với một cách ăn
hợp lý để cân bằng giữa sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Thân tâm nối liền, nên chọn chế độ ăn, đồ ăn, phải lưu ý đến cả sức khoẻ và tinh thần. Trong cuốn sách “Ăn trong chánh niệm, Sống trong tỉnh thức” của thiền sư Thích Nhất Hạnh, có nhắc đến khái niệm

“Ăn trong chánh niệm”, nghĩa là ăn uống có tư duy, lưu tâm, tập trung vào những trải nghiệm khi ăn. Người thực hành ăn trong chánh niệm thường sử dụng tâm trí để xem xét, đánh giá những tác đồn xung quanh đến việc ăn uống, qua đó giúp cân bằng yếu tố thể chất – tinh thần.

Thế nào là ăn trong chánh niệm?

Ăn trong chánh niệm là khái niệm mà thiền sư Thích Nhất Hạnh từng đề cập,
trong đó nhấn mạnh yếu tố ăn phải tập trung, thưởng thức,
kết nối và lắng nghe nhu cầu thực sự của cơ thể.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tin rằng “ăn uống lơ đễnh” là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh béo phì, rối loạn tiêu hoá hay ăn uống không đủ dinh dưỡng. Xuất phát từ giáo lý Phật giáo, thực hành ăn uống chánh niệm được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm điều trị chứng rối loạn ăn uống, trầm cảm, rối loạn lo âu và các hành vi khác nhau liên quan đến thói quen ăn uống, qua đó, giúp củng cố sức khoẻ tinh thần và thể chất.

Để thực hành ăn uống chánh niệm, cần thực hiện những điều cơ bản sau:

  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Lắng nghe nhu cầu của cơ thể khi ăn.
  • Loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, gây mất tập trung khi ăn.
  • Tập trung vào hương vị món ăn.
  • Ngừng ăn khi no.

Một trong những điều quan trọng của cách ăn này là lắng nghe cơ thể (ăn khi đói, dừng lại khi no, ăn đúng bữa, ăn vừa đủ, kiểm soát khẩu phần ăn phù hợp). Nghe tưởng đơn giản, nhưng đây là điều không dề dễ dàng, nhất là trong nhịp sống bận rộn, gấp gáp, sự “xâm chiếm” của thức ăn nhanh cùng vô vàn những món hấp dẫn ở vẻ bề ngoài.

Để làm được điều này, tự nấu ăn ở nhà một cách điều độ, kiểm soát phần lượng cũng như các vi chất đủ cho cơ thể chính là những bước đi đầu tiên để thực hiện “ăn trong chánh niệm”. Thermomix, robot nấu ăn đến từ Đức giúp kiểm soát khẩu phần ăn một cách chuẩn xác, cũng như giúp việc nấu ăn tại nhà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc tính toán lượng calo, chất đạm, chất xơ… cũng được hệ sinh thái của Thermomix tính toán một cách trực quan, là cách đơn giản nhất để tìm ra phần lượng ăn phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Ăn uống chánh niệm đề cao sự trải nghiệm và chú tâm. Nhờ đó, sự cảm nhận đối với các món ăn nói riêng và thế giới ẩm thực nói chung sẽ đem đến những cung bậc cảm xúc rõ ràng mà sự bận rộn, hối hả khiến con người dễ dàng bỏ qua. Ăn uống phải bỏ qua các yếu tố bên ngoài (khung cảnh, sắc màu của bát đĩa…) mà chú tâm đến bản chất của món ăn, từ màu sắc, mùi vị, kết cấu và hương vị của món ăn đó. Đơn giản, khi ăn rau, hãy chú tâm đến màu sắc tươi nguyên của nó. Khi ăn cá, tận hưởng vị ngọt thơm của cá. Những món ăn giữ được tính nguyên bản, càng dễ dàng hỗ trợ quá trình thực hành ăn uống chánh niệm.
Thermomix, với khả năng kiểm soát chuẩn không sai một ly 3 yếu tố cơ bản của nấu ăn, bao gồm thời gian, nhiệt độ và tốc độ, cùng lợi thế các món hấp, luộc, giúp gìn giữ và phát huy tối đa hương vị, màu sắc của nguyên liệu.

Nấu ăn trong chánh niệm

Ngoài những yếu tố trên, còn có một số những quan niệm khác liên quan đến ăn và nấu ăn theo chánh niệm. Muốn ăn trong chánh niệm, thì phải biết nấu ăn trong chánh niệm.

Chánh niệm là tìm về sự an nhiên và một trong số đó là việc thực hành nấu và ăn theo “mùa nào thức nấy”, thuận theo tự nhiên. Chánh niệm cũng là sự cảm nhận, kết nối với những gì đang tồn tại trong hiện thực.

Mùa hè rau muống, mùa đông su hào, tháng 7 tìm sen, trời thu nếm cốm. Ăn thuận theo mùa là cách để cảm nhận sự liên kết của vũ trụ, của thực tại đang diễn ra, của trời đất, không khí.

Ẩm thực thuận tự nhiên chú trọng đến tính nguyên bản của nguyên liệu cũng như cách thức nấu đơn giản, khoa học, phối hợp chuẩn xác giữa yếu tố thời gian, nhiệt độ và tốc độ để giữ được tinh chất của thiên nhiên, đất trời trong từng nguyên liệu. Kinh nghiệm “mùa nào, thức ấy” vốn đã có từ nghìn đời xưa, và nay, được phát huy hơn nữa nhờ công nghệ hiện đại của Thermomix.

Bộ sưu tập Sen của Thermomix giúp người dùng có thể
nấu ăn theo đúng “Mùa nào thức nấy”.

Thế nên, ăn trong chánh niệm, ẩm thực chánh niệm không phải là điều gì cao xa, khó hiểu hay khó thực hiện. Thực hành điều này đơn giản chỉ là ăn theo đúng nhu cầu thực tế của cơ thế, lắng nghe, tận hưởng, trải nghiệm qua những điều rất cơ bản như tăng cường tự nấu ăn tại nhà, kiểm soát phần lượng phù hợp, từ khẩu phần bên ngoài đến dưỡng chất bên trong, sử dụng những nguyên liệu hữu cơ hay ăn uống thuận mùa. Trong cuộc sống bộn bề, Thermomix chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy để chúng ta thực hành ăn trong chánh niệm, để có được sự cân bằng giữa thân và tâm, khoẻ mạnh về thể chất và an nhiên trong tâm hồn.

Tác giả: Lê Như Quỳnh



Modern Cook® © 2020. All rights reserved.