fbpx
Skip to main content

Admin Thermomix

[HỎI ĐÁP] Giải pháp nấu ăn mùa dịch an toàn

Dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ khiến việc tự do di chuyển, thưởng thức nhiều món ăn mới lạ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, tìm ra giải pháp nấu ăn mùa dịch là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi người. Cùng lắng nghe 10 mối quan tâm về giải pháp nấu ăn mùa dịch cho cả gia đình từ chuyên gia ẩm thực của Thermomix.

1. Các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm?

Hỏi: Thưa chuyên gia, theo Bộ Y tế thì để giảm nguy cơ mắc Covid-19, mọi người, mọi nhà phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm mà chúng ta cần tuân theo là gì?

Nấu ăn cho các con
Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm rất quan trọng

Đáp: Chào bạn, đúng là để giảm nguy cơ mắc Covid-19, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để loại bỏ sự tồn tại của vi rút Corona trên bao bì thực phẩm, tay người. Có 10 nguyên tắc vàng trong vệ sinh an toàn thực phẩm mà chúng ta cần tuân theo. Đó là:

  • Chọn thực phẩm an toàn.
  • Dùng nguồn nước sạch.
  • Giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm.
  • Giữ bề không gian chế biến và nấu ăn luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Nấu chín kỹ thức ăn.
  • Ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.
  • Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã chế biến.
  • Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín.
  • Bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng, động vật.
  • Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.
Sơ chế thực phẩm trước khi nấu
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa dịch, bề mặt chế biến phải luôn khô ráo, sạch sẽ

2. Chế độ ăn lành mạnh trong mùa dịch là gì?

Hỏi: Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mùa dịch, chúng ta cũng cần ăn uống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất đầy đủ để tăng cường sức đề kháng. Bởi có một cơ thể khỏe mạnh sẽ góp phần chống lại sự tấn công của vi rút Corona. Vậy theo chuyên gia thế nào là một chế độ ăn lành mạnh?

Đáp: Chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh (rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt…), ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối để đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng. Đồng thời, phải đảm bảo ăn đủ lượng, chế biến đúng nguyên tắc, nếu không sẽ không còn lành mạnh, thậm chí phản tác dụng. Điều này sẽ giúp đỡ bạn xây dựng các giải pháp nấu ăn mùa dịch cho riêng gia đình mình.

Đặc biệt, chế độ này cần phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1. Đối với trẻ sơ sinh

Trong 6 tháng đầu, hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa mẹ như vitamin A, D, B, i-ốt, các acid béo và DHA được hình thành từ chế độ ăn uống hàng ngày. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ sẽ nhận được globulin miễn dịch từ mẹ. Vì thế, mẹ cần bổ sung đa dạng các nguồn dinh dưỡng như DHA, choline, canxi, sắt… để đảm bảo dưỡng chất và sự phát triển cho con.

Ngoài những thực phẩm dùng hàng ngày, mẹ chú ý bổ sung thêm các thực phẩm bổ dưỡng từ các loại quả hạnh, các loại dầu hạt, các thực phẩm chứa Omega 3 như cá hồi, cá trích, trứng cá. 

Hỗ trợ trẻ sơ sinh khi ăn
Mẹ nhiễm COVID có thể cho con bú nếu đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch

Theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu bị mắc Covid-19, mẹ vẫn có thể cho con bú sữa. Tuy nhiên, khi cho bú mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ôm con, đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn các bề mặt đã chạm vào.

Trường hợp mẹ mắc Covid-19 nhẹ, bé có thể nằm cách mẹ 2 mét hoặc nằm riêng phòng. Nhân viên y tế sẽ hỗ trợ mẹ cho bé bú sữa. Trường hợp mẹ bị Covid-19 nặng, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ mẹ vắt sữa cho bé bú. Đến khi mẹ ổn định, bé sẽ được ở cùng phòng và bú mẹ sớm. Vậy các giải pháp nấu ăn mùa dịch cho bé hay cho bé ăn những thức ăn phù hợp với độ tuổi cũng là vấn đề mà các bà mẹ thường quan tâm.

Khi trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi, bên cạnh sữa mẹ, cần bổ sung một số thực phẩm dinh dưỡng khác cho bé như:

Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ vì lúc này sữa mẹ cung cấp hơn một nửa chất dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, cho bé uống sữa công thức khoảng 180 – 240 ml/lần, tối đa 950 ml/ngày. 

Cho con cái ăn rau quả và ngũ cốc
Bổ sung dinh dưỡng cho con từ rau quả và ngũ cốc

Đồng thời, cho bé ăn dặm với các loại ngũ cốc xen kẽ, khoảng 2 lần/ngày, vài muỗng/lần. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm trái cây, rau quả nghiền, nấu đặc khoảng 30 g (2 muỗng canh) – 480 g (2 ly nhỏ) mỗi ngày. Nên cho bé ăn nửa chén thức ăn mềm mỗi lần, khoảng 2 – 3 lần/ngày. Những giải pháp nấu ăn mùa dịch này giúp bé vẫn có đủ dưỡng chất và dinh dưỡng đối với sự phát triển của bé cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm covid trong mùa dịch.

Trẻ từ 8 – 12 tháng

Trong giai đoạn này, mẹ cho bé uống sữa công thức 240 – 280ml một cữ bú, chia ra 3 – 4 cữ/ngày 

Bên cạnh đó, cho bé ăn thêm các loại thực phẩm như trái cây rửa sạch, gọt vỏ; rau nấu chín mềm; khoai tây; ngũ cốc, bánh mì nướng; bánh quy giòn; mì ống; thực phẩm ít dầu, mỡ giàu năng lượng; thịt, cá, trứng, sữa… 

Lúc này, bé có thể ăn thức ăn mềm cắt miếng nhỏ thay vì phải nghiền như trước. Lượng ăn phù hợp là nửa chén/lần, 3 – 4 lần/ngày.

Cho bé yêu ăn các món ăn thích hợp
Cho bé ăn thêm các món mềm, cắt miếng nhỏ

Trẻ 1 tuổi: 

Mẹ cho bé bú sữa mẹ xen kẽ sữa công thức với lượng từ 240 – 330ml trong mỗi cữ bú. 

Đồng thời, ăn bánh mì, ngũ cốc, trái cây, rau quả, thịt, cá, trứng, bơ sữa, thực phẩm nhiều protein, vitamin và khoáng chất… Lúc này, bé đã có thể nhai được thức ăn tương đối tốt. Vì thế, mẹ có thể chuẩn bị thức ăn mềm cho bé tương tự như các thành viên khác trong gia đình.

Bên cạnh đó, mẹ nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ sẵn cho bé vì ở độ tuổi này bé ăn mỗi lần ít hơn nhưng ăn số lần ăn trong ngày nhiều, từ 4 – 6 lần/ngày. Nói chung, ở độ tuổi này, bé cần ăn ¾ – 1 chén thức ăn/lần, 3 – 4 lần/ngày và 1 – 2 bữa ăn nhẹ/ngày giữa các bữa ăn.

Trẻ 2 tuổi

Giai đoạn này, mẹ cắt giảm lượng sữa xuống còn 300 – 400ml/ ngày và  cho bé ăn ¾ – 1 chén thức ăn/lần, 3 – 4 lần/ngày, kèm theo 1 – 2 bữa ăn nhẹ/ngày giữa các bữa ăn như khi bé 1 tuổi.

Đồng thời, mẹ cho bé uống thêm sữa ít béo, ăn sữa chua, phô mai, ăn nhiều bánh mì, ngũ cốc, trái cây, rau xanh nấu chín, thực phẩm chứa protein, cá hồi đóng hộp (có xương nghiền, vitamin tổng hợp cho trẻ em (nếu cần)… và một lượng chất béo vừa phải.

Đối với các bé thì những giải pháp nấu ăn mùa dịch cho mẹ và bé trên sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

2.2. Đối với trẻ nhỏ

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, tránh các bệnh về đường tiêu hoá và hạn chế tình trạng còi xương, hay béo phì. Vì thế, bố mẹ cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh cho trẻ hay sẵn sàng những giải pháp nấu ăn vào mùa dịch như sau:

  • Thường xuyên ăn rau và hoa quả
  • Có thể thay thế thực phẩm tươi bằng thực phẩm khô hoặc đóng hộp tốt cho sức khỏe. Ví dụ như đậu lăng, đậu khô tách đôi, yến mạch, gạo.. vừa giàu dinh dưỡng, thơm ngon vừa bảo quản được lâu. Hoặc đậu, đậu gà đóng hộp là những món giàu dinh dưỡng và có thể bảo quản, từ vài tháng tới một năm. Hay các loại cá hộp ngâm dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi… giàu đạm, Omega 3, vitamin và khoáng chất khác.
  • Dự trữ một ít đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như rong biển, bỏng ngô không đường, các loại hạt. Trong trường hợp dịch bệnh không thể mua được đồ ăn sẵn, bạn hoàn toàn có thể tự chế biến những món đồ ăn vặt này ngay tại nhà, vừa tiết kiệm lại an toàn và giữ được chất dinh dưỡng. Đây là một giải pháp nấu ăn mùa dịch hay cho mọi gia đình khi cần hạn chế đi ra ngoài vào mùa dịch.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
Các bạn nhọ tự chế biến đồ ăn
Bổ sung rau quả trong chế độ ăn của các bạn nhỏ

2.3. Đối với người lớn 

Chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp các dưỡng chất đa lượng, vi lượng và năng lượng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh lý và vận động của mỗi cá nhân, từ đó, chúng ta sẽ sống khỏe hơn và năng động hơn. Đặc biệt trong mùa dịch, khi mối quan tâm về sức khỏe được đặt lên hàng đầu, người lớn cần chuẩn bị các giải pháp nấu ăn mùa dịch và tuân theo chế độ ăn như sau:

  • Ăn đủ 3 bữa chính và ăn thêm bữa phụ ngoài giờ để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Ăn đa dạng thực phẩm
  • Ăn thực phẩm có nhiều đạm (protein)
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các thực phẩm nhiều vitamin A và Omega-3 như các loại  cá, các loại ngũ cốc, hạt…
  • Sử dụng các loại rau củ, gia vị gốc thực vật 
  • Dùng thêm các loại  vitamin tổng hợp, khoáng chất và dầu cá.
  • Bổ sung thêm các chế phẩm dinh dưỡng đặc trị (nếu cần)
  • Uống nhiều nước, nhất là nước ấm
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, uống bia rượu
Bữa ăn đa dạng trong mùa dịch
Nên đa dạng các bữa ăn hàng ngày để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể trong mùa dịch hơn

3. Tăng cường sức đề kháng qua thực phẩm được không? 

Hỏi: Thưa chuyên gia, chế độ ăn lành mạnh giúp cho cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng suy nhược quá độ, hoặc thừa chất. Vậy việc bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng không? 

Đáp: Chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh thực phẩm giúp chúng ta ngăn ngừa và chữa khỏi Covid-19. Tuy nhiên, việc bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ qua thực phẩm đang trở thành xu hướng và thực sự có hiệu quả trong việc củng cố hệ thống miễn dịch, giúp chống lại virus Corona.

Một số món ăn tăng cường sức khỏe mà chúng ta nên bồi bổ cho cơ thể trong mùa dịch có thể kể đến như:

  • Súp gà: Cung cấp chất đạm, chất xơ, chất béo, tốt cho tiêu hóa.
  • Cháo đậu đỏ: Cung cấp vitamin B, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ. Đồng thời, giúp hấp thu thức ăn, tiêu hóa tốt hơn, bổ máu, bổ gan thận, giải độc…
  • Cháo gà đông trùng: Giúp tăng cường miễn dịch, tuần hoàn máu và oxy, tốt cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Đồng thời, cháo còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi, gan, tim mạch, ung thư..
  • Canh đậu phụ nấm hương: Kiện tỳ vị, tốt cho người bị suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, thiếu máu, thiếu canxi.
  • Canh gan gà cà chua: Bổ huyết, tăng cường sức khỏe.
Bát súp gà
Súp gà cung cấp chất đạm, chất xơ, chất béo giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

4. Đặt đồ ăn online trong mùa dịch được không?

Hỏi: Ai cũng muốn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch, nhưng vì lệnh giãn cách, hoặc e ngại những nguy cơ lây nhiễm từ việc mua hàng trực tiếp nên tỉ lệ đặt hàng online đã tăng đáng kể. Vậy theo chuyên gia, chúng ta có nên đặt đồ ăn online trong mùa dịch không? 

Đáp: Đặt đồ ăn online an toàn hơn khi mua trực tiếp tại cửa hàng, do có tính năng “không tiếp xúc” khi đặt hàng và hạn chế tiếp xúc tối đa với người lạ, người có nguy cơ mắc COVID19. 

Tuy nhiên, việc mua hàng online vào mùa dịch ở những địa phương có chỉ thị 16 không khả thi do các quán ăn không bán hàng online và phục vụ trực tiếp.  

Bên cạnh đó, đặt đồ ăn online tồn tại rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm và không đảm bảo nguyên tắc chống dịch. Nhân viên cửa hàng có lịch trình tiếp xúc phức tạp, nếu không tuân thủ nguyên tắc chống dịch thì người mua rất có nguy cơ mắc bệnh thông qua tiếp xúc với nhân viên giao hàng. 

Chính vì những nguyên nhân đó, mọi người có xu hướng nấu ăn ở nhà nhiều hơn để đảm bảo an toàn, gắn kết các thành viên trong gia đình và tạo ra những phút giây vui vẻ nhất, giảm lo âu, căng thẳng trong mùa dịch.

Tuy nhiên, việc nấu ăn tại nhà thường mất rất nhiều thời gian, và không phải ai cũng thành thạo kỹ năng làm bếp nên thường có tâm lý tự ti, sợ chất lượng món ăn không được đảm bảo. Để giải quyết vấn đề này, xu hướng lựa chọn những thiết bị nhà bếp thông minh để phục vụ quá trình nấu nướng là giải pháp nấu ăn mùa dịch đang dần được ưa chuộng. 

Trong vô số những thiết bị nhà bếp thông minh, Thermomix là ứng cử viên mang đến giải pháp nấu ăn mùa dịch nói riêng và giải pháp nấu ăn nói chung rất đơn giản và dễ dàng. Chỉ với thao tác nhấn nút là bạn có thể thực hiện thao tác nấu ăn dễ dàng theo hướng dẫn mà không phải lo lắng về việc thức ăn bị cháy, nhiệt độ không đủ hoặc thừa, phải canh chừng khi nấu….

Với Thermomix, bạn sẽ được sử dụng hệ sinh thái công thức Cookidoo với hơn 70.000 công thức liên tục cập nhật theo mùa để lựa chọn món ăn theo sở thích, thói quen ăn uống của mình. 

Hơn nữa, cộng đồng Thermomix chính thức tại Việt Nam sẽ đều đặn đăng tải các bộ sưu tập công thức mới, chia sẻ trải nghiệm sử dụng máy và các kiến thức nấu ăn lành mạnh. Đây cũng là nơi người dùng giao lưu, và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó khám phá những tính năng mới của Thermomix. 

Sử dụng thiết bị nấu ăn thông minh trong bếp
Người dùng có thể nấu nhiều món ăn khác nhau một cách đơn giản, dễ dàng với thiết bị nấu ăn thông minh Thermomix

5. Vi rút có thể sống trên bề mặt bao bì thực phẩm?

Hỏi: Thưa chuyên gia, đã có những minh chứng cho thấy sự xuất hiện của virus Corona trên các đồ dùng hàng ngày như quần áo, khẩu trang. Vậy loại vi rút này có thể sống trên bề mặt bao bì thực phẩm không?

Đáp: Theo Cơ quan An toàn thực phẩm Israel, vi rút Corona cần một vật chủ là con người để sinh sôi và tồn tại. Vì thế, loại vi rút này không thể sinh sôi trên bề mặt của các gói thực phẩm. 

Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đăng trên MIT Technology Review thì vi rút Corona có thể tồn tại trên nhựa và thép không gỉ khoảng 3 ngày. Nhiều nghiên cứu thậm chí đã cho thấy mẫu vi rút bám trên gói hàng của Amazon. 

Do đó, bạn không nhất thiết phải khử trùng vật liệu đóng gói thực phẩm. Nhưng cần bỏ bao bì thực phẩm vào thùng rác có nắp đậy, dùng khăn khử khuẩn lau sạch bề mặt hộp đồ ăn trước khi sử dụng. Đồng thời, cần rửa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch khử khuẩn trong tối thiểu 20 giây sau khi xử lý các bề mặt và bao bì. 

Rửa tay phòng ngừa vi rút Corona
Sau khi bóc bao bì thực phẩm, nên rửa tay sạch với nước, xà phòng ít nhất 20 giây để loại bỏ khả năng dính vi rút Corona

6. Nấu ăn có giết chết vi rút trên thực phẩm không?

Hỏi: Một trong những nguyên tắc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm là phải nấu chín kỹ thức ăn. Vậy theo chuyên gia, nấu ăn có giết chết vi rút trên thực phẩm được không? Nếu có thì chúng ta cần nấu ở nhiệt độ bao nhiêu?

Đáp: Đúng là chúng ta cần nấu thực phẩm chín kỹ bởi theo nghiên cứu từ Trường Y Harvard, virus rất khó sống sót trong môi trường nhiệt độ cao. Đặc biệt, theo nghiên cứu của FSAI thì SAS – một chủng mới của vi rút Corona sẽ bị tiêu diệt thông qua việc nấu chín, uống sôi, nhất là khi chúng ta nấu ở nhiệt độ 140 độ F trong vòng 30 phút. Các nấu này là một trong những giải pháp nấu ăn mùa dịch nhanh nhất cũng như đảm bảo an toàn nhất trong mùa dịch.

Sử dụng công nghệ nấu ăn thông minh
Phương pháp nấu chậm không chỉ giúp giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng mà còn giúp loại bỏ vi rút Corona bám dính trên thực phẩm một cách tối ưu

7. Rửa thực phẩm bằng nước có loại bỏ vi rút không?

Hỏi: Bên cạnh việc ăn chín uống sôi, rửa thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều người đề cập khi nhắc đến giải pháp nấu ăn mùa dịch. Vậy rửa thực phẩm bằng nước có loại bỏ được vi rút không, thưa chuyên gia?

Đáp: Theo Best Food Fact, nước có thể loại bỏ 98% vi khuẩn trên thực phẩm. Vì thế, rửa sạch thực phẩm bằng nước có thể loại bỏ vi rút, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu trên thực phẩm cũng chính là giải pháp nấu ăn mùa dịch mà không thể bỏ qua.

Để đảm bảo an toàn, hãy ngâm trái cây và rau củ trong nước sạch từ 10 đến 15 phút. Nếu thực phẩm có vỏ, bạn nên dùng khăn mềm hoặc búi rửa chuyên dụng lau/ chà qua trước khi rửa dưới vòi nước.

Rửa thực phẩm trước khi chế biến
Rửa thực phẩm dưới vòi nước chảy giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, vi rút, dư lượng thuốc trừ sâu

8. Lời khuyên dinh dưỡng trong thời kỳ bùng phát COVID-19?

Hỏi: Đảm bảo dinh dưỡng để phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng. Vậy chuyên gia có lời khuyên gì cho bạn đọc trong thời kỳ bùng phát Covid-19 không ạ?

Đáp: Đúng là việc đảm bảo dinh dưỡng trong thời kỳ Covid-19 rất quan trọng, giúp chúng ta tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh Nếu dinh dưỡng không được đảm bảo, cơ thể rất dễ bị suy nhược, tạo điều kiện cho vi rút tấn công. Không chỉ là những giải pháp nấu ăn mùa dịch mà chúng còn là những phương thức nấu ăn thông minh, đảm bảo chất lượng bữa ăn cho gia đình bạn.

Vì thế, theo WHO, chúng ta cần thực hiện chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây và rau: Nên ăn hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt (gạo, lá mì, ngô, các loại đậu), bổ sung chất xơ và vitamin từ trái cây tươi, rau quả và các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa) mỗi ngày. 
  • Giảm lượng muối: Chỉ ăn khoảng 5 g/ngày (1 thìa cà phê) để giảm nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim, thận, ung thư dạ dày, stress.
  • Ăn một lượng vừa phải chất béo: Theo Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA), nếu nạp 1.500 calo/ngày thì chỉ nên ăn tối đa 58 g chất béo/ngày. Ăn lượng chất béo vừa phải sẽ giúp giảm tình trạng thiếu vitamin, khoáng chất,  các dưỡng chất quan trọng khác; nguy cơ tăng cân, bị táo bón, đầy hơi, mệt mỏi.
  • Hạn chế ăn đường: Nên giới hạn lượng calo từ đường ít hơn 10% tổng calo mỗi ngày để hạn chế tình trạng tăng cân, béo phì, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, ung thư, các căn bệnh trầm cảm, gan nhiễm mỡ, thận, gout….
  • Uống đủ nước: Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày giúp bù lại lượng nước đã mất đi qua hơi thở, da, nước tiểu, chất thải…, cung cấp chất khoáng, điều hòa nhiệt độ cho cơ thể, giúp tinh thần minh mẫn, giảm tình trạng mệt mỏi, táo bón, cải thiện lưu lượng máu, phòng chống bệnh sỏi đường tiết niệu.
Nấu ăn tại nhà trong mùa dịch
Trong mùa dịch, nên ăn nhiều trái cây và rau củ để bổ sung chất xơ và tăng cường vitamin, khoáng chất cho cơ thể

9. Lưu trữ thực phẩm trong mùa dịch như thế nào?

Hỏi: Thưa chuyên gia, trong mùa dịch chúng ta thường ít đi chợ, và ưu tiên mua đồ tích trữ để hạn chế lây lan dịch bệnh. Vậy có phải lưu trữ thực phẩm là mua tất cả các loại thực phẩm không? Nếu không thì chúng ta nên chọn thực phẩm như thế nào?

Đáp: Trong mùa dịch chúng ta nên dự trữ một số loại thực phẩm như thịt, trứng, trái cây, rau xanh. Đặc biệt là các thực phẩm khô như miến, bánh đa, bún phở khô; cá nướng, cá khô, vừng khô, lạc khô, hạt điều khô, ruốc thịt, ruốc tôm, ruốc cá…

Để đảm bảo đồ ăn không bị mốc hỏng, mỗi loại thực phẩm, ta sẽ có cách bảo quản khác nhau, cụ thể là:

  • Đối với thịt, cá, các sản phẩm động vật khác: Đối với đồ tươi, bạn cần rửa sạch, để ráo nước, bọc kín. Bảo quản trong ngắn mát nếu ăn ngay và ở ngăn đông nếu chưa ăn đến. Còn đối với đồ khô, để trong hộp nhựa, đậy nắp kín. Khi bảo quản, phải để riêng các loại thịt với các thực phẩm khác.
  • Đối với trứng: Dùng khăn mềm, ẩm lau sạch vỏ trứng rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Xếp trứng nằm thẳng đứng, đầu to quay lên trên, đầu nhỏ quay xuống dưới và tránh để ở cánh cửa tủ lạnh vì đó là vị trí không ổn định nhiệt độ, trứng rất dễ hỏng. 
  • Đối với rau, củ, quả: Rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, chia thành từng phần nhỏ rồi bọc từng phần và cho vào ngăn mát bảo quản.
Sử dụng thực phẩm đóng hộp
Nên lưu trữ các loại thực phẩm đóng hộp, đồ khô, hoa quả trong mùa dịch để tiện cho việc sử dụng và ít phải đi mua sắm hơn

10. Lưu ý khi lựa chọn và mua sắm thực phẩm an toàn?

Hỏi: Để phục vụ mục đích lưu trữ, chúng ta cần đảm bảo mua được những thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng, không nên vì khó mua sắm mà chọn những thực phẩm ươn, mốc hỏng, hay dập nát. Vậy theo chuyên gia chúng ta phải lựa chọn thực phẩm như thế nào để đảm bảo an toàn? 

Đáp: Mỗi một loại thực phẩm sẽ có những nguyên tắc chọn riêng, bạn có thể căn cứ vào các tiêu chí chọn lựa như:

  • Thịt: Màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả; màu vết cắt sáng, khô ráo, khi ấn vào có độ đàn hồi. Tránh chọn thịt có màng ngoài nhớt, màu hơi thâm, đen, xanh nhạt, không có độ bóng, có mùi lạ giống mùi kháng sinh, hay mùi ôi thiu.
  • Rau, trái cây: Màu sắc tươi sáng, không dập nát hay có những đốm màu lạ, còn nguyên cuống. 
  • Cá, hải sản: Nên mua loại tươi sống. Với cá, chọn con miệng ngậm, mang màu hồng đỏ, vảy óng, thân chắc, ấn xuống thấy đàn hồi tốt, mắt không bị đục trắng.
  • Đồ hộp: Còn hạn sử dụng, gõ vào hộp đựng kim loại thấy tiếng kêu đanh.
  • Các loại thực phẩm cần tránh: Thực phẩm có độc (khoai tây mọc mầm, cá nóc, nấm lạ), thực phẩm bị nhiễm các chất độc hóa học, thức ăn biến chất… 
Chọn thực phẩm khi mua sắm
Khi mua sắm, nên chọn trái cây tươi, còn nguyên cuống, không dập nát, màu sắc đẹp

Trên đây là tất cả những giải pháp nấu ăn mùa dịch đến từ chuyên gian ẩm thực của Thermomix mà người đọc có thể tham khảo và áp dụng. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là nấu ăn tại nhà để đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm tiếp xúc trực tiếp. 

Nếu bạn còn ngại việc nấu ăn tại nhà phức tạp, khó khăn hay mất nhiều thời gian thì có thể tìm đến các thiết bị nhà bếp thông minh để được hỗ trợ. Một trong những “trợ thủ” đắc lực nhất của các bà nội trợ hiện nay chính là Thermomix TM6. Bởi thiết bị nhà bếp này có thể hỗ trợ người dùng rất nhiều thao tác khác nhau giúp công việc nấu ăn trở nên đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn. 

Bạn có thể trải nghiệm thực tế cùng “người trợ thủ” này theo thông tin sau:

Quét mã QR
Quét mã QR

Tài liệu tham khảo:

  1. Ngọc Bích (2013), Chế độ ăn cho trẻ 0 – 6 tháng tuổi, VnExpress, https://vnexpress.net/che-do-an-cho-tre-0-6-thang-tuoi-2841622.html
  2. TS. BS. Nguyễn Thanh Hà, Bí quyết dinh dưỡng dự phòng lây nhiễm Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Chân Mây, https://bvcmay.thuathienhue.gov.vn/kien-thuc-y-khoa/bi-quyet-dinh-duong-du-phong-lay-nhiem-covid19.html
  3. Trương Viết Hùng (2020), Lời khuyên về ăn uống lành mạnh, dễ làm và giá thành phải chăng cho mùa dịch COVID-19, Unicef Việt Nam
    https://www.unicef.org/vietnam/vi/nh%E1%BB%AFng-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n/l%E1%BB%9Di-khuy%C3%AAn-v%E1%BB%81-%C4%83n-u%E1%BB%91ng-l%C3%A0nh-m%E1%BA%A1nh-d%E1%BB%85-l%C3%A0m-v%C3%A0-gi%C3%A1-th%C3%A0nh-ph%E1%BA%A3i-ch%C4%83ng-cho-m%C3%B9a-d%E1%BB%8Bch-covid
    Nguyễn Phước Lộc (2021), Vì sao bạn phải uống đủ nước mỗi ngày?, Bệnh viện Đa khoa Long An, http://bvdkla.longan.gov.vn/vi-sao-ban-phai-uong-du-nuoc-moi-ngay/
  4. PGS.TS Lê Bạch Mai (2018), Dinh dưỡng cho trẻ 6 đến 24 tháng (540 ngày), Viện Dinh dưỡng Quốc gia, http://1000ngayvang.viendinhduong.vn/vi/dd-cho-tre-6-den-24-thang-540-ngay.nd91/che-bien-thuc-an-bo-sung-cho-tre-nho-co-can-cho-them-gia-vi-man-khong.i439.html
  5. TS.BS Huỳnh Nam Phương (2019), Chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực phẩm lành mạnh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc—su-kien-noi-bat/che-do-an-lanh-manh-dua-tren-thuc-pham-lanh-manh.html
  6. Ngọc Quý (2020), 3 tác hại tức thì cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều chất béo, Thanh niên, https://thanhnien.vn/suc-khoe/3-tac-hai-tuc-thi-canh-bao-ban-dang-an-qua-nhieu-chat-beo-1264315.html
  7. Võ Thu (2021), Mẹ nhiễm Covid-19 vẫn có thể cho con bú, Bộ Y tế, https://covid19.gov.vn/me-nhiem-covid-19-van-co-the-cho-con-bu-1717449620.htm
  8. Hạ Vy (2021), Mẹo bảo quản trứng gà tươi ngon trong vài tháng, VTC News, https://vtc.vn/meo-bao-quan-trung-ga-tuoi-ngon-trong-vai-thang-ar600214.html
  9. Phan Thị Hoàng Yến (2020), Dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng đến 2 tuổi, YouMed, https://youmed.vn/tin-tuc/dinh-duong-cho-tre-6-thang-den-2-tuoi/
  10. (2020), 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm trong mùa dịch Corona?, Trạm Y tế phường 5   http://tytphuong5qtb.medinet.gov.vn/chuyen-muc/10-nguyen-tac-an-toan-thuc-pham-trong-mua-dich-corona-cmobile9991-41248.aspx
  11. (2020), 10 giải đáp về an toàn thực phẩm trong mùa dịch Covid-19, Trạm Y tế phường 5 http://tytphuong5qtb.medinet.gov.vn/chuyen-muc/10-giai-dap-ve-an-toan-thuc-pham-trong-mua-dich-covid-19-c9991-26093.aspx
  12. (2020), Healthy diet, World Health Organization, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/healthy-diet
  13. (2020), Vì sao không nên ăn quá mặn?, Khoahoc.tv https://khoahoc.tv/vi-sao-khong-nen-an-qua-man-7758
  14. (2021), Các món ăn bồi bổ sức khỏe tăng cường đề kháng trong mùa dịch, Medlatec, https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-mon-an-boi-bo-suc-khoe-tang-cuong-de-khang-trong-mua-dich-s51-n22972
  15. (2021), Mở tủ lạnh toàn món ngon Việt trong thời giãn cách xã hội, Bộ Công thương Việt Nam, https://moit.gov.vn/tu-hao-hang-viet-nam/mo-tu-lanh-toan-mon-ngon-viet-trong-thoi-gian-cach-xa-hoi.html
  16. 11 lý do vì sao ăn nhiều đường lại có hại cho sức khỏe, Trung tâm Y khoa Phước An, https://ykhoaphuocan.vn/thread/yduoc/11-ly-do-an-nhieu-duong-co-hai-suc-khoe
  17. Bạn biết gì về ăn vặt lành mạnh?, Vinmec, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/ban-biet-gi-ve-vat-lanh-manh/
  18. Feeding your baby: 6 – 12 months, Unicef, https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-6-12-months
  19. Feeding your baby: 1 – 2 years, Unicef, https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-1-2-years
  20. #HealthyAtHome: Healthy Diet, World Health Organization, https://www.who.int/campaigns/connecting-the-world-to-combat-coronavirus/healthyathome/healthyathome—healthy-diet
  21. Vì sao bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là khởi đầu tốt cho trẻ?, Vinmec, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/vi-sao-bu-me-hoan-toan-trong-6-thang-dau-la-khoi-dau-tot-cho-tre/

Nấu ăn tại nhà: Xu hướng phổ biến trong mùa dịch

Xu hướng nấu ăn tại nhà đã xuất hiện từ đợt dịch Covid đầu tiên và đang càng ngày càng lên ngôi trong thời gian gần đây. Không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang bắt đầu chuyển dịch sang lối sống có phần “khép kín” hơn này. Chi tiết hơn về các xu hướng này là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sự gia tăng của xu hướng nấu ăn tại nhà

Nhà cung cấp nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel cho thấy 55% người có kế hoạch nấu ăn từ khâu chọn mua nguyên liệu, chế biến đến khâu hoàn thiện thành phẩm nhiều hơn kể từ khi bùng phát Covid-19.

Còn theo nghiên cứu của công ty tiếp thị và bán hàng CPG Acosta, gần 2/3 số người mua sắm được hỏi cho biết họ nấu ăn và ở nhà nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch. Cụ thể, số người ăn sáng hàng ngày tại nhà tăng 10%, số người ăn trưa tại nhà hàng ngày tăng 14%, số người ăn tối ở nhà hàng ngày tăng 13%.

Xu hướng nấu ăn tại nhà tăng cao
Biểu đồ cho thấy sự thay đổi trong thói quen nấu và ăn uống tại nhà của người dân trước và sau đại dịch theo nghiên cứu của công ty tiếp thị và bán hàng CPG Acosta

Vì đâu xu hướng nấu ăn tại nhà được ưa chuộng đến thế?

  • Làm việc trực tuyến tại nhà: giúp mọi người dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và cho việc nấu nướng vì không mất thời gian di chuyển. Bên cạnh đó, ăn uống tại nhà sẽ đảm bảo sức khoẻ hơn vì sau khi ăn xong, mọi người có thể nghỉ ngơi ngay tại nhà, từ đó tránh được các nguy cơ nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
  • Lệnh giãn cách của chính phủ: Các nhà hàng, quán ăn dần đóng cửa, dịch vụ bán đồ ăn mang đi cũng bị hạn chế, buộc mọi người thực hiện các hoạt động ăn uống và giải trí tại nhà. Vì thế, mọi người vào bếp nhiều hơn để tự chuẩn bị bữa ăn cho mình và gia đình.

Từ việc bản thân buộc phải thay đổi thói quen nấu ăn do những nguyên nhân khách quan kể trên, mọi người đang dần tìm thấy những giá trị về mặt sức khỏe cũng như tinh thần mà việc nấu ăn tại nhà mang lại: 

  • Đảm bảo an toàn: Người nội trợ chủ động trong tất cả các công đoạn, từ chọn nguồn nguyên liệu cho đến các khâu mua, sơ chế đến chế biến, hoàn thiện nên người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn. Cả nhà được thưởng thức những món ăn ngon miệng và hoàn toàn hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Gắn kết gia đình: Việc nấu ăn tại nhà giúp các thành viên trong gia đình có thêm thời gian bên nhau, cùng nhau thực hiện những công đoạn nấu ăn khác nhau. Từ đó, mọi người sẽ mở lòng hơn và dễ dàng chia sẻ với nhau những tâm sự trong lòng. 
  • Tìm thấy niềm vui khi nấu ăn ở nhà và có xu hướng tiếp tục duy trì thói quen này sau dịch: Nghiên cứu của CPG Acosta chứng minh 92% gia đình sẽ tiếp tục ăn tại nhà thường xuyên sau đại dịch. Theo nghiên cứu của Tesco về xu hướng nấu ăn tại nhà, 34% số người được hỏi cảm thấy thư thái hơn, 25% cảm thấy bình tĩnh và 21% cảm thấy nấu ăn còn có tác dụng chữa bệnh. 
Nấu ăn vui vẻ hơn
Nấu ăn tại nhà làm cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn và muốn tiếp tục duy trì thói quen này sau mùa dịch

2. Top các xu hướng nấu ăn tại nhà phổ biến

Nấu ăn tại nhà tưởng chừng như “một mảnh đất bị bỏ quên” trước nhịp sống hiện đại và bận rộn. Vì thế, để khai thác những chất màu mỡ của mảnh đất này, 5 xu hướng nấu ăn tại nhà đã lên ngôi nhằm mang lại trải nghiệm lành mạnh, khoa học và dinh dưỡng cho cả gia đình. 

2.1. Ăn uống lành mạnh – Tăng cường đề kháng

Kết quả khảo sát của Liên đoàn Bệnh béo phì thế giới (WOF) tại hơn 100 quốc gia cho thấy trong 2,5 triệu người tử vong do Covid-19 có 2,2 triệu người ở các nước có tỷ lệ người thừa cân cao. Ở những quốc gia có hơn 50% số người trưởng thành thừa cân, tỷ lệ tử vong do Covid-19 gấp 10 lần so với các nước bình thường.

Những con số về tỷ lệ tử vong do COVID cao ở người thừa cân, béo phì như một đòn tâm lý với các gia đình Việt. Chính sự lo lắng đó đã góp phần phát triển xu hướng ăn uống lành mạnh để xây dựng hàng rào đề kháng vững chắc hơn trong giai đoạn ngăn ngừa và chống lại COVID19. 

Một số món ăn giúp tăng cường sức đề kháng mà bạn có thể tham khảo:

  • Hạt sen hầm long nhãn táo tàu: Giúp bổ máu, tốt cho người bị thần kinh suy nhược, ngủ không ngon, hay quên…
  • Cháo gà đông trùng: Hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch và phổi, tăng cường tuần hoàn máu và oxy.
  • Gà ác hầm thuốc bắc: Bổ huyết, kiện tỳ, tăng cường sức khỏe, ăn, ngủ ngon hơn.
  • ….
Bữa ăn chất lượng
Trong mùa dịch, mọi người, mọi nhà đều chú trọng vào các món ăn lành mạnh mà mình tự chế biến để tăng thêm sức đề kháng

2.2. Chế độ ăn kiêng linh hoạt

Chế độ ăn kiêng linh hoạt có tính khoa học hơn vì không phải loại bỏ hoàn toàn một nhóm chất mà thiên về cắt giảm để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Theo nghiên cứu của The Vegan Society, 20% người Anh giảm lượng thịt của họ trong chế độ ăn kiêng, trong khi 15% chọn giảm lượng sữa và/hoặc trứng của họ trong thời kỳ giãn cách. 

Áp dụng chế độ ăn kiêng linh hoạt mang đến nhiều tác động tích cực cho cơ thể, có thể kể đến như : 

  • Đảm bảo sự an toàn hơn: Theo nghiên cứu của đại học Cornell (Mỹ), đạm động vật chứa nhiều cholesterol, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch… Vì thế, cắt giảm nguồn dinh dưỡng từ động vật giúp chúng ta có một trái tim và một cơ thể khoẻ mạnh hơn. 
  • Tốt cho sức khỏe: Chế độ ăn kiêng linh hoạt, cân bằng giữa thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng béo phì và tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.
Đa dạng món ăn chay
Ăn kiêng linh hoạt, chú trọng hơn vào các thực phẩm chay tốt cho sức khỏe là một trong những xu hướng nấu ăn tại nhà nổi bật hiện nay

2.3. Gia đình nấu ăn cùng nhau

Nghiên cứu trong mùa dịch của Tesco cho thấy một phần tư các hộ gia đình đang dành nhiều thời gian hơn để nấu ăn cùng nhau, 89% sẽ tiếp tục nấu ăn khi lệnh hạn chế tiếp xúc được dỡ bỏ. 

Xu hướng nấu ăn tại nhà cùng nhau được hình thành do mọi người có nhiều thời gian ở nhà hơn, từ đó cùng nhau tham gia vào quá trình nấu nướng để “giết” thời gian. Dần dần hình thành thói quen chia sẻ và gắn kết trong căn bếp của nhiều gia đình. 

Thói quen này tiếp tục được duy trì do xu hướng cả gia đình nấu ăn cùng nhau tạo ra nhiều giá trị mà trải nghiệm ăn ngoài hàng không thể mang lại, có thể kể đến như:

  • Tăng tình cảm gia đình: Việc chia sẻ các công đoạn nấu nướng khiến cho các thành viên thêm gần gũi, dễ dàng tâm sự hơn. Sự xuất hiện của những bữa cơm đầm ấm, đầy đủ các thành viên trong gia đình cũng nhiều hơn.
  • Truyền cảm hứng nấu ăn cho con cái: Theo OnePoll, 40% số người được hỏi cho biết con của họ thích nấu ăn hơn trong thời kỳ giãn cách. Điều này phản ánh rằng thói quen tốt của bố mẹ, cụ thể là nấu ăn tại nhà là tấm gương truyền cảm hứng nấu nướng tới các thế hệ nhỏ trong gia đình.
  • Rèn luyện kỹ năng nấu ăn cho các thành viên trong gia đình: Trong quá trình nấu ăn, các thành viên trong gia đình có thể trao đổi, quan sát, và học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện hơn kỹ năng nấu nướng của mình.
  • Nấu ăn nhanh chóng, đơn giản hơn: Tất cả các thành viên trong gia đình cùng tham gia nấu nướng, mỗi người một công đoạn sẽ giúp việc nấu ăn trở nên đơn giản và nhanh hơn so với việc chỉ có một người nấu.
Nấu ăn cùng cả gia đình
Cả gia đình cùng nhau nấu ăn sẽ tăng thêm tình cảm đoàn kết, gắn bó, gần gũi, yêu thương

2.4. Tham gia các lớp học nấu ăn

Xu Hướng nấu ăn tại nhà thường xuyên trong mùa dịch cũng khiến các mẹ cũng đau đầu vì phải đổi món liên tục để cân bằng dinh dưỡng và giúp các thành viên ăn ngon miệng hơn. Rất nhiều người đã tìm đến các kiến thức ẩm thực trên các cộng đồng, khóa học nấu ăn trên mạng.

Tuy nhiên, các hội nhóm nấu ăn trên mạng thường không đáp ứng được nhu cầu học hỏi của người nội trợ. Việc tìm được một group không đăng tin bán hàng, nội dung chuyên sâu, đa dạng, có thể phục vụ được nhu cầu của người nội trợ một cách toàn diện thực sự là một thử thách. 

Nhóm “Cô nàng Thermomix” được coi là thiên đường cho các tín đồ yêu ẩm thực. Đây là cầu nối chỉ dành cho những người yêu bếp, nói không với bán hàng, quảng cáo. Tại đây bạn có thể giao lưu, chia sẻ với nhau những công thức nấu ăn, bí quyết riêng, mẹo vặt giúp công việc nấu ăn trở nên đơn giản và đảm bảo chất lượng hơn.

Tham gia các lớp học nấu ăn
Tham gia các lớp học nấu ăn sẽ giúp mọi người chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon hơn

2.5. Xu hướng đầu tư cho các thiết bị bếp

Để phục vụ sở thích yêu bếp, không tránh khỏi việc thực hiện một chuỗi công đoạn chế biến thủ công tốn thời gian. Việc thử sức với những món mới cũng rất khó vì cần phải mua những thiết bị chuyên dụng, khiến căn bếp chật chội và lộn xộn. Vì thế, xu hướng đầu tư các thiết bị bếp thông minh, đa chức năng đã lên ngôi trong những năm gần đây. 

Thermomix TM6 là một trong những ứng cử viên sáng giá sử dụng công nghệ thông minh để giúp bạn thực hiện rất nhiều công đoạn thủ công. Từ đó giải phóng sức lao động và tối ưu không gian cho căn bếp nhà bạn. 

Trợ lý Thermomix TM6 có thể gợi ý chế độ ăn lành mạnh theo từng bữa, từng ngày mà vẫn đảm bảo sự cân bằng chất cho cơ thể nhờ tích hợp Hệ sinh thái công thức toàn cầu Cookidoo với hơn 65.000 công thức món ăn đến từ khắp các quốc gia trên thế giới và được cập nhật liên tục theo mùa. 

Việc ăn kiêng và đa dạng nguồn dinh dưỡng cũng không còn là thách thức bởi thông tin dinh dưỡng được cung cấp chính xác trên màn hình điều khiển, từ đó giúp bạn tạo ra nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng cho cả gia đình.

Hơn nữa, Thermomix TM6 hiện thực hóa ước mơ vào bếp của tất cả mọi người. Bất kỳ ai, từ những người nội trợ thường xuyên nấu ăn, các ông bố không thường xuyên vào bếp, người già, thậm chí là trẻ em đều có thể sử dụng. Vì thế, các thành viên trong gia đình đều có thể cùng nhau trải nghiệm Thermomix TM6 để tạo ra món ăn theo ý thích. 

Đồng thời, người dùng cũng có thể tham gia nhóm Cô nàng Thermomix hay Cộng đồng Thermomix chính thức tại Việt Nam để tìm kiếm các công thức nấu ăn mới, những mẹo nấu nướng, hay những chia sẻ thú vị từ các đầu bếp chuyên nghiệp và những người dùng khác trong quá trình nấu ăn. 

Đặc biệt, với công nghệ thông minh, kế thừa thành tựu suốt 50 năm phát triển, Thermomix TM6 hỗ trợ người dùng từ khâu sơ chế nguyên liệu, chế biến đến hoàn thiện. Máy có thể thay thế cho nhiều thiết bị nhà bếp khác nhau như cân điện tử, máy đánh trứng, máy trộn bột, máy xay sinh tố, máy làm sữa chua… và khả năng hỗ trợ tốt cho người dùng theo đuổi xu hướng nấu ăn tại nhà.

Hơn nữa, Thermomix TM6 có khả năng tự vệ sinh máy. Nhờ đó, việc nấu ăn trở nên đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Nấu ăn cho chính bản thân
Với Thermomix TM6, ai cũng có thể vào bếp để chế biến món ăn cho chính mình một cách hoàn hảo

3. Lưu ý khi nấu ăn tại nhà trong mùa dịch

Nấu ăn tại nhà sẽ đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, thế nhưng áp dụng sai các nguyên tắc khi nấu ăn có thể gây tác dụng ngược lại. Để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình, khi nấu ăn tại nhà trong mùa dịch, bạn cần lưu ý:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng: Nên ăn thực phẩm có nhiều đạm, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là trái cây, rau củ. Giảm tần suất, hoặc hạn chế ăn các loại đồ nướng, chiên rán, rượu, bia…
  • Chú ý hơn khi lựa chọn mua sắm thực phẩm và nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm: Chọn thực phẩm tươi, ngon, không dập nát và còn hạn sử dụng. Nên dùng nguồn nước sạch và giữ cho tay, bề mặt chế biến thực phẩm khô ráo, sạch sẽ. Tránh để thực phẩm chín lẫn với thực phẩm sống. 
  • Chú ý hơn đến phương pháp nấu ăn và cách dự trữ thực phẩm an toàn: Nấu chín kỹ thức ăn và bảo quản đúng cách ngay sau khi nấu. Thức ăn sau khi bảo quản trong tủ lạnh nên đun lại trước khi ăn.
Lựa chọn thực phẩm tươi ngon
Lựa chọn thực phẩm tươi ngon là một trong những tiêu chí hàng đầu khi nấu ăn tại nhà mùa dịch

Nhìn chung, xu hướng nấu ăn tại nhà ngày càng trở nên phổ biến trong mùa dịch và thậm chí sau dịch vì những đóng góp tích cực trong việc hình thành tư duy ăn uống lành mạnh, hướng tới giá trị gắn kết các thành viên trong gia đình và học hỏi thêm kiến thức. 

Trở thành một phần của xu hướng nấu ăn tại nhà hoàn toàn trong tầm tay với thiết bị nấu ăn thông minh Thermomix TM6. Đây sẽ là người bạn đồng hành đầy hữu ích cho căn bếp nhỏ của bạn, giúp cho công việc nấu ăn thêm đơn giản, tiện lợi, đảm bảo dinh dưỡng. 

Thông tin liên hệ:

Quét mã QR
Quét mã QR

Cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng cực đơn giản

Chỉ với bột mì, trứng cùng một vài nguyên phụ liệu khác là bạn có thể nhanh chóng hoàn thành chiếc bánh bông lan thơm ngon, mềm mại. Tham khảo ngay 3 cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng cực đơn giản để áp dụng ngay! 

Có thể bạn quan tâm:

cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng
Bột mì đa dụng có thành phần chính là bột lúa mì nguyên chất, hàm lượng protein và gluten thấp, độ ẩm cao nên phù hợp để làm bánh bông lan

Lưu ý: Sử dụng bột mì đa dụng số 8 (bột mì số 8) sẽ giúp tạo ra chiếc bánh bánh bông lan có kết cấu đàn hồi, giữ phom bánh không bị xẹp, thích hợp cho người làm bánh chuyên lẫn không chuyên. Bạn dễ dàng mua được bột mì đa dụng ở các cửa hàng tạp hóa, chợ dân sinh, siêu thị với giá thành chỉ từ 15.000 – 30.000. 

1. Cách làm bánh bông lan từ bột mì đa dụng và trứng

Bánh bông lan được yêu thích bởi lớp kết cấu mềm ẩm, bông xốp, hương vị béo ngậy, thơm mùi bơ và trứng. Bánh bông lan thường có lớp vỏ ngoài nâu vàng tựa mật ong, ẩn bên trong là lớp bánh màu vàng hấp dẫn, khiến cho bất cứ ai cũng không thể chối từ. Cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng như sau:

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá

5

223 calo/100 g

30 – 45 phút

30 – 40 phút

30.000 – 40.000 VNĐ

 
Bánh bông lan bằng bột mì đa dụng
Bánh bông lan bên ngoài nâu vàng, bên trong vàng nhạt, mềm ẩm, bông xốp

1.1. Nguyên liệu và dụng cụ

Để làm được một chiếc bánh bông lan hoàn hảo, bạn cần chuẩn bị:

Nguyên liệu:

  • Bột mì đa dụng: 80 g
  • Trứng gà: 4 quả 
  • Đường cát mịn: 80 g 
  • Bơ lạt hoặc dầu ăn: 30 g 
  • Vani: 2 ml 
  • Nước cốt chanh: 20 ml. (hoặc  20 g bột tartar)
  • Muối ăn: 3 g 
  • Sữa tươi: 15 ml 

Dụng cụ:

  • Bát tô
  • Máy đánh trứng/ cây đánh trứng
  • Chổi phết bơ
  • Khuôn bánh có đường kính 18 – 22 cm
  • Giấy nến
  • Rây
  • Dao trộn/ phới đánh trứng

1.2. Các bước làm bánh bông lan từ bột mì và trứng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, hãy tiến hành làm bánh bông lan theo 4 bước sau:

Bước 1:  Chuẩn bị hỗn hợp làm bột bánh

Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng của 4 quả trứng ra hai bát riêng biệt. 

Lưu ý: Để dễ đánh bông lòng trắng trứng, nên để trứng ở nhiệt độ phòng hoặc bỏ ra khỏi tủ lạnh 2 tiếng trước khi làm bánh.

Tách lòng trắng và lòng đỏ trứng
Tách lòng trắng và lòng đỏ trứng gà ra hai bát riêng

Với lòng trắng trứng

  • Cho lòng trắng trứng ra một chiếc bát tô sạch và khô để đảm bảo khi đánh bông lên hỗn hợp sẽ giữ được độ bông và hương vị nguyên vẹn.
  • Cho 3g muối vào lòng trắng trứng rồi dùng máy đánh trứng hoặc que đánh trứng đánh theo một chiều ở tốc độ từ chậm đến trung bình đến khi hỗn hợp xuất hiện hạt bong bóng to thì dừng lại. Không được đánh ở tốc độ cao vì lòng trứng sẽ bị quá bông, khó làm bánh.
  • Cho 2 thìa nước cốt chanh (20ml) hoặc bột tartar vào hỗn hợp trên để giúp lòng trắng trứng nhanh thành phom hơn. Tiếp tục đánh từ 3 – 5 phút cho đến khi hỗn hợp xuất hiện bông cứng, mịn như lớp xà phòng.
  • Chia nhỏ 40g đường và đổ dần dần vào hỗn hợp lòng trắng trứng và đánh ở tốc độ chậm để đường được đánh đều và hòa quyện, tránh bị vón cục.
  • Sau khi đã cho hết đường vào, tăng tốc độ lên từ 1 – 2 mức và tiếp tục đánh đến khi thu được hỗn hợp có đỉnh chóp. Lưu ý: Không đánh quá lâu làm cho hỗn hợp bị tách nước.
Đánh hỗn hợp lòng trắng trứng
Đánh hỗn hợp lòng trắng trứng đến khi có đỉnh chóp là được

Với lòng đỏ trứng:

  • Dùng máy đánh trứng, hoặc cây đánh trứng đánh ở tốc độ thấp.
  • Lần lượt cho 2 muỗng canh đường (40 g), 30 g bơ lạt (hoặc dầu ăn), 2 ml vani, 15 ml sữa tươi vào đánh cùng để được một hỗn hợp hoàn chỉnh. Lưu ý: Nên để bơ lạt ở nhiệt độ phòng để tránh bơ chảy nước. Sữa tươi giúp giảm vị tanh nồng của trứng.
  • Rây bột mì cho mịn rồi chia làm 3 phần nhỏ. Sau đó, cho lần lượt từng phần vào và đánh đến khi hỗn hợp hơi sánh mịn.

Bước 2: Trộn hỗn hợp

Tiếp theo, tiến hành trộn hỗn hợp bột làm bánh bông lan theo trình tự sau:

  • Chia nhỏ hỗn hợp lòng đỏ trứng và lần lượt cho vào hỗn hợp lòng trắng. Trộn đều theo trộn theo một chiều, từ dưới lên trên đến khi hai hỗn hợp này hòa quyện vào nhau và thu được hỗn hợp hơi đặc, mịn mượt.
  • Dùng spatula (dao trộn), hoặc phới trộn vét bột lại và trộn theo kỹ thuật fold một lần nữa để hỗn hợp đều hơn.

Lưu ý: Tránh trộn quá mạnh làm cho hỗn hợp tách nước, vỡ bong bóng khí gây xẹp bánh, tăng độ bông xốp, mềm mịn.

trộn hỗn hợp lòng đỏ và lòng trắng trứng
Trộn hỗn hợp lòng đỏ trứng với hỗn hợp lòng trắng trứng theo kỹ thuật fold

Bước 3: Nướng bánh

Với cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng trên, bạn tiếp tục thực hiện theo các bước sau:

  • Quét 1 lớp bơ bên trong khuôn bánh giúp lấy bánh dễ dàng hơn.
  • Đặt giấy nến vào sao cho vừa khuôn bánh, đổ hỗn hợp vào khuôn từ từ, đồng thời vỗ nhẹ để hỗn hợp dàn đều và không nổi bong bóng.
  • Bật lò nướng ở nhiệt độ 160 độ C khoảng 20 – 30 phút để làm nóng. 
  • Cho khuôn chứa bột bánh vào lò, nướng khoảng 30 – 40 phút ở nhiệt độ 155 độ C. Khi nướng bánh, cần theo dõi nhiệt độ và độ nở của bánh, tránh bánh bị cháy, khô hoặc không chín. Bánh nở đều và vỏ ngoài vàng đậm như màu mật ong thì có thể mở lò kiểm tra. 
  • Sau khi nướng 30 – 40 phút, bạn có thể cắm một chiếc tăm xuyên qua bánh. Nếu tăm ướt nghĩa là bánh chưa chín, cần cho vào lò nướng thêm từ 5 đến 10 phút nữa. Nếu tăm khô, mặt bánh đã vàng và thành bánh có dấu hiệu róc, bạn có thể lấy bánh ra.
Nướng bánh bông lan ở nhiệt độ 155 độ C
Nướng bánh bông lan ở nhiệt độ 155 độ C trong khoảng 30 – 40 phút

Lưu ý: Mỗi lò nướng có mức chênh lệch nhiệt độ nhất định, vì thế, nên dùng nhiệt kế đo nhiệt để chắc chắn rằng nhiệt độ trong lò đạt chuẩn. Nếu không có lò nướng thì bạn có thể thay thế bằng nồi cơm điện, lò vi sóng hoặc chảo chống dính.

  • Nồi cơm điện: Quết dầu xung quanh thành và đáy của ruột nồi cơm điện hoặc lót lớp giấy nướng để chống dính. Cho hỗn hợp bột vào nồi, dàn phẳng và gõ nhẹ để loại bớt bọt khí. Bật chế độ Cook và nấu, nếu nồi chuyển sang chế độ Warm, kiểm tra độ chín và bật lại chế độ Cook từ 1 đến 2 lần đến khi bánh chín. Để nồi ở chế độ Warm để thêm 20 – 35 phút rồi dùng tăm kiểm tra lại một lần độ chín của bánh. Trong quá trình nướng, không mở nắp nồi nhiều lần tránh tình trạng bánh bị xẹp. 
  • Lò vi sóng: Bật lò vi sóng từ 5 – 10 phút ở nhiệt độ 170 – 175 độ C cho nóng. Sau đó, cho khuôn bánh vào giữa lò vi sóng và chờ 10 – 15 phút. Tránh để bánh gần vị trí gần thanh tản nhiệt sẽ làm bánh bị cháy bên ngoài.
  • Chảo chống dính: Cho chảo chống dính lên bếp và quét 1 lớp dầu mỏng lên phía trên. Tiếp theo, đặt khuôn bánh lên, đổ bột vào khuôn và đậy nắp chảo lại. Điều chỉnh nhiệt độ khoảng 80 độ C. Sau khi nướng 8 phút, bánh nở ra, lật mặt bánh lại và để thêm 8 phút nữa.

Bước 4: Hoàn thiện

Sau khi lấy bánh ra khỏi lò, úp bánh xuống khoảng 3 – 4 phút để bánh định hình, long dần ra và lấy dễ hơn.

Bạn có thể trang trí bánh bằng bằng kem tươi, hoa quả, ruốc, trứng muối và ăn kèm với bơ, sữa để tăng thêm hương vị.

Hoàn thiện bánh bông lan
Thêm chút chà bông, trứng muối trên bề mặt, chiếc bánh bông lan trông càng hấp dẫn và thơm ngon hơn

1.3. Tiêu chí đánh giá bánh bông lan đạt chuẩn

Bánh bông lan sau khi hoàn thành phải đạt các yêu cầu sau:

  • Bánh bông mềm, chín nở bung đều, không bị nứt mặt, không có hoặc có ít lỗ khí trong bánh.
  • Mặt trên bánh chín vàng và mặt dưới không dính khuôn.
  • Thành bánh hơi tróc ra khỏi khuôn.
  • Bánh có mùi thơm hấp dẫn của vani và bơ, không cháy khét.
tiêu chuẩn bánh bông lan bằng bột mì và trứng
Bánh bông lan phải bông mềm, xốp, ít có lỗ khí bên trong, thơm mùi bánh mới ra lò và mùi vani thì mới đạt chuẩn

Tìm hiểu thêm: 4 Cách làm bánh bông lan tại nhà dễ dàng

2. Cách làm bánh bông lan phô mai từ bột mì và trứng

Phô mai đóng vai trò như một nốt thăng khiến gia tăng hương vị béo ngậy pha chút mặn đặc trưng của bánh bông lan. Đây là cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng rất phù hợp với những người yêu thích những món ăn từ phô mai. 

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá

4

297 calo/100g

30 – 45 phút

40 – 50 phút

40.000 – 50.000 VNĐ

 
cách làm bánh bông lan phô mai bằng bột mì và trứng
Bánh bông lan phô mai vừa mềm mại, bông xốp vừa thơm ngon, béo ngậy

2.1. Nguyên liệu

Để làm bánh bông lan phô mai từ bột mì và trứng, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ sau:

Nguyên liệu:

  • Bột mì đa dụng: 40 g 
  • Bột ngô (bột bắp): 40 g 
  • Trứng gà: 3 quả 
  • Phô mai con bò cười: 4 – 6 miếng 
  • Sữa tươi: 120 ml 
  • Dầu ăn: 20 g 
  • Đường: 80 g 
  • Muối: ¼ thìa cà phê 
  • Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê 

Dụng cụ:

  • Máy đánh trứng/ cây đánh trứng
  • Khuôn bánh
  • Giấy nến chống dính
  • Lò nướng
  • Bát
  • Rây

2.2. Hướng dẫn các bước làm bánh bông lan phô mai từ bột mì đa dụng và trứng

Hãy tiến hành theo 4 bước sau để làm bánh bông lan phô mai:

Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp bột mì đa dụng

Để chuẩn bị hỗn hợp làm bánh bông lan phô mai, bạn cần làm theo hướng dẫn sau:

  • Tách riêng  lòng đỏ và lòng trắng trứng ra bát khác nhau.
  • Phô mai lột vỏ, cho vào bát thủy tinh rồi bỏ vào lò vi sóng hoặc đem chưng cách thủy cho chảy hoàn toàn.
  • Rây mịn 40g bột mì đa dụng và 40 g bột bắp.
  • Thêm sữa tươi, phô mai đun chảy vào 20 g dầu ăn vào bát lòng đỏ trứng và trộn đều. 
  • Dùng máy/ cây đánh trứng đánh đến khi hỗn hợp lòng đỏ trứng chảy như dây ruy băng.
  • Đánh lòng trắng trứng với máy đánh trứng hoặc cây đánh trứng với tốc độ chậm. Đến khi thấy hỗn hợp nổi bọt khí lớn thì cho 1 thìa cà phê nước cốt chanh và 1 ít muối vào. Tiếp tục đánh đến khi xuất hiện bọt khí mịn như xà phòng. Chia nhỏ  đường, đổ từ từ vào hỗn hợp và đánh ở mức độ cao. Đến khi hỗn hợp đặc lại, xuất hiện vân, nhấc que đánh trứng lên thấy chóp ngoặt sang một bên thì dừng lại.
Đánh lòng trắng trứng ở tốc độ thấp
Đánh lòng trắng trứng ở tốc độ thấp đến khi nhấc que đánh trứng lên thấy chóp ngoặt sang một bên thì bạn có thể dừng lại

Bước 2: Trộn hỗn hợp

Tiếp theo, tiến hành trộn hỗn hợp bột làm bánh bông lan phô mai theo các bước sau:

  • Đổ dần dần 1/3 hỗn hợp lòng trắng trứng và bột mì đa dụng, bột bắp đã rây vào bát chứa hỗn hợp lòng đỏ và khuấy nhẹ nhàng đến khi hòa trộn hoàn toàn.
  • Chia hỗn hợp lòng trắng trứng còn lại thành 2 phần. Sau đó, cho từng phần vào bát hỗn hợp lòng đỏ trộn đều và nhẹ nhàng từ dưới lên trên.
Trộn đều lòng trắng và lòng đỏ trứng
Cho dần hỗn hợp lòng trắng trứng vào hỗn hợp lòng đỏ và trộn đều theo chiều từ dưới lên trên

Bước 3: Nướng bánh

Sau khi chuẩn bị xong hỗn hợp, tiến hành nướng bánh bông lan phô mai theo các bước sau:

  • Phết một lớp bơ mỏng hoặc lót giấy nến chống dính vào khuôn.
  • Cho hỗn hợp bột làm bánh vào khuôn và gõ nhẹ xuống mặt bàn cho bớt bọt khí.
  • Cho khuôn bánh vào lò nướng, để ở nhiệt độ 160 độ C khoảng 40 – 50 phút. 
  • Lấy tăm chọc thử vào bánh. Nếu tăm không còn ướt nghĩa là bánh đã chín và có thể lấy ra.

Bước 4: Hoàn thiện bánh

Bánh đã chín, đợi nguội một chút để đạt được độ cứng, tránh bị nát. Trường hợp khó lấy có thể dùng dao để tách bánh ra khỏi khuôn. Nếu muốn hương vị bánh thơm ngon hơn, khi bánh đã nguội, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh.

2.3. Tiêu chí đánh giá bánh bông lan phô mai đạt chuẩn

Bên cạnh tiêu chí như bánh bông lan thông thường, bánh bông lan phô mai còn phải thơm mùi phô mai và vị phô mai hòa quyện khắp các phần bánh.

Cạc làm bánh bông lan phô mai bằng bột mì và trứng
Bánh bông lan phô mai không chỉ bông xốp mà phảng phất hương thơm béo ngậy của  phô mai

3. Cách làm bánh bông lan hạnh nhân bằng bột mì và trứng

Bánh bông lan hạnh nhân viền nâu, trong vàng, điểm thêm vài quả nho khô bên trong và hạnh nhân xắt lát trên bề mặt. Bánh mang vẻ đẹp tinh tế và rất hấp dẫn người yêu ẩm thực. Khi ăn, phần bánh mềm mịn, bông xốp hòa cùng nho khô dai dai ngọt ngọt, hạnh nhân bùi bùi tạo nên một thứ hương vị khó có thể nào quên. Cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng như sau:

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá

5

297 calo/100 g

30 – 45 phút

40 – 50 phút

60.000 – 70.000 VNĐ

 
Bánh bông lan hạnh nhân
Bánh bông lan hạnh nhân hấp dẫn người yêu ẩm thực ngay từ cái nhìn đầu tiên với lớp hạnh nhân giòn tan trên bề mặt

3.1. Nguyên liệu

Đối với bánh bông lan hạnh nhân, bạn  cần chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ sau:

Nguyên liệu:

  • Bột mì đa dụng: 150 g 
  • Trứng gà: 3 quả 
  • Hạnh nhân xắt lát: 10 g 
  • Bột nở: 2 thìa cà phê 
  • Bơ lạt: 150 g 
  • Đường: 130 g 
  • Vani: 1 thìa cà phê 
  • Nho khô: 25 g 
  • Sữa tươi không đường: 40 ml 
  • Rượu rum: 25 ml

Dụng cụ:

  • Máy đánh trứng/ cây đánh trứng
  • Bát
  • Giấy nến
  • Khuôn chữ nhật size 11 x 21 x 7 cm
  • Lò nướng
  • Rây

3.2. Các bước làm bánh bông lan hạnh nhân từ bột mì đa dụng và trứng

Cách làm bánh bông lan hạnh nhân gồm 4 bước sau:

Bước 1: Trộn hỗn hợp bột làm bánh

Hãy lần lượt làm theo các bước sau để sở hữu hỗn hợp làm bánh bông lan hạnh nhân đúng chuẩn:

  • Ngâm nho với rượu rum để nho mềm và thơm hơn.
  • Rây 150 g bột mì đa dụng, 2 thìa cà phê bột nở cho mịn rồi cho 1 ít muối vào trộn đều.
  • Khuấy đều 1 thìa cà phê vani và 40 ml sữa tươi không đường.
  • Đập 3 quả trứng vào bát riêng.
  • Cho 150g bơ lạt, 2 thìa canh đường vào hỗn hợp, trộn đều rồi dùng máy/ cây đánh trứng đánh đều đến khi đường tan hoàn toàn. 
  • Đến khi hỗn hợp bơ có màu vàng nhạt, cho trứng gà vào và đánh đến khi hỗn hợp nở bông.
  • Chỉnh máy xuống tốc độ thấp, cho bột đã rây vào, trộn đều và đánh thêm từ 5 đến 10 phút.
  • Cho sữa tươi vào bát hỗn hợp bột trộn đều.
  • Cho nho khô đã ngâm vào hỗn hợp bột và trộn nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Lưu ý: Tránh trộn lâu làm bánh bị chai.
Cho nho khô vào hỗn hợp bánh
Cho nho khô đã ngâm rượu rum vào hỗn hợp bột và trộn đều trước khi đưa vào khuôn bánh

Bước 2: Nướng bánh

Sau khi đã có hỗn hợp bột đạt chuẩn, bạn làm theo các bước sau để nướng bánh:

  • Phết một lớp bơ dưới đáy khuôn và lót giấy nến để bánh không bị cháy.
  • Cho bột vào khuôn, rắc hạnh nhân đã xắt lát lên trên và dàn mỏng.
  • Bật lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C. Cho khuôn bánh vào lò nướng, chỉnh chế độ hẹn giờ khoảng 40 – 55 phút tùy dung tích lò. Với lò nướng 35 lít, bạn có thể hẹn giờ 40 phút. Tương tự với những loại lò dung tích lớn hơn.
Nướng bánh bông lan bằng bột mì và trứng
Sau khi cho bột vào khuôn, rắc hạnh nhân xắt lát lên bề mặt rồi cho vào lò nướng

Bước 3: Hoàn thiện

Khi bánh đã chín, lấy ra khỏi lò. Hãy để nguội bớt rồi mới cho bánh ra khỏi khuôn.

Bạn có thể dùng thêm táo khô hoặc các loại trái cây tươi khác như dứa, mận, dâu tây để trang trí lên bề mặt bánh.

trang trí bánh bông lan
Chiếc bánh bông lan hạnh nhân sẽ trở nên đầy mắc sắc và thơm ngon hơn khi có thêm kem, hoặc các loại mứt dâu tây, mứt kiwi trang trí trên bề mặt

3.3. Tiêu chí đánh giá bánh bông lan hạnh nhân đạt chuẩn

Ngoài các tiêu chí như bánh bông lan bình thường, bánh bông lan hạnh nhân còn phải đáp ứng yêu cầu là nho phải được dàn đều, không bị lắng xuống đáy. Hạnh nhân phủ đều trên bề mặt.

4. Những lỗi cơ bản trong làm bánh bông lan từ bột mì và trứng

Với cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng, người làm thường gặp một số lỗi sau:

4.1. Bánh không nở hoặc nở kém (kể cả khi còn ở trong lò)

Nguyên nhân: Bánh không nở hoặc nở kém có thể là do 4 nguyên nhân dưới đây:

  • Quá trình đánh trứng chưa đạt đến độ bông cần thiết
  • Trộn bột quá mạnh tay khiến cho bọt khí bị vỡ quá nhiều
  • Hỗn hợp bột để ở bên ngoài quá lâu
  • Nướng sai nhiệt độ

Cách khắc phục: Để không xảy ra trường hợp này, bạn chỉ cần đánh trứng cẩn thận, trộn bột nhẹ nhàng, dứt khoát. Trộn bột xong đem đi nướng ngay và nướng bánh ở nhiệt độ 155 – 160 độ C. 

4.2. Bánh bị xẹp, lõm mặt, thắt eo sau khi nướng

Nguyên nhân: Đây là trường hợp bánh chưa chín hẳn, bên trong vẫn còn ẩm. Khi lấy ra khỏi lò, hơi nước bên trong thoát ra làm bánh bị xẹp, co lại gây lõm mặt và phần mặt bị ướt.

Cách khắc phục: Để tránh việc này, khi nướng bánh bạn cần dùng tăm chọc thử. Nếu tăm còn ướt nghĩa là bánh chưa chín hẳn, cho vào nướng tiếp. Khi lấy bánh ra, úp xuống và để 3 – 4 phút để bánh không bị xẹp.

Bánh bông lan bị xẹp
Bánh bông lan chưa chín khi lấy ra khỏi lò nướng thường có hiện tượng xẹp, lõm mặt, thắt eo

4.3. Bánh còn mùi tanh của trứng

Nguyên nhân: Bánh chưa chín hẳn nên thường có mùi tanh của trứng. 

Cách khắc phục: Trong trường hợp này, bạn cần cho bánh vào lò nướng tiếp. Sau đó, dùng tăm chọc thử, nếu thấy khô là được.

4.4. Bánh dính chặt vào khuôn, bể nát khi lấy ra

Nguyên nhân: Hiện tượng này là do khi chín, bột bánh nở ra bám chặt vào khuôn nên lấy ra khó khăn.

Cách khắc phục: Trước khi cho bột vào khuôn, quệt 1 lớp bơ trong lòng hoặc dùng giấy nến để lót. Khi lấy ra khỏi lò, úp xuống đợi 3 – 4 phút cho bánh nguội bớt, long dần ra. Nếu bánh vẫn khó lấy, bạn có thể dùng dao đi một đường xung quanh viền bánh để lấy ra dễ hơn.

4.5. Mứt, hạt, quả khô lặn xuống đáy bánh

Nguyên nhân: Đây là do các mứt, hạt, quả khô này quá nặng nên thường lặn xuống dưới.

Cách khắc phục: Để khắc phục hiện tượng này, bạn nên:

  • Cách 1: Rửa sạch lớp đường bên ngoài hạt, trái cây rồi để ráo, cắt nhỏ, xóc nhẹ  với một chút bột trước khi thả nhẹ nhàng, trộn đều vào hỗn hợp bột. Nếu muốn miếng bánh đẹp mắt, bạn cần cắt miếng mứt, hạt, hoa quả theo chiều dọc, độ dày khoảng 2mm để đảm bảo thành phẩm không bị vụn quá mà vẫn giữ cho các nguyên liệu này không bị chìm. 
  • Cách 2: Chia nhỏ vài thìa bột, cắt thử và bỏ vài miếng hoa quả đã cắt, trộn vào bột để kiểm tra xem có bị chìm không. Nếu có thì điều chỉnh lại kích thước. 

4.6. Bánh tràn khỏi khuôn, nứt và cháy mặt

Nguyên nhân: Khi đổ hỗn hợp bột vào khuôn, nếu bạn đổ quá 2/3 khuôn và không chừa không gian cho bột bung nở thì bánh sẽ tràn ra khỏi khuôn, nứt. Hoặc cho quá nhiều bột nở khi trộn bột làm bánh nở quá nhiều mất đi khuôn định hình ban đầu. Hoặc để nhiệt độ quá cao hay quá gần nhiệt lúc nướng làm bánh cháy mặt.

Cách khắc phục: Chỉ cho bột làm bánh vào tối đa 2/3 khuôn để khi bánh chín bung nở thì vừa kín. Nếu sử dụng bột nở, bạn chỉ nên cho với tỉ lệ vừa phải, theo đúng công thức để bánh không nở quá nhiều, tràn ra khỏi khuôn. Nướng bánh ở nhiệt độ hướng dẫn và không để gần nơi phát nhiệt.

Trên đây là 3 cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng, tiêu chí đánh giá chiếc bánh chất lượng và một số lỗi thường gặp phải cùng cách khắc phục. Để đảm bảo thành quả bánh bông lan đạt chuẩn, bạn có thể sử dụng robot đa năng Thermomix để làm bánh bông lan và hàng ngàn món ăn bổ dưỡng khác.  

Làm bánh bông lan bằng Thermomix
Dùng máy Thermomix giúp bạn cân nguyên liệu chính xác, trộn bột và làm bánh bông lan dễ dàng mà lại đạt chuẩn

Thermomix là một thiết bị nhà bếp thông minh có thể hỗ trợ bạn từ khâu cân, sơ chế nguyên liệu, đánh trứng, trộn bột, nướng bánh với nhiệt độ và thời gian chính xác. 

Với trợ thủ Thermomix, bạn dễ dàng tạo ra thành phẩm hoàn hảo như một chuyên gia, thêm các nguyên liệu mình yêu thích, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình qua những điểm ưu việt sau:

  • Chức năng kiểm soát nhiệt độ: giúp đánh trứng ở nhiệt độ chính xác 37 độ C, loại bỏ mùi tanh của trứng và nướng bánh ở nhiệt độ 155 – 160 độ C, đảm bảo không bị cháy hay thiếu nhiệt. 
  • Cân đong nguyên liệu: Chức năng cân với độ chuẩn xác cao, tích hợp vào máy giúp giải phóng không gian nhà bếp.
  • Chế độ trộn bột: Chức năng trộn bột của máy Thermomix đã được thiết lập sẵn, mô phỏng chính xác các thao tác của một người thợ làm bánh chuyên nghiệp. 
  •  
  • Dễ dàng vệ sinh: Khâu rửa dọn vệ sinh sau khi trộn bột cũng rất tiện lợi vì các bước làm bánh đều được thực hiện trên cùng một bình trộn, và máy có chế độ sục rửa tự động nên việc dọn dẹp sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn.
  • Truy cập hệ sinh thái công thức Cookidoo: Giúp lựa chọn công thức làm bánh, trang trí bánh theo sở thích thói quen ăn uống của mình. Thư viện kỹ thuật số khổng lồ với hơn 70.000 công thức này còn liên tục cập nhật bộ sưu tập mới theo mùa, theo dịp trong năm để bạn có thể dễ dàng lựa chọn. 
  • Tham gia Cộng đồng Thermomix chính thức tại Việt Nam: Đây là Cộng đồng do Thermomix Vietnam thành lập để chăm sóc khách hàng. Admin của nhóm sẽ đều đặn đăng tải các BST công thức mới, chia sẻ mẹo vặt sử dụng máy và các kiến thức dinh dưỡng. Cộng đồng cũng là nơi người dùng giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sử dụng.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng với Thermomix hoặc trải nghiệm công nghệ thông minh hỗ trợ việc nấu ăn từ A đến Z, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng, bạn có thể liên hệ qua:

Những món ăn đơn giản không cần nấu

Nhắc đến những món ăn đơn giản không cần nấu, mọi người thường nghĩ đến đồ ăn nhanh, chế biến sẵn và không tốt cho sức khỏe. Thực tế cũng có những món ăn đơn giản không cần nấu nhưng vẫn lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng. Hãy tham khảo những món ăn này trong bài viết dưới đây để có thể chuẩn bị.

1. Top 9 những món ăn đơn giản không cần nấu

1.1. Hoa quả tươi và sữa chua Hy Lạp

Hoa quả tươi và sữa chua Hy Lạp vừa có vị chua chua ngọt ngọt của mâm xôi, táo vừa có vị bùi của quả óc chó hứa hẹn sẽ là một món ăn tốt cho sức khỏe của bạn.

ngũ cốc sữa tươi đơn giản không cần nấu
Bản hòa ca đầy màu sắc của món hoa quả tươi và sữa chua Hy Lạp

Nguyên liệu:

  • Sữa chua Hy Lạp vani tách béo: 1 hộp 150g
  • Quả mâm xôi: ¾ chén
  • Dâu tây cắt nhỏ: ½ chén
  • Quả óc chó băm nhỏ: 1 muỗng canh (7 g).
  • Sô cô la viên ít ngọt (semi-sweet chocolate chips): 1 muỗng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một cái bát to, đổ sữa chua Hy Lạp vào.
  • Bước 2: Cho mâm xôi, dâu tây, quả óc chó, sô cô la vào, trộn đều và thường thức.

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 264 calo
  • Chất béo: 6,5 g
  • Muối: 59 g
  • Carbohydrate: 37,5 g
  • Chất xơ: 8 g
  • Đường: 26 g
  • Protein: 16,5 g

Tùy biến: 

Bạn có thể biến tấu một chút với sữa chua đào, xoài, dứa, vụn cùi dừa và sô cô la viên trắng để mang đến hương vị nhiệt đới tuyệt vời. Ngoài ra, bạn có thể thay thế sữa chua bằng phô mai ít béo và chất tạo ngọt không chứa calo. 

1.2. Salad nấm

Một trong những món ăn đơn giản không cần nấu là Salad nấm có hương vị thanh đạm, tươi giòn, man mát vừa có vị chua ngọt là món ăn đơn giản, nhanh chóng mà ai cũng có thể chế biến.

Món salad nấm thanh đạm và đơn giản
Món salad nấm thanh đạm rất thích hợp để đổi bữa

Nguyên liệu:

  • Nấm kim châm: 200 g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Cần tây: ½ cây
  • Tiêu: 3 muỗng canh
  • Giấm: 2 thìa cà phê
  • Nước tương: 1 muỗng canh
  • Muối: 1 thìa cà phê
  • Dầu mè: ½ thìa cà phê
  • Dầu ăn: 2 thìa cà phê
  • Đường trắng: ½ thìa cà phê
  • Ớt khô: 1 quả

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nấm cắt sạch chân, cà rốt gọt vỏ rồi cắt sợi, cần tây chẻ mỏng và cắt với kích thước tương đương cà rốt.
  • Bước 2: Ngâm nấm vào một bát nước ấm khoảng 1 phút thì vớt ra. Còn cà rốt và cần tây ngâm với một ít muối, dầu trong bát nước nóng khoảng 30 giây rồi vớt ra.
  • Bước 3: Lấy nước lạnh rửa qua nấm để giữ được độ giòn. Sau đó, cho nấm, cà rốt, cần tây vào cùng 1 bát, trộn đều.
  • Bước 4: Cho giấm, tương, dầu mè, đường, muối và một ít dầu vào bát nhỏ, khuấy đều để làm nước sốt.
  • Bước 5: Cắt 1 ít ớt khô rải lên bát nấm. Sau đó, đổ nước sốt vào bát nấm, trộn đều rồi thường thức. 

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 91,58 kcal
  • Chất đạm: 4,6 g
  • Canxi: 58,03 mg
  • Carbohydrate: 14,34 g
  • Chất béo: 2,97 g

Tùy biến: 

Nếu không thích cần tây, cà rốt, bạn có thể làm salad nấm với nấm kim châm, ớt chuông… Hoặc biến tấu cách làm salad với nấm kim châm, nấm mèo, cà chua.

1.3. Xà lách và cá hồi Lox-style

Xà lách và cá hồi Lox-style là món ăn cực bắt mắt với ba sắc đỏ, xanh và trắng. Cùng với đó là vị giòn ngọt tự nhiên của xà lách, dưa chuột hòa quyện với vị bùi thơm của cá hồi Lox-style, pho mát, ăn mãi không ngán mà lại không phải nạp quá nhiều clo vào cơ thể.

món xà lách và cá hồi Lox-style
Sức hút khó cưỡng đến từ món xà lách và cá hồi Lox-style bắt mắt

Nguyên liệu:

  • Xà lách cỡ lớn: 3 lá
  • Pho mát giảm béo: 1 muỗng
  • Gia vị chanh ớt không muối: ¼ thìa cà phê
  • Cá hồi Lox-style (phần bụng cá hồi được ướp muối đặc biệt): Một vài miếng (cho bao nhiêu tùy thích)
  • Hành tây đỏ thái nhỏ: ¼ bát con
  • Dưa chuột thái mỏng, không hạt: 1 lát
  • Cà chua khô thái lát: 2 muỗng canh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trải lá xà lách ra, phết pho mát lên.
  • Bước 2: Rắc gia vị chanh ớt không muối rồi đặt vài miếng cá hồi Lox-style lên trên.
  • Bước 3: Cho hành tây thái nhỏ, dưa chuột, cà chua khô lên trên rồi cuộn lại và thưởng thức.

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 165 calo
  • Chất béo: 8,5 g
  • Muối: 870 mg
  • Carbohydrate: 10,5 g
  • Chất xơ: 2,75 g
  • Đường: 3,5 g
  • Protein: 15 g

Tùy biến: 

Nếu muốn ăn thêm bánh mì, hãy chọn loại bánh mì giảm béo, mỗi miếng có ít hơn 100 calo. Sau đó, bạn cắt đôi bánh mì ra và kẹp xà lách cá hồi Lox-style.

1.4. Bột yến mạch parfait

Nếu muốn một bữa sáng lo hơn mà không sợ béo, hãy thử làm bột yến mạch parfait. Vị bùi bùi của yến mạch hòa quyện với vị chua ngọt của sữa chua, dâu tây sẽ làm lên một bữa sáng tuyệt hảo. Hơn nữa, món ăn này cũng rất bắt mắt với sắc trắng, đỏ, nâu nhạt. Đảm bảo bạn sẽ thích mê cho mà xem.

Bột yến mạch parfait: món ăn đơn giản không cần nấu
Bột yến mạch parfait thơm ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn ngay từ ánh nhìn đầu tiên

Nguyên liệu:

  • Yến mạch nguyên hạt: ½ chén
  • Sữa chua hạnh nhân vani không đường: ½ chén
  • Quế: ¼ thìa cà phê
  • Chất tạo ngọt không calo: 1 gói
  • Muối: 1 ít
  • Sữa chua Hy Lạp vani tách béo: ½ chén
  • Dâu tây thái lát: 2/3 chén

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1 chiếc cốc hoặc bát lớn rồi cho yến mạch nguyên hạt, sữa chua hạnh nhân vani không đường, quế, chất tạo ngọt không calo, muối vào trộn đều.
  • Bước 2: Đậy cốc/ bát lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm khoảng 8 tiếng. Yến mạch sẽ hút hết chất lỏng, nở ra và mềm hơn.
  • Bước 3: Buổi sáng, lấy bát/ cốc yến mạch ra khỏi tủ lạnh. Sau đó, cho sữa chua Hy Lạp vani tách béo và dâu tây thái lát vào rồi thưởng thức.

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 322 calo
  • Chất béo: 4,5 g
  • Muối: 144 mg
  • Carbohydrate: 51,5 g
  • Chất xơ: 6,5 g
  • Đường: 19 g
  • Protein: 20,5 g

Tùy biến: 

Nếu muốn đổi vị, bạn có thể dùng vụn bánh bí ngô thay quế, sữa chua dâu tây thay cho sữa chua hạnh nhân vani, chuối thay cho dâu tây. Hoặc bạn vẫn dùng quế nhưng thay các nguyên liệu còn lại bằng sữa chua đào và vài múi cam, quýt.

1.5. Sinh tố rau xanh và trái cây

Sinh tố rau xanh và trái cây mang sắc xanh nhạt mát lành và vô cùng bổ dưỡng với sự hòa quyện giữa các nguồn nguyên liệu tự nhiên như rau chân vịt, đào, chuối, sữa đậu nành vani light, sữa chua Hy lạp vani tách béo. Đây sẽ là một trong những món ăn đơn giản không cần nấu đầy dinh dưỡng cho bữa sáng của bạn.

sinh tố rau xanh và trái cây đơn giản
Một cốc sinh tố rau xanh và trái cây đơn giản, dễ làm mà lại bổ dưỡng cho bữa sáng

Nguyên liệu:

  • Rau chân vịt: 1 chén
  • Đào đông lạnh (hơi tan đá): 1 chén
  • Chuối thái lát: ½ chén
  • Sữa đậu nành vani light: ½ chén
  • Sữa chua Hy Lạp vani tách béo: ½ chén
  • Đá nghiền: ½ chén (có thể thay thế bằng 3 – 4 viên đá)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho rau chân vịt, đào, chuối, sữa đậu nành vani light, sữa chua Hy Lạp vani tách béo, đá nghiền (hoặc  đá viên) vào máy xay sinh tố.
  • Bước 2: Bật máy, xay đều đến khi các nguyên liệu hòa vào nhau.

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 281 calo
  • Chất béo: 1 g
  • Muối: 134 mg
  • Carbohydrate: 51,5 g
  • Chất xơ: 5,5 g
  • Đường: 36,5 g
  • Protein: 19,5 g

Tùy biến: 

Nếu không muốn ăn rau chân vịt, bạn có thể dùng cải xoăn thay thế. Bên cạnh đó, bạn có thể thay đào, chuối bằng các loại quả mọng khác.

1.6. Salad đậu phụ

Những món ăn đơn giản không cần nấu chính là Salad đậu phụ, một món ăn tươi ngon và đầy bổ dưỡng. Món ăn có sự kết hợp giữa đậu hũ tươi non, mượt mà và rau cải non thanh mát cùng vị đậm đà của nước sốt tạo thành bữa tiệc ăn chay hoàn hảo. Không chỉ ngon mà salad đậu phụ còn vô cùng bắt mắt với sắc xanh, đỏ, trắng, nâu của các  loại nguyên liệu hòa trộn vào nhau.

Salad đậu phụ đơn giản không cần nấu
Mãn nhãn với món salad đậu phụ trông như một bữa tiệc chay giàu nghệ thuật

Nguyên liệu:

  • Đậu phụ non: 1 bìa
  • Rau cải non: 1 mớ
  • Ớt đỏ: 2 quả
  • Đường: 2 muỗng canh
  • Giấm thơm: 2 muỗng canh 
  • Dầu oliu: 2 muỗng canh 
  • Giấm hoặc nước cốt chanh: 1 muỗng canh
  • Nước tương: 2 muỗng canh

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rau cải non bỏ rễ, rửa sạch, để ráo. Ớt đỏ bỏ hạt, cắt hình hoa nhỏ.
  • Bước 2: Xếp rau lên đĩa theo hình vòng tròn, đặt miếng đậu ở giữa.
  • Bước 3: Cho đường, giấm thơm, dầu oliu, giấm/ nước cốt chanh, nước tương vào bát, trộn đều.
  • Bước 4: Đặt hoa ớt đỏ lên trên miếng đậu và dưới nước sốt lên.

Tùy biến: 

Bên cạnh các nguồn nguyên liệu trên đây, bạn có thể phối đậu phụ với các nguồn nguyên liệu khác nhau để làm salad như 3 cách dưới đây:

  • Cách 1: Sử dụng đậu phụ, dưa chuột, rau mùi, dầu oliu hoặc các gia vị nước sốt thông dụng khác.
  • Cách 2: Dùng đậu phụ non, rau diếp xoắn, rau cải non, rau cúc tần, dầu oliu, giấm táo, nước tương, mật ong, hành tây cắt nhỏ, mè trắng.
  • Cách 3: Kết hợp đậu phụ non, cà chua, bắp cải, dầu mè, hạt nêm, mè rang, cá ngừ hộp, rong biển.

1.7. Bánh mì cuộn trứng xúc xích

Nếu không ngại bật bếp nên một lúc, bạn hãy thử làm món bánh mì cuộn trứng xúc xích dưới đây. Trứng rán vàng ruộm kết hợp với bánh mì mềm mại, lớp phô mai béo ngậy, bọc lấy xúc xích thơm ngon hứa hẹn sẽ làm nên món ăn tuyệt hảo, ngon không tưởng và vô cùng bắt mắt đấy!

Bánh mì cuộn trứng xúc xích
Bánh mì cuộn trứng xúc xích vàng tươi, thơm ngon, bắt mắt

Nguyên liệu:

  • Bánh mì sandwich: 3 lát
  • Trứng: 2 quả
  • Phô mai: 3 lát
  • Xúc xích: 3  cây

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt bỏ phần viền bánh mì. Sau đó, dùng cây cán bột lăn đều cho bánh mì mỏng và mềm ra.
  • Bước 2: Đập trứng cho vào bát, cho 1 thìa nước nhỏ, 1 ít ra vị rồi khuấy đều.
  • Bước 3: Bật bếp, cho chảo lên vừa nóng thì tráng 1 lớp dầu ăn mỏng lên.
  • Bước 4: Tráng 1 lớp trứng mỏng rồi xếp bánh mì, phô mai, xúc xích lên trên.
  • Bước 5: Tắt bếp, cuộn trứng lại. Sau đó, bật bếp lên, lăn khoảng 1 phút để lớp trứng chín hoàn toàn.
  • Bước 6: Làm tiếp tục cho đến hết. Sau đó, đợi 5 phút cho bánh mì cuộn trứng xúc xích nguội rồi mới cắt ra thưởng thức.

Tùy biến: 

Muốn món ăn thêm màu sắc, ngon hơn và đỡ ngấy, bạn có thể xịt thêm một ít tương ớt hoặc tương cà chua, xốt mayonnaise, ăn cùng rau xà lách, dưa chuột, cà chua. Để có được món ăn thơm ngon, giòn rụm, bạn hãy biến tấu bằng cách cuộn bánh mì, phô phai, xúc xích rồi nhúng vào bát trứng quấy, lăn qua bột chiên giòn và rán lên. 

1.8. Bánh mì sốt bơ tỏi

Bánh mì sốt bơ tỏi với lớp vỏ nâu giòn, rắc thêm chút sốt bơ tỏi lấm chấm óng ánh hấp dẫn. Bánh mì giòn tan, thoang thoảng mùi phô mai, thyme, ngò rí thơm phức kết hợp với vị bơ tỏi béo ngậy chắc chắn sẽ chinh phục bạn. Cách làm còn hết sức đơn giản nữa. Hãy cùng khám phá.

bánh mì sốt bơ tỏi
Một bữa sáng thơm ngon với bánh mì sốt bơ tỏi thơm phúc, giòn tan

Nguyên liệu:

  • Bánh mì que: 200g (1 ổ)
  • Bơ lạt: 50 g
  • Ngò rí: 20 g
  • Tỏi băm: 30 g
  • Bột phô mai (parmesan): 100g
  • Muối: ¼ thìa cà phê
  • Tiêu: ¼ thìa cà phê
  • Thyme (cỏ xạ hương): 10 g

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Bơ làm mềm ở nhiệt độ phòng hoặc đem chưng cách thủy, đun chảy trong lò vi sóng cho tan.
  • Bước 2: Cho bơ, tỏi băm, ngò rí cắt nhỏ, thyme, muối, tiêu vào bát trộn đều.
  • Bước 3: Bật lò nướng trước 10 – 15 phút ở nhiệt độ 180 độ C để ổn định nhiệt độ. Đồng thời, cắt bánh mì thành lát dài 2 – 3 cm và phết sốt bơ tỏi lên 2 mặt. 
  • Bước 4: Xếp bánh mì vào khay, rắc 1 ít phô mai parmesan rồi cho vào lò nướng ở nhiệt độ 160 – 170 độ C khoảng 10 – 15 phút.

Hàm lượng dinh dưỡng: 350 – 450 calo/bánh 

Tùy biến: 

Nếu không có thyme, bạn có thể bỏ qua hoặc thay thế bằng ngò tây. Nếu không có lò nướng thì có thể dùng chảo áp nóng/rán hoặc lò vi sóng, nồi cơm điện, nồi chiên không dầu. Để tăng thêm hương vị, bạn hãy sử dụng thêm xúc xích, chà bông. 

Nếu muốn làm bánh mì sốt bơ tỏi kiểu Hàn Quốc, bạn có thể dùng bánh mì tròn phết sốt bơ tỏi (tỏi, bơ nhạt, kem tuoi, đường bột, muối, ít lá thơm mixed herbs của Ý) và sốt phô mai (cream cheese, kem tươi, đường bột).

1.9. Bánh mì sandwich phô mai

Bánh mì sandwich phô mai là một trong những món ăn đơn giản không cần nấu nhưng lại đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp nạp năng lượng hiệu quả. Vỏ bánh mì màu vàng nâu thơm phức hòa cùng phần nhân phô mai béo ngậy, tan chảy tạo thành món ăn vô cùng hấp dẫn.

bánh mì sandwich phô mai đơn giản
Tan chảy trong món bánh mì sandwich thơm ngon, hấp dẫn

Nguyên liệu:

  • Bánh mì sandwich: 2 miếng
  • Phô mai Parmesan: 1 miếng
  • Phô mai Cheddar: 1 miếng
  • Phô mai Mozzarella: 2 muỗng canh (bào sợi)
  • Bơ lạt: 1 ít

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng dao/ thìa lấy 1 ít bơ thoa đều 2 mặt của lát bánh mì.
  • Bước 2: Cho chảo lên bếp. Khi chảo đã nóng, vặn nhỏ lửa, cho miếng bánh mì thứ nhất vào áp đến khi vàng giòn 1 mặt. Sau đó, cho miếng bánh mì thứ hai lên, áp vàng giòn cả hai mặt.
  • Bước 3: Xếp miếng phô mai Cheddar, miếng phô mai Parmesan, phô mai Mozzarella bào sợi lên trên miếng bánh mì thứ 2. Sau đó, đậy miếng bánh mì thứ nhất lên sao cho mặt chưa áp hướng lên trên.
  • Bước 4: Úp ngược bánh mì lại sao cho mặt chưa áp chảo hướng xuống dưới. Sau đó, áp chảo khoảng 1 – 2 phút cho bánh mì vàng đều và phô mai tan chảy.
  • Bước 5: Lấy bánh mì sandwich phô mai ra, cắt làm đôi và trang trí cho đẹp mắt.

Hàm lượng dinh dưỡng:

Trong 100 g có:

  • Năng lượng: 496 calo
  • Lipid: 25 g
  • Chất béo bão hoà: 4,1 g
  • Natri: 839 mg
  • Cholesterol: 7 mg
  • Cacbohydrat: 58 g
  • Chất xơ: 3,1 g
  • Kali: 306 mg
  • Protein: 10 g
  • Vitamin B6: 0,3 mg
  • Vitamin B12: 0,1 µg
  • Vitamin C: 1,5 mg
  • Calci: 204 mg
  • Sắt: 2,6 mg
  • Magnesi: 54 mg

Tùy biến:

Nếu không muốn dùng chảo, bạn có thể dùng lò nướng, nồi chiên không dầu, máy nướng bánh mì sandwich chuyên dụng để thay thế. Trường hợp không muốn bánh mì quá giòn, bạn không cần áp chảo bánh mì trước mà phết bơ lên một mặt bánh mì, cho bánh mì vào giữa và áp 2 mặt của 2 miếng bánh mì. Phần phô mai bên trong có thể dùng các loại theo ý thích.

Nếu đã quá nhàm chán với một chiếc bánh mì sandwich phô mai kiểu truyền thống, bạn có thể biến tấu một chút để làm thành các món bánh mì sandwich phô mai kiểu khác như:

  • Bánh mì sandwich phô mai mì cay: Ngoài bánh mì sandwich, phô mai Mozzarella, phô mai Cheddar, bơ lạt, bạn có thể dùng thêm phô mai que, mì cay Samyang.
  • Bánh mì sandwich phô mai cà chua nướng: Các nguyên liệu cần dùng gồm có bánh mì sandwich, phô mai Cheddar bào, bơ lạt, cà chua bi, tỏi băm nhuyễn, dầu ô liu, muối, tiêu xay, lá húng tây.
  • Bánh mì phô mai trứng: Cần dùng bánh mì sandwich, phô mai, bơ lạt, trứng gà, sữa tươi không đường, muối ăn, tiêu.
  • Bánh mì sandwich phô mai và quả bơ: Sử dụng bánh mì sandwich, phô mai, quả bơ.

2. Mẹo nấu ăn đơn giản cho người bận rộn

Bên cạnh việc làm những món ăn đơn giản không cần  nấu, bạn có thể áp dụng ngay các mẹo dưới đây để tiết kiệm thời gian hơn.

2.1. Trữ sẵn các nguyên liệu cơ bản trong tủ

Trữ sẵn các nguyên liệu cơ bản trong tủ sẽ giúp bạn không mất công đi mua sắm và có thể dùng ngay bất cứ lúc nào nên rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Các nguyên liệu nên dự trữ bao gồm:

  • Trái cây: Bạn nên dự dự trữ các loại trái cây như táo, cam, chuối, dưa chuột, nho khô…trong tủ. Đây là các loại quả rất dễ kết hợp để tạo món ăn nhanh và thường được sử dụng trong các bữa ăn. Ví dụ: Kết hợp bánh mì với dưa chuột để tạo món ăn nhanh.
  • Các sản phẩm từ ngũ cốc: Bánh mì nguyên hạt, bánh quy, bánh ngô, ngũ cốc lạnh.
  • Sữa tươi, sữa chua: Các thực phẩm này có thể dùng ngay hoặc dùng để chế biến nhiều món ăn đơn giản như salad, sinh tố…
  • Thực phẩm giàu protein dành cho người ăn chay: Đậu đóng hộp, đậu lăng, các loại đậu khác, bơ hạt (như bơ đậu phộng), đậu phụ kiểu Silken đóng gói…
Trữ sẵn các nguyên liệu trong tủ lạnh
Trữ sẵn các nguyên liệu cơ bản trong tủ giúp bạn có thể nấu ăn bất cứ lúc nào mà không mất quá nhiều thời gian

2.2. Lên một thực đơn đồ ăn theo tuần

Lên thực đơn đồ ăn theo tuần sẽ giúp bạn có một kế hoạch nấu ăn khoa học, không mất nhiều thời gian nghĩ món ăn trước khi nấu. Đồng thời, bạn cũng có thể mua đầy đủ nguyên liệu trước, không lo thiếu phải mất thời gian đi mua thêm.

2.3. Nấu thêm một bữa ăn

Thay vì chỉ nấu thức ăn cho một bữa, bạn hãy nấu thức ăn cho hai bữa cùng một lúc. Thức ăn nấu xong thì để trữ trong tủ lạnh. Bữa sau, bạn chỉ cần mang ra hâm nóng là được.

Có thể bạn quan tâm: Top 25+ mẹo tiết kiệm thời gian vào bếp

2.4. Thermomix TM6 – Công việc nấu ăn chỉ đơn giản là bấm nút

Ngay từ khi ra đời, Thermomix TM6 đã định nghĩa lại về một giải pháp nấu ăn tại nhà hiện đại và hiệu quả. Với Thermomix, bất cứ ai trong gia đình bạn cũng có thể dễ dàng nấu ăn và để việc nếp núc không còn là gánh nặng của người phụ nữ. 

Cụ thể, Thermomix mang đến rất nhiều lợi ích: 

  • Giải pháp nấu ăn đơn giản, dễ dàng: Chỉ thao tác nhấn nút là bạn có thể nấu một món ăn với Thermomix TM6 theo công thức sẵn có. Bạn sẽ không còn phải lo lắng về chất lượng như: thức ăn bị cháy, nhiệt độ không đủ, phải canh chừng khi nấu….
  • Đa dạng hoá thực đơn mỗi ngày: Sử dụng Thermomix bạn sẽ có cơ hội truy cập hệ sinh thái công thức Cookidoo để lựa chọn công thức theo sở thích thói quen ăn uống của mình. Thư viện kỹ thuật số khổng lồ với hơn 70.000 công thức này còn liên tục cập nhật bộ sưu tập mới theo mùa, theo dịp trong năm để bạn có thể dễ dàng lựa chọn. 
  • Món ăn thơm ngon, bổ dưỡng: Với Thermomix TM6, công nghệ sẽ hỗ trợ bạn xử lý hoàn hảo 3 vòng tròn ẩm thực của tạo hóa là Thời gian – Nhiệt độ – Tốc độ. Việc kiểm soát được 3 yếu tố này sẽ giúp món ăn đảm bảo về cả hương vị, màu sắc tự nhiên lẫn việc cung cấp dưỡng chất tối đa. 
  • Trở thành thành viên của Cộng đồng Thermomix chính thức tại Việt Nam: Đây là Cộng đồng do Thermomix Vietnam thành lập để chăm sóc khách hàng. Admin của nhóm sẽ đều đặn đăng tải các BST công thức mới, chia sẻ mẹo vặt sử dụng máy và các kiến thức dinh dưỡng. Cộng đồng cũng là nơi người dùng giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sử dụng.

Nếu bạn cần nhiều thông tin hơn, hãy truy cập ngay Nhóm Cô nàng Thermomix – Group mở dành cho tất cả mọi người đang quan tâm đến Thermomix, các thành viên đến từ hơn 70 nước cùng chung sở thích yêu ẩm thực Việt và mê mẩn Thermomix.

nấu món ăn nhanh và đơn giản với Thermomix
Chỉ cần thao tác đơn giản bạn đã có thể dễ dàng sơ chế nguyên liệu và chế biến các món ăn trên máy Thermomix

Trên đây là những món ăn đơn giản không cần nấu mà bạn có thể áp dụng bất cứ lúc nào để tiết kiệm thời gian hơn. 

Bên cạnh việc áp dụng các công thức nấu ăn đơn giản này, bạn nên sử dụng Thermomix TM6 để nấu được nhiều món ăn tốt cho sức khỏe hơn mà không tốn nhiều thời gian. Nếu muốn tìm hiểu, trải nghiệm và tậu ngay một chiếc máy Thermomix TM6 về sử dụng, bạn có thể liên hệ qua:

mã zalo của thermomix
Mã zalo của Thermomix

Hướng dẫn cách làm bánh crepe cầu vồng tại nhà đơn giản

Bánh crepe cầu vồng đến từ Pháp sở hữu vẻ ngoài vô cùng bắt mắt, khi cắt lát bạn sẽ thấy có đủ các sắc màu trông như ánh cầu vồng. Với cách làm bánh crepe cầu vồng dưới đây, bạn sẽ dễ dàng sở hữu một chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt, hấp dẫn vô cùng. Hãy cùng khám phá!

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá

7

150 kcal/khẩu phần

30 phút

1 giờ 

Khoảng 200.000đ

1. Nguyên liệu làm bánh crepe cầu vồng 

Trước khi làm bánh crepe cầu vồng, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu riêng cho phần bạt bánh và nhân bánh

1.1. Phần bạt bánh crepe

Các nguyên liệu làm bạt bánh crepe bao gồm:

  • Bột mì số 8 (hoặc bột mì số 11): 250 g
  • Trứng gà: 5 quả
  • Sữa tươi không đường: 625 g
  • Vani: 5 g
  • Muối: 1 g
  • Bơ lạt: 90 g

Lưu ý: Nếu không có dụng cụ cân đo nguyên liệu, bạn có thể áp dụng quy tắc quy đổi sau: 1 muỗng cà phê = 5 ml (tương đương 5 g), 1 muỗng canh = 3 muỗng cà phê = 15ml (tương đương 15 g), 1 cốc = 250ml.

nguyên liệu cơ bản để làm phần bạt bánh crepe cầu vồng
Những nguyên liệu cơ bản để làm phần bạt bánh crepe cầu vồng

1.2. Phần nhân kem

Đối với phần nhân kem, bạn cần chuẩn bị:

  • Whipping Cream (kem tươi): 500 g
  • Đường: 50 g

2. Cách làm bánh crepe ngàn lớp cầu vồng bằng chảo chống dính

Cách làm bánh crepe ngàn lớp cầu vồng bằng chảo chống dính, bạn cần làm bạt bánh trước rồi làm nhân bánh và cuối cùng là trang trí.

2.1. Hướng dẫn làm phần bạt bánh crepe

Cách làm phần bạt bánh crepe như sau:

Bước 1: Đánh tan hỗn hợp trứng và đường

  • Cho 5 quả trứng gà, 65 g đường, 1 g muối vào bát to. Sau đó, dùng phới lồng quấy đều cho tất cả các nguyên liệu quyện vào nhau.
  • Cho thêm 5 g vani rồi dùng phới lồng quấy đều.

Mẹo nhỏ: Nếu muốn đường tan nhanh vào trứng, bạn nên để bát trứng trên miệng nồi nước ấm. Sau đó, lấy phới lồng quấy đều cho tan đường. Hơi ấm bốc lên từ nồi nước sẽ làm cho đường dễ tan ở trong trứng hơn mà trứng cũng không bị chín.

hỗn hợp làm bạt bánh crepe cầu vồng
Hỗn hợp trứng gà, đường, muối, vani phải hòa tan vào nhau

Bước 2: Trộn bột vào hỗn hợp trứng

  • Rây 250 g bột mì số 8 vào hỗn hợp trứng. Sau đó, cho 125 g sữa tươi vào rồi dùng phới lồng khuấy đều đến khi hỗn hợp loãng ra và mịn màng hơn, không còn lợn cợn.
  • Cho 500 g sữa tươi vào hỗn hợp trứng rồi tiếp tục dùng phới lồng khuất đều.

Mẹo nhỏ: Việc chia sữa ra làm hai lần và cho lần lượt vào khi khuấy sẽ giúp trộn bột đều hơn và tránh hiện tượng óc trâu bột.

Hỗn hợp trứng, bột mì, sữa tươi
Hỗn hợp trứng sau khi trộn với bột mì, sữa tươi phải mịn màng, không còn lợn cợn

Bước 3: Trộn bột với bơ

  • Cho 90 g bơ lạt vào bát con. Sau đó, cho vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây đến khi bơ tan chảy hoàn toàn. Trường hợp không có lò vi sóng, bạn có thể đem bơ đi đun cách thủy cho tan.
  • Cho bơ lạt đã tan chảy vào hỗn hợp bột ở trên rồi khuấy đều và mạnh tay đến khi bơ tan hoàn toàn.
  • Dùng rây lọc hỗn hợp cho mịn màng hơn.
  • Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín hỗn hợp bột đã lọc rồi để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng hoặc qua đêm.

Lưu ý: Bạn có thể dùng máy xay thực phẩm thay thế cho phới bằng cách cách cho tất cả các nguyên liệu vào máy rồi xay đến khi hỗn hợp đồng nhất, mịn và có bọt.

Lọc hỗn hợp bột bánh crepe cầu vồng qua rây
Lọc hỗn hợp bột làm bánh crepe cầu vồng qua rây cho mịn màng hơn

Bước 4: Pha màu bột

  • Sau khi đã để hỗn hợp bột trong tủ lạnh được một tiếng, bạn lấy bột ra ngoài, khuấy nhẹ rồi chia thành 7 phần đều nhau vào các bát.
  • Cho màu thực phẩm vào 7 bát. Bạn có thể cho bao nhiều màu tùy thích.

Mẹo nhỏ: 

  • Để chia bột bánh thành 7 phần bằng nhau, bạn hãy dùng cốc đong.
  • Nếu muốn bạt bánh có màu pastel, bạn có thể cho thêm một ít màu trắng vào bột bánh.

Lưu ý: Nếu không muốn dùng màu thực phẩm, bạn có thể dùng nước của các nguyên liệu tự nhiên như lá dứa, gấc, lá cẩm…

Cho phẩm màu vào các bát bột
Cho phẩm màu vào các bát bột, mỗi bát một màu

Bước 5: Rán bánh

  • Cho chảo chống dính lên bếp. Sau đó, bật bếp, để lửa nhỏ làm nóng chảo.
  • Cho muỗng canh bột vào chảo, nghiêng đều để phần bột bánh được dàn ra khắp mặt chảo.
  • Khi bánh phồng nhẹ, mặt ráo (khoảng 30 giây – 3 phút tùy độ dày), lấy phới hoặc thìa cao su, đũa, kẹp silicone lật mặt bánh còn lại lên.
  • Rán bạt bánh thêm 20 giây – 1 phút thì cho ra giá để nguội.

Mẹo nhỏ: 

  • Trước khi rán, bạn có thể cho 1/2 – 2 thìa cà phê nước vào các bát bột để làm mỏng bột. Nhờ đó, khi cho vào chảo, bột sẽ lan nhanh và đều hơn trước khi đông kết.
  • Trước khi rán miếng bánh đầu tiên, bạn cho một chút dầu hoặc bơ vào chảo. Sau đó, dùng giấy ăn lau qua phần dầu/bơ hoặc lấy cọ quét qua cho đều khắp mặt chảo. Làm như vậy, miếng bánh đầu tiên sẽ róc hơn và không bị rách. Đến miếng bánh thứ hai trở đi, bạn không cần cho dầu vào chảo vì phần bơ bên trong bột sẽ giúp rán bánh không bị dính.

Lưu ý: Không để lửa to hoặc rán bánh quá lâu vì làm như thế có thể khiến bạt bánh vị vàng nâu, cháy xém, trông không được đẹp.

cho các lớp bánh crepe lên chảo
Cho bột vào chảo rán và nghiêng đều để lớp vỏ bánh được dàn mỏng
lặt mặt bánh crepe
Sau khi mặt bánh khô thì lật lại, rán tiếp mặt thứ hai
các lớp vỏ bánh crepe cầu vồng
Vỏ bánh sau khi chín phải mịn không cháy xém, phồng rộp

2.2. Hướng dẫn làm nhân kem tươi

Sau khi đã làm xong phần bạt bánh, bạn tiếp tục làm phần nhân bánh theo bước sau:

Bước 1: Làm phần kem tươi

  • Cho 500 g kem tươi đã được làm lạnh, 50 g đường vào bát lớn. 
  • Dùng máy đánh trứng đánh hỗn hợp kem tươi, đường với tốc độ chậm rồi tăng dần lên đến khi hỗn hợp bông cứng, bóng mờ, nhấc phới lên tạo thành hình chóp nhọn.

Mẹo nhỏ: Trước khi cho kem tươi, đường vào đánh, bạn có thể cho cây đánh trứng, bát trộn vào ngăn đá để làm lạnh. Làm như thế, khi đánh kem sẽ bông hơn.

Bước 2: Cho hỗn hợp kem tươi vào ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý: Tránh bắt đầu đánh kem tươi ở tốc độ cao vì như vậy sẽ làm cho máy đánh kem bị nóng, hỗn hợp kem dễ bị tách nước. Sau khi hỗn hợp kem đã bông cứng, dừng đánh. Nếu đánh tiếp, hỗn hợp kem có thể không được mướt, bị xộp, khô và tách nước.

cách làm kem tươi bánh crepe cầu vồng
Đánh hỗn hợp kem tươi đến khi có chóp thì dừng lại

2.3. Trang trí bánh

Bạn trang bí bánh crepe cầu vồng theo các bước sau:

  • Bước 1: Phết kem lên một mặt bạt bánh, chừa 2,5 cm đường viền. Sau đó, đặt một miếng bạt bánh khác. Bạn nên xếp 3 – 4 bạt bánh cùng màu rồi mới chuyển sang bạt bánh màu khác để màu sắc trông rõ ràng hơn.
  • Bước 2: Tiếp tục làm vậy cho đến hết.
  • Bước 3: Đến bạt bánh cuối cùng, múc kem vào túi tam giác gắn chui bắt kem và phun kem trang trí lên bề mặt bánh. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại quả nhỏ như mâm xôi, dâu tây nhỏm cherry… để trang trí lên bề mặt bánh.

Sau khi hoàn thành, bánh crepe sẽ có vẻ ngoài rực rỡ với đủ các sắc màu khác nhau. Lớp vỏ bánh dai dai, mềm mại hòa cùng lớp kem tươi thơm béo, hoa quả chua, ngọt hấp dẫn. Bạn cũng có thể ăn kèm bánh với sốt mật ong hoặc caramen.

Mẹo nhỏ: Nếu muốn bánh ngon hơn nữa, bạn nên để ở ngăn mát khoảng 1 tiếng rồi mới đem ra ăn.

Phết đều kem lên bạt bánh đầu tiên
Phết đều kem lên bạt bánh đầu tiên
Phun kem để trang trí trên mặt bánh
Phun kem để trang trí trên mặt bánh
hoàn thành bánh crepe cầu vồng
Bánh crepe cầu vồng sau khi hoàn thành có thể cắt ra ăn
trang trí bánh crepe cầu vồng
Trang trí bánh crepe cầu vồng với quả mâm xôi và nước xốt cho thêm phần hấp dẫn

3. Cách bảo quản bánh crepe trong tủ lạnh 

Nếu không ăn hết, bạn có thể bảo quản bánh crepe bằng một trong 3 cách sau:

  • Cách 1: Cho bánh vào đĩa, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại hoặc cho vào hộp. Tiếp theo, cho vào ngăn mát tủ lạnh, ăn dần trong 2 – 4 ngày.
  • Cách 2: Cho bánh vào túi zip, hút hết chân không và ăn trong 1 tuần.
  • Cách 3: Đặt từng chiếc bánh vào giữa các tờ giấy ăn. Sau đó, cho vào túi zip hoặc hộp đậy kín và để ở ngăn đông tủ lạnh. Khi nào ăn, bạn mang ra rã đông vài phút ở nhiệt độ phòng rồi cho vào lò vi sóng/ chảo để làm nóng sơ qua. Cách này cho phép để bánh crepe tới vài tháng.

Bên cạnh việc sử dụng các dụng cụ cơ bản trên, bạn có thể dùng máy Thermomix TM6 để làm bánh crepe cầu vồng nhanh chóng và tiện lợi hơn. Thermomix có thể hỗ trợ bạn từ khâu cân, sơ chế nguyên liệu, đánh trứng, trộn bột, nướng bánh với nhiệt độ và thời gian chính xác nhất. Cụ thể, Thermomix nổi bật với:

  • Thay thế cho 3 loại máy thường dùng là: cân điện tử, máy trộn bột và máy đánh bông trứng. Thermomix có khả năng trộn bột, đánh trứng, đánh kem với tốc độ và thời gian chính xác giúp bạn thành công ngay từ lần thử đầu tiên.
  • Tự do sáng tạo: Hệ sinh thái công thức Cookidoo và Modern Cook sẽ gợi ý cho bạn thêm nhiều biến tấu nhỏ trong việc phối màu sắc, trộn nhân kem hay hoàn thiện bánh… Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng sáng tạo thêm  nhiều công thức làm bánh crepe cầu vồng phiên bản độc nhất.
  • Có sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng: Khi sử dụng máy Thermomix TM6, bạn có thể dễ dàng truy cập nhóm Cộng đồng Thermomix chính thức tại Việt Nam hay Cô nàng Thermomix để trao đổi thông tin, được hỗ trợ trong suốt quá trình làm bánh crepe cầu vồng. 
  • Vệ sinh dễ dàng: Khâu rửa dọn vệ sinh cũng rất nhanh gọn, vì máy có chế độ sục rửa tốc độ cao với cơ chế xoay đảo chiều dao. Chỉ cần 30 giây đến 1 phút là bạn đã có vệ sinh xong bình trộn sau khi làm bánh.

Có thể nói, với sự hỗ trợ của máy Thermomix TM6 thì cách làm bánh crepe cầu vồng sẽ càng trở nên đơn giản hơn. Hãy liên hệ ngay theo thông tin sau để có thể sở hữu máy Thermomix TM6 thông minh hỗ trợ làm bánh crepe cầu vồng hiệu quả:

mã zalo của thermomix
Mã zalo của Thermomix

Top 10 phương pháp ăn uống lành mạnh được đánh giá tốt nhất 2021

Trang thông tin thống kê hàng đầu Hoa Kỳ US News mới đây đã công khai đánh giá các chế độ ăn uống lành mạnh tốt nhất hiện nay. Sau đây là 10 phương pháp ăn uống lành mạnh được đánh giá bởi các chuyên gia về y khoa và dinh dưỡng.

 

Tổng điểm

Giảm cân nhanh

Giảm cân lâu dài

Mức độ dễ khi thực hiện

Mức độ lành mạnh

Chế độ ăn DASH

4.2

3.0

3.4

3.3

4.8

Chế độ ăn Địa Trung Hải

4.2

3.0

3.1

3.8

4.8

Chế độ ăn kiêng linh hoạt

4.1

3.6

3.5

3.5

4.7

Chế độ ăn TLC

3.8

3.0

2.8

2.8

4.6

Chế độ ăn lành mạnh MIND

3.8

2.7

2.7

3.4

4.5

Chế độ ăn Bắc Âu

3.6

2.8

3.0

2.5

4.5

Chế độ ăn  Volumetrics

3.8

3.7

3.4

3.1

4.5

Chế độ ăn WW

3.9

3.9

3.4

3.6

4.5

Chế độ ăn Mayo Clinic

3.8

3.4

3.2

3.1

4.4

Chế độ ăn Asian

3.4

2.9

2.9

2.6

4.3

Có thể bạn quan tâm:

1. Chế độ ăn DASH: phương pháp ăn uống lành mạnh tốt nhất

DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) là chế độ ăn lựa chọn và chế biến thực phẩm với mục tiêu hỗ trợ điều trị hoặc ngăn ngừa các nguy cơ gây ra tăng huyết áp, huyết áp cao. Nhóm các thực phẩm thuộc chế độ này có thành phần dinh dưỡng làm giảm huyết áp như kali, canxi, protein, chất xơ.

phương pháp ăn uống lành mạnh DASH
Chế độ ăn DASH được các chuyên gia y khoa khuyên dùng dành cho các bệnh nhân dấu hiệu huyết áp cao.

Thực phẩm được khuyến khích sử dụng

  • Cắt giảm lượng muối tiêu thụ, đường tinh chế, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Tăng cường tiêu thụ đa dạng các loại trái cây và rau củ.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, cừu…) và thay bằng protein trắng (thịt gà, cá, đậu…)

Đối tượng: Chế độ ăn này có thể dễ dàng áp dụng với tất cả mọi người, đặc biệt là những người có chỉ số huyết áp cao.

Ưu điểm

  • Duy trì mức huyết áp ổn định, giúp hạ huyết áp đối với người mắc chứng huyết áp cao
  • Giảm rủi ro béo phì; tiểu đường tuýp 2; bệnh thận và bệnh tim.
  • Có thể áp dụng cho tất cả mọi người và được khuyến nghị phổ biến rộng rãi.

Nhược điểm

  • Đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong việc sắp xếp và lên thực đơn.
  • Cần duy trì trong một thời gian dài để cảm nhận sự hiệu quả rõ ràng ràng hơn.

Món ăn tham khảo

Như đã biết, bạn chỉ cần ưu tiên lựa chọn các thực phẩm ổn định huyết áp và tránh ăn ngọt, ăn quá mặn. Vì thế chỉ cần lưu ý không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hoặc chế biến thực đơn quá ngọt và mặn như thịt nguội, xúc xích, bánh ngọt. 

món ăn theo chế độ lành mạnh DASH
Trứng tráng hay một ít salad trộn đều là những lựa chọn đơn giản nhưng không thể thiếu trong chế độ ăn DASH.

2. Chế độ ăn Địa Trung Hải

Chế độ ăn Địa Trung Hải là một phương pháp ăn uống lành mạnh có nguồn gốc từ văn hóa ăn uống của người dân thuộc vùng biển Địa Trung Hải như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý. Bí quyết của chế độ ăn Địa Trung Hải là hạn chế sử dụng nguồn Protein từ thịt đỏ, không ăn đường ngọt và chất béo xấu. Đồ ăn lành mạnh tươi sống như hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo chưa bão hòa, rau củ quả là những ưu tiên hàng đầu.

Thực phẩm được khuyến khích sử dụng

  • Rau củ gồm bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, cà rốt, cải mầm Brussels… và một số cây họ đậu như đậu gà, đậu đỏ, đậu xanh, đậu phộng…
  • Trái cây lựa chọn các loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như táo,  bơ, cam, chuối và nho…
  • Tinh bột từ các loại ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, khoai lang…
  • Chất đạm tập trung vào các loại cá và hải sản; 
  • Chất béo từ dầu ô liu nguyên chất, dầu quả bơ…

Đối tượng áp dụng: Không hạn chế, tất cả mọi người đều có thể tham gia.

Ưu điểm 

  • Kiểm soát cân nặng, tăng cân, giảm cân tốt hơn
  • Giảm rủi ro béo phì; tiểu đường tuýp 2
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch.

Nhược điểm

  • Nguồn đạm và một số axit béo tốt tập trung khá nhiều vào hải sản, thịt cá, vì thế có thể khó khăn đối với một số bạn bị dị ứng hải sản
  • Chi phí cá và hải sản thường cao hơn khá nhiều so với các loại thịt thông thường

Món ăn tham khảo

Lưu ý lựa chọn các thực phẩm tươi sống để tự chế biến là cách tốt nhất. Một số món ăn dinh dưỡng dưỡng và đảm bảo chuẩn hương vị theo văn hóa vùng Địa Trung Hải là Salad tôm Sicily, Bông cải xanh Hy Lạp…

Salad tôm Sicily món ăn đặc trưng của người Ý.
Salad tôm Sicily món ăn đặc trưng của người Ý.

3. Chế độ ăn kiêng linh hoạt: Phương pháp cho cả gia đình

Là chế độ ăn uống có kết hợp linh hoạt các thực phẩm chay trong bữa ăn. Qua đó hướng đến mục tiêu kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, sự ảnh hưởng xấu từ protein động vật. Bạn sẽ không phải loại bỏ hoàn toàn các loại thịt ra khỏi thực đơn của mình, thay vào đó, hãy duy trì thói quen ăn nhiều đạm thực vật hơn, chỉ ăn thịt trong trường hợp cần thiết, hoặc theo lịch cố định. 

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn món thịt cho những ngày cuối tuần tại nhà hoặc khi có dịp đi chơi cùng người thân.

Thực phẩm được khuyến khích sử dụng

  • Nguồn protein từ thực vật: đậu nành, đậu phụ, đậu lăng…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: diêm mạch, kiều mạch, lúa mạch,…
  • Các loại rau: như rau bina, ớt chuông, đậu xanh, cà rốt, súp lơ trắng…
  • Trái cây: cam, chuối, táo và một quả mọng nước như nho, việt quất…
  • Chất béo lành mạnh: hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, hạt điều, quả hồ trăn, bơ đậu phộng, bơ, ô liu, dừa.
  • Sữa thực vật: sữa hạnh nhân không đường, sữa dừa, sữa đậu nành…

Đối tượng áp dụng: Phù hợp với mọi đối tượng từ người già đến trẻ em.

Ưu điểm

  • Không đòi hỏi sự chặt chẽ trong chế độ ăn, linh hoạt, dễ dàng áp dụng với người mới bắt đầu.
  • Giúp bạn kiểm soát cơn đói tốt hơn nhờ lượng chất xơ khổng lồ từ thực vật.
  • Hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì từ lượng chất béo bão hòa lớn từ động vật 

Nhược điểm

  • Cần có sự cải thiện về lượng thực vật trong bữa ăn của mình sau khi đã bắt đầu làm quen với chế độ ăn, để tối ưu thành quả.
  • Chế độ ăn giàu thực vật có thể làm lượng tinh bột nạp vào quá mức cho phép.

Món ăn tham khảo

Bạn có thể lựa chọn các món chay quen thuộc trong văn hóa Việt Nam như nộm rau trộn, chả chay, nấm hương, lạc, đậu nành rang. Ngoài ra nên sử dụng sữa hạt thường xuyên hơn để tối ưu lượng đạm và chất béo lành mạnh cần thiết.

súp đậu gà lành mạnh
Súp đậu gà, món ăn phổ biến ở Châu Âu, cung cấp lượng protein không kém gì các loại thịt cá.

4. Chế độ ăn TLC: Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

TLC (Therapeutic Lifestyle Changes) là phương pháp ăn uống lành mạnh được xây dựng bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, với mục đích cắt giảm đáng kể lượng cholesterol và chất béo xấu có hại cho sức khỏe tim mạch. Thay vào đó, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc là các thực phẩm tiêu thụ thường xuyên.

phương pháp ăn uống lành mạnh TLC
Chế độ ăn TLC có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch của bệnh nhân.

Thực phẩm được khuyến khích sử dụng

  • Protein: giữ mức tiêu thụ thịt ở mức vừa đủ, đối với người bình thường duy trì ở mức 0.8-1g/1kg trọng lượng cơ thể. Ưu tiên ăn cá và thịt gà không da…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, lúa mạch, khoai lang…
  • Rau xanh và trái cây ăn đa dạng nên chiếm phân nửa khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Chất béo lành mạnh: dầu oliu, các loại hạt như hạnh nhân,
  • Sử dụng sữa hạt hoặc sữa bò ít béo, không béo

Đối tượng áp dụng: Phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm người có vấn đề về sức khỏe tim mạch và thừa cân béo phì. Tuy nhiên sẽ hơi hạn chế đối với nhóm người lao động nặng, vận động viên do hạn chế về lượng đạm và chất béo.

Ưu điểm

  • Giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, hạn chế nhiều bệnh về thừa cân, béo phì trong thời gian dài.
  • Kiểm soát cơn đói tốt hơn nhờ lượng chất xơ khổng lồ từ thực vật và thức ăn nạp vào cơ thể nhiều hơn do hạn chế chất béo.

Nhược điểm

  • Cần sự nghiêm ngặt và duy trì trong thời gian dài để đem đến thành quả
  • Khó tiếp cận trong giai đoạn đầu do phải hạn chế lượng chất béo và chất đạm.

Món ăn tham khảo

Sau khi chọn nguyên liệu lành mạnh phù hợp, bạn chỉ cần lưu ý thêm không chế biến đồ ăn chiên, rán với dầu ăn ở nhiệt độ cao, tránh hấp thụ cholesterol xấu. Các món hấp, luộc, trộn và chế biến ở nhiệt độ thấp được ưu tiên hơn cả. 

Salad rau củ với thịt gà
Salad rau củ với thịt gà không da là món ăn “bền vững” trong chế độ TLC.

5. Chế độ ăn lành mạnh MIND: Tốt cho não bộ

Chế độ ăn MIND là sự kết hợp giữa hai chế độ DASH và Địa Trung Hải nhằm mục đích cải thiện sức khỏe của não bộ. Những thực phẩm lành mạnh như rau xanh, quả hạch và quả mọng nước chứa nhiều chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa của hệ thần kinh. 

phương pháp ăn uống lành mạnh MIND
Đồ ăn ngọt, chất béo xấu, muối cũng cần được hạn chế tuyệt đối, giống như hai chế độ DASH và Địa Trung Hải.

Thực phẩm được khuyến khích sử dụng

  • Các loại rau xanh, đặc biệt là rau cải xoăn, rau bina, xà lách, cải thìa, rau diếp cá và salad nên sử dụng đều vào các bữa ăn.
  • Trái cây ưu tiên các loại quả mọng nước như mâm xôi, việt quất, dâu tây
  • Các loại hạt và quả hạch (hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó) có thể sử dụng làm thức ăn vặt cung cấp chất béo lành mạnh
  • Ngũ cốc nguyên hạt ưu tiên gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám…
  • Cá là nguồn chất đạm ưu tiên, chứa nhiều omega-3 tốt cho não bộ.
  • Rượu vang với một lượng nhất định (tối đa 1 ly trong một ngày) cũng được khuyến khích sử dụng.

Đối tượng áp dụng: Chế độ ăn lành mạnh phù hợp với mọi nhóm đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi mắc các chứng bệnh về suy giảm trí nhớ và huyết áp.

Ưu điểm

  • Cung cấp hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe não bộ
  • Kiểm soát cơn đói tốt hơn nhờ rau xanh, trái cây, các loại hạt là nguồn thực phẩm chính
  • Cải thiện sức khỏe của hệ thần kinh trung ương, ngăn phát triển những biến chứng xấu.

Nhược điểm

  • Cần sự nghiêm ngặt và duy trì trong thời gian dài để đem đến thành quả
  • Khó tiếp cận trong giai đoạn đầu do phải hạn chế lượng chất béo và chất đạm.

Món ăn tham khảo

Với lượng lớn thức ăn từ rau xanh và trái cây, nước ép hoặc sinh tố là một trong những cách tiêu thụ tốt nhất bạn có thể cân nhắc. Với tinh bột và chất đạm bạn có thể tham khảo thêm món mỳ ý sốt thịt gà viên hoặc bánh cá Taco của người Mexico.

Sinh tố việt quất dễ uống và dễ làm.
Sinh tố việt quất dễ uống và dễ làm.

6. Chế độ ăn Bắc Âu: Cách ăn như người VIKING

Đây là phương pháp ăn uống lành mạnh có sự tương đồng lớn với chế độ ăn Địa Trung Hải. Điểm khác biệt đáng kể là loại dầu người Bắc Âu sử dụng là dầu hạt cải thay vì dầu oliu. Ngoài ra, chế độ ăn Bắc Âu cũng tập trung vào tiêu thụ thực phẩm theo mùa, có nguồn gốc địa phương và thân thiện với môi trường.

chế độ ăn uống lành mạnh Bắc Âu
Người dân Bắc Âu rất thích ăn cá, có thể tiêu thụ các loại cá theo mùa trong cả một năm.

Thực phẩm được khuyến khích sử dụng

  • Rau xanh và trái cây ăn nhiều nhất có thể, đặc biệt được nuôi trồng theo phương pháp hữu cơ.
  • Tinh bột tập trung vào các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Ăn nhiều cá và thủy hải sản: cá thu, cá mòi, cá hồi
  • Hạn chế ăn thịt nhưng chất lượng thịt phải cao như thịt bò, thịt dê, thịt da cầm không da.
  • Sử dụng các sản phẩm hữu cơ nhiều nhất có thể và xả ít chất thải ra môi trường.

Đối tượng áp dụng: Chế độ ăn lành mạnh phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi mắc các chứng bệnh về suy giảm trí nhớ và huyết áp.

Ưu điểm

  • Nguồn thực phẩm đa phần có nguồn gốc nuôi trồng theo phương pháp hữu cơ, rất thân thiện và lành mạnh với con người.
  • Thực phẩm thân thiện với môi trường còn đồng nghĩa với việc nói không với thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Hạn chế được lượng muối, chất béo, đường không tốt cho sức khỏe
  • Sử dụng thực phẩm theo mùa đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao trong đồ ăn và thức uống.
  • Hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì từ lượng chất béo bão hòa lớn từ động vật 

Nhược điểm

  • Chế độ ăn hải sản tươi và thực phẩm organic đòi hỏi mức chi phí khá cao cho nhu cầu ăn uống.
  • Khó tiếp cận một cách hoàn hảo và duy trì trong thời gian dài bởi sự khác biệt về khí hậu với Bắc Âu, khó sử dụng các thực phẩm tươi sống, địa phương.

Món ăn tham khảo

Một số cách biến với món cá, như cá nướng, hấp, áp chảo, súp cá hồi… đều là những lựa chọn hết sức đơn giản mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu một món ăn đặc trưng của người dân Thụy điển là bánh kẹp salad trứng cá cơm.

Món bánh kẹp salad trứng cá cơm.
Món bánh kẹp salad trứng cá cơm.

7. Volumetrics: Phương pháp giảm cân thể tích

Volumetrics là phương pháp ăn uống tiếp cận theo cách tối ưu lượng thể tích đồ ăn nạp vào cơ thể. Cụ thể hơn, nó hướng đến mục tiêu ăn các thực phẩm có thể tích, trọng lượng lớn nhưng lại mang lượng calo nhỏ nhất. Qua đó, giúp bạn cảm thấy no bụng và hạn chế được mức calo nạp ồ ạt nạp vào cơ thể.

phương pháp giảm cân thể tích
Việc tối ưu thể tích và trọng lượng với cùng một mức calo, đồng nghĩa với việc cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo chế biến sẵn.

Thực phẩm được khuyến khích sử dụng

Món ăn được ưu tiên có đặc điểm chung là những thực phẩm chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, ít chất béo, ít calo mang lại cảm giác no bụng.

  • Các loại rau củ là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu. Trái cây lưu ý hạn chế ăn hoa quả lượng đường cao như mít, bơ, chuối, dừa, xoài ngọt…
  • Nguồn tinh bột giàu chất xơ từ các loại ngũ cốc nguyên hạt. Có thể sử dụng thêm mì ông vì chúng giữ nước khá tốt sau khi chế biến.
  • Chất đạm: cá, thịt nạc gia súc, thịt gia cầm không da…
  • Chất béo: sử dụng sữa ít béo hoặc không béo và lượng chất béo sẵn có trong các loại thịt.

Đối tượng áp dụng: Đặc biệt phù hợp với những người gặp khó khăn trong việc cắt giảm calo để giảm cân.

Ưu điểm

  • Bạn sẽ luôn cảm thấy no bụng mà không no ngại về mức calo hấp thụ
  • Dễ dàng áp dụng với người mới tiếp cận

Nhược điểm

  • Hạn chế một lượng chất béo tốt từ các loại quả hạch
  • Chưa tối ưu được lượng chất béo lành mạnh để nạp vào cơ thể

Món ăn tham khảo

Đối với phương pháp này, cách chế biến đồ ăn là hết sức quan trọng. Các món canh hoặc soup sẽ được sử dụng khá nhiều, nhằm tận dụng lượng thể tích từ nước. Ngoài ra, phải thật sự hạn chế ăn đồ chiên rán, tránh lượng calo dư thừa trong chế biến.

Soup rau nấm, canh rau củ lành mạnh
Soup rau nấm, canh rau củ…đều là những lựa chọn phù hợp với phương pháp Volumetrics.

8. Chế độ ăn WW: Phương pháp giảm cân tổng thể

Weight Watchers là phương pháp ăn uống lành mạnh dựa trên hệ thống lựa chọn thực phẩm qua điểm số linh hoạt. Mỗi loại thức ăn sẽ được phân bổ với một điểm số cụ thể, mức calo càng cao thì điểm số càng cao. Trong khi đó mỗi cá nhân lại sở hữu một kho điểm riêng, phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng hay chỉ số BMI của cơ thể. 

phương pháp ăn uống lành mạnh WW
Những thực phẩm lành mạnh, ít calo thường có mức điểm thấp, trong khi các món ăn không lành mạnh thì khá cao.

Thực phẩm được khuyến khích sử dụng

Sẽ không có giới hạn nào về các loại đồ ăn, nhưng để có thể thưởng thức món ăn mà bạn thích, hãy nạp những thực phẩm ít calo với mức điểm thấp. Bạn cần tiết kiệm quỹ điểm của bản thân để ăn những thứ bạn muốn. 

Chính vì thế rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hoặc chất đạm ít béo sẽ là sự ưu tiên hàng đầu để cân bằng lượng calo nạp vào và kho điểm của bản thân

Đối tượng áp dụng: Tất cả mọi người đều có thể tham gia, tuy nhiên đây không phải phương pháp tối ưu với một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.

Ưu điểm

  • Bạn có quyền ăn bất cứ thứ gì mà bạn thích, chỉ cần bạn đủ điểm.
  • Dễ dàng tiếp cận đối với những người mới tiếp cận
  • Tạo động lực cho thói quen ăn uống lành mạnh nhờ thực phẩm lành mạnh mang điểm số thấp.

Nhược điểm

  • Có thể tồn tại trường hợp nhịn ăn, để ăn các món calo cao. 
  • Nếu không cân đối điểm số hợp lý thì chế độ ăn này có thể phản tác dụng do bạn vẫn có thể sử dụng nhiều đường và chất béo xấu.

Món ăn tham khảo

Với hệ thống món ăn được điểm số hóa, bạn có thể truy cập tìm hiểu ứng dụng Weight Watchers để tham khảo và tiến hành triển khai thực đơn một cách hợp lý

9. Chế độ ăn Mayo Clinic

Đây là chế độ ăn điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh kết hợp với thể dục. Nó được xây dựng dựa trên tháp dinh dưỡng độc đáo, được nghiên cứu bởi Trung tâm Y tế Mayo Clinic tại Hoa Kỳ. Phần đáy kim tự tháp tập trung vào trái cây và các loại rau, được coi là nền tảng của lối sống lành mạnh., Ngược lại chất béo và đường chỉ được tiêu thụ với một lượng thấp.

Kim tự tháp dinh dưỡng Mayo Clinic.
Kim tự tháp dinh dưỡng Mayo Clinic.

15 Thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt được hình thành

Trong suốt hai giai đoạn “làm quen” và “từ bỏ” (hay còn gọi là “live it”, “lose it”) kéo dài đến hết đời, bạn sẽ dần được hình thành các thói quen sinh hoạt điều độ và lành mạnh sau:

  • 5 thói quen bạn cần “từ bỏ”
    • Ăn nhiều đường
    • Ăn vặt thường xuyên, ngoại trừ trái cây và rau quả.
    • Ăn quá nhiều thịt mỡ và uống sữa đầy đủ chất béo.
    • Vừa ăn vừa xem TV.
  • 5 thói quen mới bạn cần “làm quen”
    • Ăn một bữa sáng lành mạnh.
    • Tự chuẩn bị thực đơn, trừ khi bạn đặt món ăn kiêng.
    • Tiêu thụ ít nhất bốn phần rau và trái cây mỗi ngày.
    • Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và lúa mạch .
    • Tập trung vào chất béo lành mạnh như dầu ô liu. 
    • Vận động hoặc tập thể dục từ 30 phút trở lên mỗi ngày.
  • 5 thói quen “bền vững”
    • Thống kê và kiểm soát mọi thứ bạn ăn vào cơ thể hàng ngày
    • Ghi lại kết quả của buổi tập luyện thể dục
    • Giữ thói quen di chuyển nhiều hơn, tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày.
    • Chỉ ăn thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm đông lạnh chưa chế biến
    • Đặt ra mục tiêu hàng ngày để tạo động lực, tràn đầy năng lượng sống.

Đối tượng áp dụng: Có thể áp dụng với tất cả mọi người.

Ưu điểm

  • Dễ dàng tiếp cận, có giai đoạn cho người mới bắt đầu.
  • Các thói quen được hình thành đều có lợi cho sức khỏe, loại bỏ dần các thực phẩm xấu và hình thành lên các lối sống sinh hoạt tốt.
  • Hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì từ lượng chất béo bão hòa lớn từ động vật, đường tinh chế trong thực phẩm chế biến sẵn.

Nhược điểm

  • Các thói quen ở giai đoạn sau ngày một khó khăn hơn, cần một ý chí quyết tâm để bắt kịp
  • Cần duy trì trong thời gian dài để có thấy nhận thấy được các kết quả rõ ràng.

Món ăn tham khảo

Chú ý việc tiêu thụ lượng rau lớn và lượng protein ít mỡ, bạn có thể tham khảo món salad cá thu nướng. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại ngũ cốc nguyên hạt để làm bánh, cũng là một ý tưởng hành để tiêu thụ tốt lượng tinh bột tốt này.

Bữa sáng dinh dưỡng, lành mạnh
Bữa sáng dinh dưỡng, lành mạnh cùng bánh kếp chuối Yến Mạch với quả mâm xôi và mật ong.

10. Asian Diet: Phương pháp ăn uống phù hợp với người châu Á

Giống như nhiều khu vực khác trên thế giới, Châu Á cũng sở hữu một phương pháp ăn uống lành mạnh riêng. Chế độ ăn cung cấp khẩu phần ăn với lượng lớn từ rau và các loại trái cây. Ngoài ra một điểm khác biệt lớn so với các chế độ ăn khác, là cực kỳ hạn chế sử dụng sữa tươi, do hiện tượng không dung nạp được đường lactose. Người Châu Á cũng sử dụng da dạng các loại gia vị và hương liệu trong nấu ăn.

chế độ ăn lành mạnh của người Châu Á 
Kim tự tháp chế độ ăn của người Châu Á  được xây dựng bởi trung tâm giáo dục thực phẩm và dinh dưỡng Oldways ở Boston, Hoa Kỳ

Thực phẩm được khuyến khích sử dụng

  • Rau xanh là trung tâm của bữa ăn, tăng cường ăn trái cây là rau củ.
  • Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, hạt kê, mì kiều mạch và các loại bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt như chapati, loại bánh truyền thống của người dân Ấn Độ.
  • Chất đạm: bổ sung từ đậu nành cá và hải sản.
  • Chất béo: ăn hạn chế lượng chất béo, nguồn chất béo lành mạnh tập trung các loại quả hạch như hạt hạnh nhân, quả óc chó…
  • Văn hóa sử dụng các loại trà của người Châu Á, được cho là giúp cải thiện tình trạng các bệnh thừa chân, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
  • Thực phẩm lên men hỗ trợ tiêu hóa thường xuyên được sử dụng, để đem đến sức khỏe đường ruột tốt.

Đối tượng áp dụng: Sẵn sàng phục vụ với mọi đối tượng.

Ưu điểm

  • Chế độ dinh dưỡng gần gũi, dễ dàng lựa chọn nguyên liệu chế biến với người Việt Nam.
  • Lượng rau xanh giúp bạn kiểm soát cơn đói tốt.
  • Hạn chế nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch, do tiêu thụ lượng chất béo thấp.

Nhược điểm

  • Đồ ăn thường được chế biến khá cầu kỳ, mất nhiều thời gian để chuẩn bị.
  • Chế độ ăn nhiều tinh bột, theo kim tự tháp chưa có sự phân bổ rõ ràng, các loại ngũ cốc nguyên cám thuộc cùng nhóm thực phẩm với rau củ quả.

Món ăn tham khảo

Nước trà tươi hoặc một số các món ăn lên men độc đáo của người Châu á như dưa muối, kimchi cải thảo và đậu nành natto, đều là những món ăn độc đáo của phương pháp này.

Nước trà xanh, thức uống đậm chất Á.
Nước trà xanh, thức uống đậm chất Á.

Trên đây là 10 phương pháp ăn uống lành mạnh được các chuyên gia đánh giá là tốt nhất năm 2021. Hy vọng bạn sẽ tìm được một chế độ ăn uống phù hợp và áp dụng thành công.

Xu hướng ăn uống lành mạnh 2021

Do sự ảnh hưởng của dịch bệnh, xu hướng ăn uống lành mạnh trong vài năm qua thay đổi đáng kể. Không chỉ đơn thuần là loại bỏ những thực phẩm xấu, mà nhiều người còn tích cực sử dụng những thực phẩm giúp tăng trưởng sức đề kháng hay thân thiện với môi trường. Cụ thể hơn mời bạn tìm hiểu 5 xu hướng ăn uống lành mạnh 2021, để có thể lựa chọn cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo.

Tìm hiểu thêm:

1. Món ăn tăng cường sức đề kháng 

Bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng vào thực đơn hàng ngày chính là cách cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể một cách an toàn và tự nhiên. Bởi lẽ thói quen ăn uống và sinh hoạt là tấm gương phản chiếu cho chính trình trạng sức khỏe của bạn. Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19, bất kể lứa tuổi nào cũng cần duy trì một thể trạng tốt để đánh bại virus. 

Theo số liệu nghiên cứu thị trường, trong năm 2020, đã có hơn 50% người tiêu dùng cho biết họ sử dụng nhiều thành phần dinh dưỡng hơn để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe. Nhóm thực phẩm được ưu tiên bổ sung bao gồm các chất chống oxy hóa, các loại vitamin C, E, nguồn chất béo tốt cải thiện sức khỏe tim mạch.

xu hướng nấu ăn tăng cường sức đề kháng
Bổ sung đa dạng thực phẩm, trái cây, rau củ, thịt cá tươi để có một sức đề kháng khỏe mạnh.

Một số món ăn giúp tăng cường sức đề kháng:

  • Quả việt quất hoặc trà xanh: có chứa một loại sắc tố flavonoid tự nhiên từ thực vật, giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ miễn dịch của đường hô hấp. Bổ sung flavonoid thường xuyên có khả năng giúp cơ thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh. 
  • Các thực phẩm giàu vitamin C: các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ổi, cam, kiwi, đu đủ, rau bina, ớt chuông đỏ…  là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, tăng sự sản sinh bạch cầu trong máu.
  • Các thực phẩm giàu vitamin E: hạt hướng dương, hạt hạnh nhân cung cấp một lượng lớn vitamin E, chất chống oxy hóa tự nhiên an toàn với cơ thể. Ngoài ra, các loại hạt này là nguồn chất béo chứa nhiều các loại cholesterol tốt, giúp cải thiện tình trạng tim mạch của bạn.
  • Hạt lanh, quả óc chó và một số loại cá nhiều dầu như cá ngừ, cá hồi, cá cơm cung cấp một lượng axit béo omega-3 dồi dào cho cơ thể. Bổ sung omega-3 ổn định, trong thời gian dài giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý về khớp 
  • Tỏi: thực phẩm hàng đầu tăng khả năng phòng cúm. Trong tỏi có chứa Allicin làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh. Đây là loại thực phẩm dễ tìm, dễ mua, có thể sử dụng trong nấu ăn hàng ngày, với lượng 1-3 tép. 
  • Nghệ: cải thiện phản ứng hệ miễn dịch của cơ thể. Do hoạt chất curcumin có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm cực tốt đối với cơ thể. Nghệ cũng là một gia vị chế biến món ăn tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng.

2. Thực phẩm thân thiện với môi trường

Xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm thân thiện với môi trường đang được ưa chuộng do những cảnh báo về những tác nhân xấu của con người lên môi trường. Cụ thể hơn, bạn có thể khởi đầu bằng việc nói không các thực phẩm có bao bì, đóng gói nilon. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên sử dụng nông – lâm – thủy sản có nguồn gốc nội địa, để hạn chế lượng khí thải sinh ra trong quá trình vận chuyển và bảo quản thực phẩm.

nói không với túi nilon
Hãy nói không với túi nilon và hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói để hạn chế lượng rác thải ra môi trường.

Sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng và tươi sống chính là bước tiếp theo. Việc này giúp hạn chế sử dụng các phương pháp chế biến đóng hộp, trữ đông – một trong những phương pháp xử lý thực phẩm phát thải rất nhiều nước thải và khí thải độc hại. Đặc biệt  ưu tiên bổ sung nguồn đạm từ thực vật, giúp làm giảm ô nhiễm môi trường từ chất thải và hạn chế việc thu hẹp diện tích trồng trọt của ngành công nghiệp chăn nuôi. 

xu hướng lựa chọn thực phẩm thân thiện với môi trường
Ngành chăn nuôi phát triển, đồng thời diện tích đất trồng thực vật cũng bị thu hẹp để phục vụ hoạt động sản xuất chăn nuôi.

3. Chế độ ăn Địa Trung Hải được mệnh danh là chế độ ăn uống tốt nhất cho năm 2021

Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn có nguồn gốc từ văn hóa ăn uống của các quốc gia tiếp giáp vùng biển này như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý. Bí quyết của chế độ ăn Địa Trung Hải là hạn chế sử dụng nguồn Protein từ thịt đỏ, không ăn đường ngọt và chất béo xấu. Thay vào đó, khẩu phần ăn tập trung vào ăn thịt cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây và các cây họ đậu.

Dầu oliu theo chế độ ăn Địa Trung Hải
Dầu oliu là nguồn chất béo tốt, thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn Địa Trung Hải

Theo bảng xếp hạng do US News & World, chế độ ăn Địa Trung Hải được các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ xếp hạng là cách ăn uống lành mạnh nhất. Với nguồn thực phẩm sạch, chế độ này đem đến cho bạn sức khỏe về tim mạch, não bộ, đồng thời hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư.

Chế độ ăn Địa Trung Hải được biến thể để phù hợp với từng đối tượng khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản có một số điểm chung trong cách thực hiện như sau: 

Thực phẩm nên ưu tiên

  • Rau củ: gồm bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, cà rốt, cải mầm Brussels… và một số cây họ đậu như đậu gà, đậu đỏ, đậu xanh, đậu phộng…
  • Trái cây: lựa chọn các loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như táo,  bơ, cam, chuối và nho…
  • Tinh bột từ các loại ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, khoai lang…
  • Chất đạm: tập trung vào các loại cá và hải sản
  • Chất béo từ dầu ô liu nguyên chất, dầu quả bơ…

Thực phẩm nên sử dụng vừa phải: Các loại thịt gia cầm, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, phô mai và sữa chua…

Thực phẩm nên hạn chế: Các loại thịt đỏ, gia súc như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, thịt cừu…

Thực phẩm cần tránh: đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường và chất béo xấu.

4. Thực phẩm dựa trên thực vật

Sử dụng những thực phẩm gốc thực vật, hay còn được biết đến là chế độ ăn thuần chay (không bao gồm cả trứng và sữa) không quá xa lạ trong văn hóa người Việt Nam. Xu hướng ăn chay khởi nguồn từ việc ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thịt và chất béo động vật gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch và là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Với chế độ ăn gốc thực vật, bạn luôn đảm bảo được lượng chất béo lành mạnh và lượng chất xơ khổng lồ từ bữa ăn của mình.

xu hướng lựa chọn thực phẩm thực vật 2021
Với một số loại hạt và cây họ đậu bạn không cần lo ngại về việc thiếu hụt Protein từ thực vật.

Trên thực tế theo kết quả khảo sát, từ nghiên cứu của IFIC về xu hướng ăn uống trong năm 2020, có đến 28% người dân chia sẻ rằng họ đã sử dụng chế độ ăn gốc thực vật nhiều hơn và 17% sử dụng các món thay thế thịt có thành phần chay hoàn toàn. Kết quả này một lần nữa khẳng định, thực vật có khả năng thay thế đạm động vật và đang trở thành xu thế ăn uống mới.

Tương tự xu hướng ăn uống lành mạnh 2021 khác, ăn thuần chay cũng sử dụng trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các cây họ đậu để cung cấp các chất thiết yếu. Bạn chỉ cần lưu ý một số dưỡng chất sau có khả năng thiếu hụt khi thay thế loại đạm này cho thịt:

  • Vitamin B-12: các loại ngũ cốc và sữa thực vật ép từ các loại hạt.
  • Sắt: cây họ đậu và các loại rau lá xanh đậm như bông cải xanh, rau chân vịt…
  • Canxi: Ăn đậu nành, đậu phụ và rau xanh như bông cải xanh, cải xanh sẽ là một sự thay thế tuyệt vời.
  • Vitamin D: đậu nành và nấm. Ngoài ra bạn nên dành thời gian cho cơ thể tiếp xúc với nắng hàng ngày để bổ sung đủ vitamin D cần thiết.
  • Axit béo omega-3: Quả óc chó, hạt lanh và tảo biển.
  • Kẽm: cây họ Đậu, các loại hạt lạc, hạnh nhân, yến mạch và rau bông cải xanh.

5. Chế biến thức ăn thừa

Sức ảnh hưởng của đại dịch dẫn đến phương thức ăn uống mọi gia đình đã phải thay đổi đáng kể. Họ bắt buộc dần hình thành thói quen ăn uống và chế biến thực phẩm tại nhà. Chính vì vậy, để tối ưu thời gian và công sức nấu nướng, xu hướng chế biến thức ăn thừa đã ra đời. Đây sẽ là xu hướng ăn uống nhiều năm tới.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bắt đầu với xu hướng ăn uống lành mạnh 2021 nào, hãy để Thermomix giúp bạn đơn giản hóa việc vào bếp nhé. Với hơn 20 chức năng và 13 chế độ làm bếp thông minh, Thermomix TM6 luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn chinh phục các xu hướng ăn uống mới nhất. 

  • Món ăn tăng cường sức đề kháng: Với cơ chế kiểm soát nhiệt độ chính xác khi nấu, Thermomix sẽ đảm bảo gìn giữ tối ưu các vi chất dinh dưỡng kém bền với nhiệt độ như các loại vitamin và các chất chống oxy hóa.
  • Thực phẩm thân thiện với môi trường: sự kết hợp nhiều chức năng nhà bếp trong cùng một thiết bị duy nhất sẽ giúp bạn hạn chế rác thải rắn ra môi trường. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng phần nguyên liệu mua thừa để chế biến những món khác nhau tránh lãng phí nhờ gợi ý từ hệ sinh thái công thức sẵn có. Việc hoàn thiện món ăn từ khâu sơ chế nguyên liệu đến nấu chín hay xay nhuyễn thành phẩm giúp giảm thiểu tỷ lệ hao hụt thực phẩm cũng như hạn chế việc rửa dọn nhiều dụng cụ nhà bếp sau khi nấu.
  • Chế độ ăn Địa Trung Hải: Với bộ công thực độc quyền từ Cookidoo, các món ăn như Salad tôm Sicily hay Bông cải xanh Hy Lạp đảm bảo đúng vị và kết hợp tối ưu giữa các nhóm chất dinh dưỡng nhất.
  • Thực phẩm dựa trên thực vật: Với tính năng nghiền và xay nhuyễn, bạn có thể chế biến các loại hạt, các loại đậu theo cách riêng của bạn và cực kỳ tiết kiệm thời gian. Các món như giò chay, chả chay sẽ giúp bạn sẵn sàng để loại bỏ thịt ra khỏi thực đơn của gia đình.
ăn uống lành mạnh với thermomix
Thermomix TM6, luôn đồng hành cùng bạn để xây dựng lên thói quen ăn uống lành mạnh hiện đại nhất

Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã nắm được những xu hướng ăn uống lành mạnh 2021 đang được ưa chuộng. Bạn có thể lựa chọn một hoặc kết hợp đồng thời nhiều xu hướng khác nhau để xây dựng chế độ ăn uống vừa đảm bảo sức khỏe, vừa phù hợp và tối ưu cho bản thân. Hãy cùng bắt đầu thay đổi lối sống lành mạnh của bản thân ngay từ bây giờ nhé!

11+ Phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm có lợi cho sức khỏe

Các phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm khác nhau ở phần nhiệt độ nấu và cách thực phẩm tiếp xúc với nước. Mỗi sự khác biệt sẽ mang đến hương vị riêng biệt và phù hợp với từng nguyên liệu, món ăn. Ở bài viết này hãy khám phá chi tiết hơn từng phương pháp nấu nhiệt ẩm và chọn cho mình cách nấu vẹn tròn hương vị, đầy đủ dinh dưỡng nhất bạn nhé!

1. Phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm là gì?

Phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm là phương pháp nấu ăn sử dụng chất lỏng hoặc hơi nước, nhiệt độ để làm chín thực phẩm. Chất lỏng hoặc hơi nước đóng vai trò là môi trường truyền nhiệt làm chín và tăng thêm hương vị cho thực phẩm trong quá trình nấu. 

Sau khi nấu xong, các chất lỏng còn lại sau sẽ được dùng làm nước sốt hoặc nguyên liệu cho món ăn khác.

Phương pháp nhiệt ẩm dùng hơi nước
Phương pháp nhiệt ẩm dùng hơi nước hoặc chất lỏng, nhiệt độ để làm chín thực phẩm

Phương pháp nấu nhiệt ẩm bao gồm nhiều phương pháp nhỏ như phương pháp sử dụng hơi nước, kho, om, rim, chần, ninh, hầm, sous vide, luộc. Các phương pháp này chủ yếu khác nhau về nhiệt độ nấu và cách tiếp xúc với nhiệt ẩm.

2. Phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm sử dụng hơi nước

Phương pháp này thực hiện bằng cách đun sôi nước đến khi bốc hơi và dùng chính hơi nước để làm chín thực phẩm. Vì thế, thực phẩm chín nhưng không bị ngấm nước. Phương pháp làm chín thực phẩm sử dụng hơi nước bao gồm hấp, đồ, tần. 

Lợi ích: 

  • Sẽ giữ lại nhiều dinh dưỡng (vitamin B, B12, C, biotin, phốt pho, canxi, kiềm, kẽm…) hơn so với các thực phẩm được luộc do các chất dinh dưỡng không bị ngấm vào nước.
  • Món ăn mềm nhừ, không bị bã, nát
  • Giữ lại được độ ngọt tự nhiên của thực phẩm
  • Thực phẩm hấp chín đều mà không bị cháy. Thực phẩm cũng không bị ngấm chất béo nên giảm được lượng calo.

Thực phẩm áp dụng:

  • Thịt gia súc: Nên chọn phần thịt nạc, mềm, không có gân và màng.
  • Thịt gia cầm: Nên chọn miếng to hoặc để nguyên con.
  • Cá: Nên để nguyên con hoặc chọn phần nạc.
  • Phối hợp: Có thể chọn các món nhồi như cá nhồi hấp, đậu phụ nhồi thịt hấp hoặc bánh bao nhân mặn…

Yêu cầu kỹ thuật: 

  • Trong khi nấu, thực phẩm không được tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • Sau khi nấu, thực phẩm chín mềm mà không bị nát, giữ nguyên được màu sắc tự nhiên.
  • Thời gian nấu: Lâu hơn các thực phẩm làm chín bằng nước và tuỳ vào từng loại thực phẩm. Ví dụ: trứng hấp cần khoảng 15 – 20 phút, cá hấp cần khoảng 35 – 45 phút… 
  • Nhiệt độ nấu: Trên 100 độ C, tối đa là 135 độ C (trong nồi áp suất cao).

2.1. Hấp – đồ

Hấp, đồ là hai phương pháp nấu ăn đơn giản và tốt cho sức khỏe. Trong hai phương pháp này, nước sôi sẽ bay hơi và truyền nhiệt giúp thực phẩm chín. Tuy khá giống nhau nhưng hấp và đồ cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

2.1.1. Hấp

Hấp là phương pháp nấu ăn bằng cách cho nước vào nồi hấp đun sôi. Sau đó, đặt dụng cụ hấp (quả hấp, lồng hấp…) có chứa thực phẩm lên trên. Tiếp tục đun sôi nước cho đến khi thực phẩm trong dụng cụ hấp chín.

  • Thực phẩm áp dụng: Phương pháp hấp có thể sử dụng cho hầu hết các loại thực phẩm. Phổ biến nhất là hấp thịt, cá, trứng, ốc, một số loại bánh (bánh bao, bánh xu xê, bánh ít…), cơm, xôi, rau, củ…
  • Thời gian hấp: Tùy thuộc vào khối lượng, tính chất của từng loại thực phẩm. Ví dụ như hấp rau mất dưới 5 phút, còn hấp thịt trắng và cá mất 15 – 20 phút.
  • Nhiệt độ hấp: Từ 85 – 100 độ C.
phương pháp nấu ăn hấp nhiệt ẩm
Trong phương pháp hấp, thực phẩm được đặt trên dụng cụ hấp và làm chín bằng hơi nước

2.1.2. Đồ

Phương pháp đồ gần giống với phương pháp hấp. Trong phương pháp này, nước trong nồi sẽ được đun sôi rồi mới cho thực phẩm vào chõ. Khi cho, tránh để hơi nước thoát ra ngoài nhiều làm giảm chất lượng món ăn. Sau đó, tiếp tục đun nước sôi cho đến khi thực phẩm chín mềm.

  • Thực phẩm áp dụng: Đồ chỉ sử dụng được với một số loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, khoai sắn… 
  • Thời gian đồ: Tương đối lâu và phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến. Ví dụ như đồ xôi sẽ mất nhiều thời gian hơn so với khoai, sắn.
  • Nhiệt độ đồ: Khoảng 100 độ C.
Phương pháp đồ nhiệt ẩm
Phương pháp đồ thường sử dụng cho thực phẩm chứa nhiều tinh bột

2.2. Tần (hấp cách thủy) 

Tần là phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm bằng cách cho thực phẩm vào đồ đựng bằng sứ có nắp đậy (liễn sứ, âu sứ…) rồi đặt trực tiếp vào nồi nước. Sau đó, đun sôi nước cho đến khi thực phẩm chín đều. 

Trong phương pháp này, sức nóng của hơi nước sẽ tác động vào đồ đựng bằng sứ và làm chín thực phẩm ở bên trong. 

  • Thực phẩm áp dụng: Khác với hấp, đồ, phương pháp tần chỉ phù hợp với các loại thịt ngon, non, mềm, béo. 
  • Yêu cầu kỹ thuật: Có thể cho thêm một chút nước dùng vào đồ đựng bằng sứ để đẩy nhanh thời gian chín. Sau khi hấp xong, thực phẩm phải chín nhừ nhưng không nát và nước trong.
  • Thời gian tần: Lâu hơn thời gian hấp hoặc đồ thực phẩm. 
  • Nhiệt độ tần: 100 – 135 độ C.
Tần: Phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm
Khi áp dụng phương pháp tần, thực phẩm được cho vào liễn sứ và đặt trong nồi nước đun sôi

3. Phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm bằng kho/om/rim

Các phương pháp này nấu bằng cách cho thực phẩm vào đảo khô ở nhiệt độ cao. Sau đó, cho các dung dịch chất lỏng như nước, nước dùng, sữa, xốt, rượu vang… vào và đun chín ở nhiệt độ thấp. 

Lợi ích:

  • Nấu chậm ở nhiệt độ thấp sẽ phá vỡ các mô cứng làm cho thịt mềm hơn và hấp thụ được hương vị trong chất lỏng nấu ăn. Nhờ đó, hương vị thơm ngon hơn.
  • Thực phẩm ẩm và giữ được hương vị trọn vẹn.

Yêu cầu kỹ thuật: Thực phẩm chín mềm, nước cạn hoặc còn sánh.

3.1. Kho

Kho là phương pháp nấu ăn bằng cách cho nước lã hoặc nước sôi, mắm muối vào thực phẩm rồi đun kỹ, nhỏ lửa đến khi thực phẩm chín mềm. 

Thực phẩm áp dụng: Dựa vào mức độ nước sử dụng, kho được chia làm 2 loại là kho nước và kho khô. Mỗi phương pháp phù hợp với từng loại thực phẩm riêng.

  • Kho nước: Áp dụng cho các loại thịt gia súc, gia cầm hoặc kho cá với rau, quả để lấy nước chấm rau.
  • Kho khô: Áp dụng cho các loại cá tanh.

Thực phẩm, gia vị đi kèm trong món kho thường là dưa cải, củ cải, su hào, nghệ, gừng, riềng, mắm tôm, mẻ, ớt, sả, nước dừa…

Yêu cầu kỹ thuật: 

  • Thực phẩm thái miếng dày, to bản và ướp gia vị trước khi kho.
  • Đối với các loại thực phẩm từ động vật, người ta thường rán qua rồi mới thêm gia vị và kho.
  • Để thực phẩm không bị cháy, các thực phẩm phụ đi kèm như rau, củ được xếp ở đáy nồi.
  • Trong suốt quá trình kho, người nấu phải đun nhỏ lửa và đậy vung kín. 
  • Thực phẩm kho xong có màu vàng cánh gián đến nâu thẫm, chín mềm, vị đậm đà, mùi thơm và nhừ.

Thời gian kho: Thường từ 1 – 2 giờ.

phương pháp kho
Các món ăn kho xong thường có màu vàng đẹp mắt, chín mềm, mùi vị đậm đà

3.2. Rim

Phương pháp rim được thực hiện tương tự như kho. Nhưng món rim sử dụng ít nước hơn. Bên cạnh các loại gia vị như mắm, nuối, nước, xì dầu, hành…, món rim hay sử dụng nhiều đường.

  • Thực phẩm áp dụng: Món rim thường chỉ dùng một loại nguyên liệu như tôm, thịt lợn…
  • Yêu cầu kỹ thuật: Thực phẩm chín mềm, có màu vàng cánh gián đến nâu thẫm, nước còn nhiều hơn món kho và vị ngọt hơn.
  • Thời gian rim: Ngắn hơn thời gian kho, thường là 10 – 25 phút.
Rim: Phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm
Món rim thường có vị ngọt và vị đậm đà hơn món kho

3.3. Om

Phương pháp om cũng được thực hiện giống như kho. Tuy nhiên, các thực phẩm cần phải rán trước khi om. Ngoài mắm, muối, món om còn cần thêm các loại gia vị có tính chua như dấm, mẻ, quả dọc, khế…

Các thực phẩm áp dụng: Lươn, cá, gà, thịt, đậu phụ… Cần chọn phần thịt mềm, để nguyên hoặc thái miếng đều nhau. Các thực phẩm đi kèm có thể là riềng, dấm, mẻ, nấm, cà chua…

Yêu cầu kỹ thuật: 

  • Một số loại thịt thường được ướp dấm trước rồi mới đem rán và om để hương vị thơm ngon hơn.
  • Dùng ít nước, thường là lấy nước ướp nguyên liệu ban đầu.
  • Các món om không mặn như món kho mà thường có vị chua. Tuy nhiên, cũng có một số món không cần sử dụng gia vị chua.
  • Thực phẩm chín tới, mềm, không nát, ngấm và thơm mùi gia vị đặc trưng, có ít nước sánh.

Thời gian om: Nhanh vì thực phẩm non, mềm, dễ chín và đã được xào, rán qua. 

Món om
Món om được thực hiện tương tự như kho nhưng thường có thêm vị chua và thực phẩm cần rán trước khi om

4. Phương pháp chần

Chần là phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm bằng cách thả thực phẩm vào chất lỏng đã đun nóng tới điểm gần sôi trong một khoảng thời gian ngắn. Đồng thời, đảo cho thực phẩm tiếp xúc đều với nước đến khi đạt yêu cầu chế biến.

Lợi ích: 

  • Làm mềm, làm chín hoàn toàn hoặc làm chín một phần thực phẩm. Thực phẩm chần xong có thể ăn ngay hoặc chế biến tiếp.
  • Làm giảm hương vị mạnh (mùi nặng, vị đắng…) của một số loại nguyên liệu.
  • Làm lỏng vỏ của trái cây, củ để dễ bóc.
  • Trần hoa quả, rau củ trước khi cho vào ngăn đá để ngăn chặn chất enzyme làm cho các thực phẩm này hư hỏng. Đồng thời, duy trì được màu sắc, độ tươi của hoa quả, rau củ trong suốt thời gian bảo quản.
  • Không sử dụng chất béo để nấu hay thêm hương vị khác nên rất lành mạnh.

Thực phẩm áp dụng: Thịt, cá, trứng, lòng gà, khoai tây… Thực phẩm chần xong để ăn ngay phải là loại nhanh chín hoặc dễ chín. Các thực phẩm động vật phải mềm, nạc. Chất lỏng được sử dụng là nước, giấm, nước dùng, rượu vang, sữa.

Yêu cầu kỹ thuật: 

  • Nếu muốn chần xong ăn ngay, nên cắt nhỏ, thái mỏng để thực phẩm chín dễ dàng và đều hơn.
  • Chất lỏng sử dụng phải phù hợp với thực phẩm và gia vị.
  • Lượng chất lỏng sử dụng phải nhiều để khi cho thực phẩm vào, lượng nhiệt của nước giảm đi không đáng kể và thực phẩm không bị dai hay mất giá trị dinh dưỡng.
  • Nước chần phải sôi liên tục.

Thời gian chần: Nhanh, khoảng vài chục giây cho đến một vài phút.

Nhiệt độ chần: 70 – 95 độ C.

Phương pháp chần nhiệt ẩm
Khi thực hiện phương pháp chần, thực phẩm chỉ được cho vào nước gần sôi và để trong thời gian ngắn là vớt ra luôn

5. Phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm ninh/hầm

Ninh, hầm là hai phương pháp nấu ăn bằng cách cho thực phẩm vào chất lỏng đun trong thời gian dài để chín mềm, nhừ. Nhiệt độ ninh, hầm là 100 độ C rồi hạ xuống 80 – 94 độ C. Tuy nhiên, giữa hai phương pháp này cũng có sự khác nhau.

5.1. Ninh

Ninh là phương pháp nấu ăn bằng cách cho thực phẩm vào nước lạnh, đun sôi mạnh, hớt bỏ bọt nước trên mặt. Sau đó đun sôi lăn tăn cho đến khi thực phẩm tiết ra hết nước ngọt và mềm nhừ.

Lợi ích: 

  • Thực phẩm chín đều, mềm nhừ.
  • Lấy nước ngọt sau khi ninh làm nước dùng cho các món Á, Âu hoặc làm nước canh.

Thực phẩm áp dụng: Các loại thực phẩm xơ, cứng, dai như chân giò lợn, măng khô, gân bò, xương gia súc, gia cầm… Có thể thêm một số loại nguyên liệu khác như hành củ khô, gừng, hoa hồi, thảo quả, quế chi, nụ đinh, lá nguyệt quế…

Yêu cầu kỹ thuật:

  • Trước khi ninh, thịt thường được cắt thành miếng to, xương đập dập.
  • Sau khi ninh, thịt phải mềm nhừ, xương róc thịt và nước dùng phải ngọt, trong, không đục, thơm mùi của các gia vị cho vào.
  • Tỉ lệ nước lấy là 1/8 hay 1/10.

Thời gian ninh: Lâu, khoảng vài tiếng. Ví dụ như ninh xương trâu, bò mất 8 – 10 tiếng. Ninh xương lợn, gia cầm mất từ 3 – 4 tiếng. Ninh cá mất 1,5 – 2 tiếng. Ninh rau củ mất 1 – 1,5 tiếng.

Phương pháp ninh
Phương pháp ninh thường được sử dụng để lấy nước dùng làm các món khác hoặc làm nước canh

5.2. Hầm

Phương pháp hầm được thực hiện tương tự như ninh. Đây là phương pháp nấu ăn bằng cách cho thực phẩm vào chất lỏng rồi tiếp tục đun sôi lăn tăn cho đến khi thực phẩm mềm nhừ.

Lợi ích: 

  • Thực phẩm chín nhừ, đậm đà, thơm ngon hơn.
  • Nước sau khi hầm có thể dùng làm nước sốt, sử dụng ngay.

Thực phẩm áp dụng: Thịt heo, thịt cừu, thịt gà, gân bò… các loại thịt được chọn thường dai, dày. Kèm với đó là các loại củ và gia vị như khoai tây, cà rốt, đậu, cà chua… Chất lỏng sử dụng là nước, nước dùng, sữa…

Yêu cầu kỹ thuật: 

  • Thái thực phẩm thành miếng mỏng, vuông để nhanh mềm hơn.
  • Lót rau củ ở phía dưới để hạn chế tiếp xúc giữa thực phẩm chính và nồi. Đồng thời, tăng hương vị cho món ăn.
  • Lượng nước sử dụng để hầm thường ít hơn ninh.
  • Sau khi hầm, thực phẩm mềm nhừ, thấm gia vị nhưng không bị nát, vụn, bã. Nước hầm hơi sánh, có màu, hương vị hấp dẫn.
  • Tỉ lệ nước lấy là 1/2 hoặc 1/3. 

Thời gian hầm: Tương đối lâu nhưng nhanh hơn ninh, khoảng 0,5 – 2 tiếng.

Phương pháp hầm
Món hầm thực hiện tương tự như món ninh nhưng nấu trong thời gian ngắn hơn và tỉ lệ nước thu được nhiều hơn

6. Phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm sous vide

Sous vide là phương pháp nấu ăn bằng cách cho thực phẩm vào một chiếc túi rồi rút hết không khí bên trong. Sau đó, giữ nước ở nhiệt độ cần thiết và cho túi thực phẩm vào, nấu đến khi thực phẩm chín.

Lợi ích:

  • Dưỡng chất trong thực phẩm không bị mất đi mà thẩm thấu ngược lại. Vì thế, thực phẩm mềm ẩm và tươi ngon, ngọt tự nhiên.
  • Lượng vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe có trong thực phẩm được giữ nguyên tới mức tối đa.
  • Thực phẩm chín đều từ trong ra ngoài.
  • Thực phẩm ngấm kỹ gia vị, đậm đà và hấp dẫn hơn.
  • Kết cấu thực phẩm hoàn hảo cả về màu sắc, độ mềm và giữ lại được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.
  • Hạn chế nguy cơ cháy do quá nhiệt.

Thực phẩm áp dụng: Các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, cá hồi…

Yêu cầu kỹ thuật: 

  • Thực phẩm cắt miếng dày và nêm nếp đầy đủ gia vị.
  • Túi đựng thực phẩm phải được rút hết không khí bên trong. Phải chọn loại túi hút chân không dành cho thực phẩm.
  • Quá trình nấu phải kiểm soát chính xác nhiệt độ.
  • Phải nấu trong khoảng thời gian dài.
  • Thực phẩm nấu xong phải chín, mềm, ẩm, ngọt tự nhiên.

Thời gian nấu: Dài và tùy vào loại thực phẩm.

Nhiệt độ nấu: Thấp và tùy vào loại thực phẩm. Nhiệt độ nấu các món thịt thường là 50 – 60 độ C. Còn nhiệt độ nấu rau, củ, quả thường là 80 – 85 độ C.

Tìm hiểu thêm: Giới thiệu kỹ thuật nấu nhiệt độ thấp Sous – Vide

phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm sous vide
Trong phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm sous vide, nước được kiểm soát nhiệt độ chính xác giúp thực phẩm mềm, ẩm và ngọt tự nhiên

7. Phương pháp luộc 

Luộc là phương pháp nấu ăn bằng cách cho thực phẩm vào nước sau đó, đun lửa to cho sôi nhanh đến khi thực phẩm chín. Nước sẽ truyền nhiệt dần và làm cho thực phẩm chuyển trạng thái từ sống sang chín.

Lợi ích: 

  • Thực phẩm vừa chín.
  • Nước luộc hơi ngọt và có thể dùng làm nước canh.

Yêu cầu kỹ thuật: 

  • Cách sơ chế phụ thuộc vào loại nguyên liệu cụ thể: Thịt gia súc để miếng to. Thịt gia cầm, củ tinh bột để nguyên. Còn thủy sản (cá), rau, quả để nguyên hoặc cắt khúc (nếu to quá).
  • Thường sử dụng nhiều nước và cho ngập thực phẩm để có thể truyền nhiệt vào thực phẩm nhanh và đều khắp.
  • Thực phẩm chín nhưng không mềm nhũn, màu sắc ít biến đổi..

Các loại thực phẩm áp dụng: Trứng, thịt, rau, củ, quả, mì… Thực phẩm đem luộc thường có độ già vừa phải.

Thời gian luộc: Nhanh

Nhiệt độ luộc: Nhiệt độ làm chín thực phẩm tùy thuộc vào tính chất của thực phẩm và yêu cầu thành phẩm (non, già, đun mau hoặc lâu). Đối với thực phẩm chín nhanh, đun sôi liên tục. Còn đối với thực phẩm chín lâu, sau khi sôi phải hạ nhiệt để nguyên liệu chín dần.

phương pháp luộc
Khi áp dụng phương pháp luộc, thực phẩm được nấu vừa chín là vớt ra

8. Nấu ăn nhiệt ẩm với Thermomix TM6

Nếu thực hiện từng phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm ở trên, bạn sẽ phải dùng những dụng cụ nấu riêng nên khá bất tiện. Với Thermomix TM6, bạn chỉ cần dùng một thiết bị. Bởi Thermomix TM6 có thể thực hiện nhiều phương pháp nấu ăn như luộc, chần, hấp, hấp cách thủy, hấp tầng, om, kho, tần, ninh, slow cook (nấu chậm), nấu sous vide…

Đặc biệt, sự khác biệt khi nấu ăn bằng Thermomix TM6 là bạn có thể kiểm soát được nhiệt độ, thời gian nấu và tốc độ đảo khuấy một cách dễ dàng giúp gia vị và nguyên liệu ngấm đều hòa quyện. Vì thế, thực phẩm có hương vị và kết cấu theo chuẩn phương pháp nấu lựa chọn. Và bất kì ai dù nấu ít hay mới nấu theo các phương pháp này cũng có thể tự tin làm được.

Hơn nữa, với các cách nấu truyền thống, bạn sẽ rất khó để đo lường được các thông số này. Việc ninh, hầm… thực phẩm lâu ở nhiệt độ quá cao không kiểm soát có thể sẽ làm thất thoát rất nhiều vi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hương vị và kết cấu của món ăn. 

Với Thermomix TM6, công nghệ sẽ hỗ trợ bạn xử lý hoàn hảo 3 vòng tròn ẩm thực của tạo hóa là Thời gian – Nhiệt độ – Tốc độ. Cơ chế này sẽ phá vỡ mọi thói quen lối mòn cũ của nhiều người Việt là không biết đang nấu ăn ở mức nhiệt nào, có phù hợp với thực phẩm đó hay không, từ đó khiến món ăn giảm cả về hương vị, màu sắc tự nhiên lẫn việc cung cấp dưỡng chất. 

Ngoài ra, Thermomix cũng hỗ trợ rất nhiều quá trình sơ chế nguyên liệu ban đầu (băm, xay, trộn, nghiền…) và hoàn thiện món ăn (topping, sốt, đồ ăn kèm…). Nhờ đó, việc nấu ăn diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, sáng tạo, tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

nấu ăn nhiệt ẩm với thermomix
Máy Thermomix TM6 giúp sơ chế nguyên liệu, thực hiện nhiều phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm và hoàn thiện các món ăn khác nhau

Như vậy, có nhiều phương pháp nấu ăn nhiệt ẩm như hấp, đồ, tần, kho, om, rim, chần, ninh, hầm, luộc, sous vide. Mỗi phương pháp có cách thức thực hiện riêng nhưng đều có chung đặc điểm là dùng hơi nước hoặc chất lỏng và nhiệt độ để làm chín thực phẩm. Và các phương pháp này đều có thể thực hiện trên máy Thermomix TM6 giúp quá trình nấu ăn đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều. 

Nếu muốn tìm hiểu thêm về máy nấu ăn Thermomix và mua về để nấu thực phẩm bằng phương pháp nhiệt ẩm, hãy liên hệ theo các thông tin dưới đây:

Ăn uống lành mạnh để giảm cân: Phương pháp & thực đơn mẫu

Nguyên lý của việc ăn uống lành mạnh để giảm cân là dựa vào sự thâm hụt giữa lượng calo nạp vào nhỏ hơn lượng calo tiêu thụ của cơ thể. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được nhịn ăn hay cắt bỏ hoàn toàn tinh bột. Đây là cách giảm cân không an toàn, gây mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt năng lượng để duy trì hoạt động sống tối thiểu.

Bài viết sau sẽ thông tin về 6 nguyên tắc ăn uống giảm cân một cách lành mạnh, cũng như thông tin về 5 chế độ ăn kiêng hàng đầu hiện nay. Qua đó, mong rằng bạn có thể lựa chọn và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân một cách hiệu quả.

Tìm hiểu thêm:

1. Nguyên tắc ăn uống lành mạnh để giảm cân

1.1. Giảm đường tinh chế và tinh bột

Tinh bột là nhóm chất thiết yếu, cung cấp năng lượng trực tiếp cho hệ thần kinh trung ương và các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao. Khi không được sử dụng, chúng sẽ chuyển hóa và tích trữ thành mỡ.

Hạn chế sử dụng đường
Để sử dụng năng lượng từ mỡ, cơ thể phải sử dụng hết năng lượng từ đường glucose trong máu.

Cụ thể hơn, có 2 loại tinh bột được nạp vào cơ thể là tinh bột đơn và tinh bột phức hợp. 

  • Tinh bột đơn được tìm thấy nhiều ở bánh kẹo, nước ngọt hay thực phẩm chế biến sẵn… Đây là loại đường đã được tinh chế, có hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhưng lại hấp thụ năng lượng cực nhanh. Điều này chính là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định về đường huyết, tạo cảm giác nhanh đói cho bạn.
  • Tinh bột phức tạp là thành phần chính trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả…Chúng chứa nhiều chất xơ, có hàm lượng dinh dưỡng vitamin và khoáng chất cao. Thức ăn khi đưa vào cơ thể sẽ được tiêu hóa chậm, lượng đường được phân giải từ từ, giữ ổn định mức đường huyết. Vì thế, bạn nên sử dụng tinh bột phức tạp  thường xuyên để giảm cân và duy trì cân nặng hiệu quả.

Không thể phủ nhận rằng, đường hay đồ ăn ngọt là rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là ở cấp độ tế bào. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lấy đường từ tinh bột rau củ quả thì tốt, còn đường trắng tinh chế thì không. Bởi lẽ chúng đã trải qua quá trình xử lý hóa chất tẩy trắng và chẳng còn chất dinh dưỡng nào. 

Lời khuyên

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận quan trọng. Nhóm người bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống, sẽ giảm được nhiều mỡ bụng hơn những người không ăn.

Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm tinh bột lành mạnh giúp bạn giảm cân một cách hiệu quả. Gạo lứt, lúa mạch và khoai lang là loại tinh bột không có đường tinh chế và rất giàu chất xơ. Điều này giúp cơ thể bạn hấp thụ lượng đường từ chúng chậm hơn, mức đường trong máu vì thế cũng được duy trì ở mức ổn định.

Bữa sáng với ngũ cốc nguyên hạt
Bữa sáng với ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn duy trì mức năng lượng ổn định và kiểm soát cơn đói hiệu quả.

1.2. Tuyệt đối không bỏ bữa

“Nhịn ăn để giảm cân nhanh” là một phương pháp giảm cân nguy hại cho sức khỏe bạn. Cơ thể luôn cần một mức năng lượng tối thiểu để duy trì hoạt động như hô hấp, chuyển hóa và trao đổi chất trong tế bào. Khi ấy, cơ thể bạn có xu hướng “tiết kiệm” tối đa năng lượng sử dụng từ mỡ, cân nặng bạn giảm được sẽ đến chủ yếu từ việc mất cơ bắp.

không tự ý bỏ bữa để giảm cân
Nhịn ăn trong thời gian dài, sẽ mắc nhiều bệnh nguy hiểm: tụt huyết áp, rối loạn thần kinh, đau dạ dày…do thiếu nhiều dinh dưỡng và lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu.

Sau khi quay về chế độ ăn bình thường, cơ thể bạn sẽ thường xuyên bị đói và thèm ăn. Cân nặng sẽ mau chóng tăng trở lại. Kết quả của cả quá trình, cân nặng không thay đổi nhiều nhưng lượng mỡ lại tăng lên, lượng cơ bắp cần thiết lại mất đi, cùng rất nhiều vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.

Lời khuyên

Để cơ thể làm quen và sử dụng lượng mỡ thừa, bạn chỉ nên bắt đầu cắt giảm khoảng 10-20% tổng lượng calo hàng ngày. Điều quan trọng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu: tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất.

ngưng sử dụng đồ ngọt và các thực phẩm chế biến sẵn.
Hãy ngưng sử dụng đồ ngọt và các thực phẩm chế biến sẵn. Chúng chứa rất nhiều calo đến từ đường và chất béo xấu.

1.3. Ăn chất đạm, chất béo lành mạnh và rau quả

Tổng số calo bạn nạp vào một ngày nên được cấu thành từ: 55% carbohydrate,15% protein và 30% chất béo. Với tỷ lệ này, cơ thể sẽ được cung cấp các dưỡng chất thiết yếu một cách cân bằng.

bữa ăn lành mạnh để giảm cân
Một bữa ăn lành mạnh 500 calo phù hợp với dinh dưỡng của người Việt Nam: 1 chén cơm gạo lứt; 50g bơ và 200g salad với hành tây, cà chua, xà lách, dưa leo trộn cùng 100g ức gà.

Ngoài những nguồn tinh bột lành mạnh đã nhắc ở trên, các nhóm chất thiết yếu còn lại bạn cần lưu ý như sau: 

  • Chất đạm: Bạn cần bổ sung đa dạng các loại protein, từ thịt nạc, cá tươi sống, trứng, sữa và nhóm protein thực vật từ các cây họ đậu, các loại hạt như óc chó, hạt lạc, đậu nành. Tuyệt đối hạn chế sử dụng các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt hộp…
  • Chất béo: Bạn nên chọn nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh mạnh hay chất béo chưa bão hòa. Chúng đa phần đến từ các loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt hướng dương…và từ các loại cá, trái bơ và sữa.
  • Rau quả: Chiếm ½ lượng thức ăn hàng ngày của bạn, rau quả là loại thực phẩm chứa ít calo và giúp bạn kiểm soát cơn đói một cách rất hiệu quả. Bạn nên đầy đủ cả rau, củ và trái cây để được cung cấp lượng vitamin và chất xơ cần thiết. Các loại rau xanh lá, cây họ cải và một số loại trái cây ít calo như táo, chuối, cam…được coi là những thực phẩm rất tốt cho quá trình ăn kiêng lành mạnh.

1.4. Kết hợp tập thể dục để giảm cân nhanh

Trong khi ăn kiêng giúp bạn hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể, thì tập thể giúp bạn cải thiện số calo tiêu thụ trong ngày. Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và thận ở Mỹ cho biết: Một người bình thường có thể đốt cháy được 5- 15% lượng calo cơ thể tiêu thụ trong ngày, tương đương khoảng 100-300 calo (mức calo tiêu thụ 2000).

Bởi vậy, khi kết hợp vận động cùng chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân, cơ thể bạn sẽ đốt được lên đến 15-30% lượng calo hàng ngày. Đặc biệt, tập thể dục có thể “khuyến khích” cơ thể bạn sử dụng năng lượng từ mỡ một cách hiệu quả hơn. Đây sẽ là phương pháp giảm cân hiệu quả và lành mạnh, không phải giảm ăn quá nhiều, cũng như tập quá nặng.

tập thể dục để giảm cân nhanh
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Các bài tập giảm cân hiệu quả

Với mục đích giảm cân, các bài tập cardio toàn thân hoặc một số môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội…sẽ là hiệu quả nhất. Là một người mới, bạn nên bắt đầu một cách nhẹ nhàng, ưu tiên tập trung vào kiểm soát hơi thở. Sau khi quen dần bạn có thể cải thiện độ khó, thời gian tập nhiều hơn trong khi thời gian nghỉ ít lại.

1.5. Uống nhiều nước hơn

Các nhà khoa học từ Virginia Tech thực hiện nghiên cứu, cho các đối tượng thừa cân uống 2 ly nước trước mỗi bữa ăn. Họ phát hiện ra rằng trong 12 tuần. những đối tượng đó giảm được lên đến 30% lượng mỡ trong cơ thể.

Kết quả thần kỳ trên nhờ vào tác dụng uống nước giúp bạn kiểm soát cơn đói tốt hơn. Uống nước trắng thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn giúp bạn ăn cảm thấy no bụng hơn, tránh ăn vặt và ăn quá nhiều đồ ăn. Ngoài ra, nó còn hạn chế được thói quen uống nước ngọt chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe.

uống nước thường xuyên
Đừng chỉ uống nước khi bạn khát, hãy uống nước thường xuyên đều đặn cả ngày.

Lời khuyên

Nước là loại đồ uống không mang calo nhưng cung cấp nhiều khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể. Hãy duy trì uống ít nhất 2 lít nước, tương đương với khoảng 8 ly mỗi ngày. Uống nước ngay sau khi ngủ dậy và trước bữa ăn là những thói quen lành mạnh và tốt cho sức khỏe của bạn

1.6. Loại bỏ những thói quen không tốt cho việc giảm cân

Nếu bạn đã thực hiện chế độ ăn lành mạnh kết hợp với tập thể dục thường xuyên mà tình trạng cân nặng không được cải thiện. Nguyên nhân có thể vì bạn có những thói quen sinh hoạt không tốt.

Ngủ muộn hoặc ngủ không đủ giấc trong thời gian dài.

Theo một nghiên cứu được Thư viện Quốc gia về Y học của Mỹ tổng hợp, những người thiếu ngủ có cảm giác thèm ăn tăng lên và thời gian ngủ ngắn cũng làm tăng khả năng béo phì lên 89% ở trẻ em và 55% ở người lớn. 

Thức khuya khiến cơ thể rất dễ bị đói, mệt mỏi và có xu hướng dễ dàng sử dụng các thực phẩm đồ ăn nhanh hơn. Việc xuất hiện các bữa ăn phát sinh, sẽ làm kế hoạch giảm cân của bạn bị gián đoạn và đổ bể.

ngủ sớm để kiểm soát cơn đói
Hãy đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, giúp bạn kiểm soát cơn đói tốt hơn từ lượng calo từ bữa tối.

Cơ thể bị stress

Stress được coi là kẻ thù tiềm ẩn của quá trình giảm cân. Stress khiến bạn dễ dàng từ bỏ tập thể dục, dễ dàng bỏ thói quen ăn uống lành mạnh thậm chí là nhịn ăn. Bạn sẽ không có đủ động lực và tâm trí để thực hiện một chế độ giảm cân một cách hiệu quả.

Ngoài ra, về mặt khoa học, khi bạn căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra hormone có tên là cortisol. Hormone này tăng cao làm cơ thể đẩy nhanh quá trình đốt sạch glucose trong máu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài thì sẽ dẫn đến tình trạng thường xuyên thèm đường, do cơ thể bạn cạn kiệt lượng đường máu.

stress dễ gây béo phì
Không chỉ ngăn cản quá trình giảm cân, stress “mãn tính” còn có thể gây ra một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, tiểu đường hoặc béo phì…

Làm nhiều việc khi đang ăn

Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, nhóm những người xem TV khi đang ăn có xu hướng ăn nhiều hơn nhóm người chỉ tập trung ăn uống. 

Kết quả từ nghiên cứu trên cho thấy: mất tập trung hoặc không chú ý đến bữa ăn sẽ khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn. Thói quen này, khiến bạn không kiểm soát tốt lượng calo nạp vào, ăn dư thừa lượng đồ ăn cần thiết. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn vô tình làm mình thất bại trong câu chuyện giảm cân!

không sử dụng máy tính, điện thoại khi ăn
Thói quen sử dụng smartphone, máy tính trong lúc dùng bữa đang ngày một xuất hiện nhiều ở thế hệ trẻ.

2. Top 5 chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân khoa học

2.1. Chế độ ăn kiêng Ketogenic

Khái niệm và cơ chế giảm cân

Chế độ ăn kiêng ketogenic là một chế độ ăn kiêng với lượng calo cung cấp chủ yếu từ chất béo và cực kỳ ít tinh bột. Lượng tinh bột nạp tối đa trong ngày là khoảng 50g, chủ yếu đến từ các loại hạt và rau xanh. Cơ chế giảm cân của chế độ này dựa trên hiện tượng, khi cạn kiệt đường, cơ thể sẽ phải đốt mỡ để cung cấp năng lượng. 

Bên cạnh đó với lượng chất béo cao, não bộ có thể sử dụng loại năng lượng ưu tiên thứ 2 là chất béo. Đây được gọi là hiện tượng Ketosis.

Đánh giá

  • Ưu điểm: Nếu cơ thể có thể làm quen được, thì đây là cách đốt mỡ rất hiệu quả
  • Nhược điểm: Vẫn phải đảm bảo có sự thâm hụt về lượng calo. Nếu không lượng mỡ đốt đi lại có lượng mỡ mới thay thế. Ngoài ra nó có thể gây ra các hiện tượng mệt mỏi do não bộ và cơ thể thiếu hụt một cách đột ngột lượng tinh bột. 
thực phẩm ăn theo chế độ Keto
Cần lựa chọn loại hoa quả phù hợp để tránh nguy cơ thiếu hụt lượng vitamin và khoáng chất từ rau, củ, quả.

Đối tượng áp dụng

  • Phù hợp với người bị tiểu đường, có vấn đề về độ nhạy insulin.
  • Không phù hợp với người hay bị stress.
  • Không phù hợp với người đang trong quá trình bắt đầu tập luyện thể dục

Mẫu thực đơn 

  • Bữa sáng: trứng chiên với dầu olive hoặc dầu bơ, cá hồi.
  • Snack: Hạt hạnh nhân hoặc hạt điều.
  • Bữa trưa: Ức gà, ớt chuông, rau trộn dầu béo.
  • Snack: Phô mai
  • Bữa tối: Thịt bò, rau cải, nấm.

2.2. Chế độ ăn kiêng Low Carb

Khái niệm và cơ thể giảm cân

Chế độ ăn Low Carb là chế độ ăn hạn chế những thực phẩm chứa tinh bột, qua đó để tạo ra sự thâm hụt calo cần thiết để giảm mỡ. Lượng năng lượng chủ yếu đến Protein và chất béo, lượng tinh bột giảm xuống mức 30-50g một ngày. Cơ chế giảm cân của chế độ này cũng là ưu tiên cơ thể đốt mỡ làm năng lượng.

Đánh giá

  • Ưu điểm: Cắt giảm calo từ đường bột là hướng đi đúng đắn cho người giảm cân. Điều này có thể giúp bạn thay đổi thói quen phụ thuộc vào đồ ngọt.
  • Nhược điểm: Tuy nhiên nếu cắt giảm lượng tinh bột quá nhiều thì nó cũng gây trở ngại khá lớn đối với cơ thể của bạn như Keto.

Đối tượng áp dụng 

  • Phù hợp với người bị tiểu đường, có vấn đề về độ nhạy insulin.
  • Không phù hợp với người hay bị stress.

Mẫu thực đơn 

  • Bữa sáng: Trứng luộc và rau bất kỳ, trái bơ.
  • Snack: Một ít quả mọng nước như việt quất, dâu tây
  • Bữa trưa: Salad tôm với một ít dầu ô liu.
  • Snack: Sữa tươi thanh trùng không đường và một ít hạt hướng dương hoặc hạnh nhân
  • Bữa tối: Gà nướng với cà rốt, củ cải luộc, 1 trái táo

2.3. Chế độ ăn thuần chay

Khái niệm và cơ thể giảm cân

Chế độ ăn thuần chay là chế độ ăn cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng từ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Điều này nghĩa là bạn chỉ được lựa chọn các loại hạt và rau, củ, quả để làm chất dinh dưỡng, không bao gồm cả trứng và sữa. Những người theo phương pháp này hầu như không phải cắt giảm nhiều lượng calo.

Đánh giá

  • Ưu điểm: Với chế độ ăn thực vật, nhiều chất xơ, chế độ này tỏ ra rất hiệu quả với nhiều người trong vấn đề kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ. Thức ăn được tiêu hóa từ từ, đồng nghĩa với việc cơ thể được cung cấp một mức năng lượng ở mức ổn định trong thời gian dài. 
  • Nhược điểm: Hạn chế duy nhất của chế độ này chính là bạn phải từ bỏ thói quen ăn thịt và uống sữa.
chế độ ăn giảm cân thuần chay lành mạnh
Không ăn thịt động vật và uống sữa, cơ thể bạn sẽ có nguy cơ thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất như Sắt, Canxi, Kẽm, Vitamin D, B12 và các loại axit béo omega-3.

Đối tượng áp dụng

Nếu bạn có thể từ bỏ thói quen sử dụng các thực phẩm từ động vật thì phương pháp này là dành cho chính bạn. Một lưu ý quan trọng, bạn vẫn phải quản lý nguồn dinh dưỡng của bản thân, tuân thủ nguyên lý thâm hụt calo để giảm cân hiệu quả.

Mẫu thực đơn 

  • Bữa Sáng: Bánh mì bơ đậu phộng và salad trộn rau củ hỗn hợp.
  • Snack sáng: Một trái táo
  • Bữa trưa: Cơm, đậu phộng rang, canh chua nấu thơm
  • Snack chiều: Một số loại hạt như hạt hạnh nhân, đạt điều, hạt óc chó…
  • Bữa tối: Cơm, canh mồng tơi, đậu hủ kho thập cẩm (đậu hũ, cà rốt, đậu đũa, măng tre)

2.4. Chế độ ăn Paleo

Khái niệm và cơ thể giảm cân

Chế độ ăn Paleo là chế độ được xây dựng dựa trên việc sử dụng nguồn thực phẩm giống như người cổ đại ăn uống thường ngày. Cơ chế giảm cân của chế độ ăn Paleo là, thông qua việc không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhằm hạn chế năng lượng xấu từ đường và chất béo chuyển hóa. Qua đó, từ bỏ thói quen ăn uống xấu ảnh hưởng tới cân nặng.

Đánh giá

  • Ưu điểm: Chế độ ăn kiêng này sẽ tạo thói quen tự nấu nướng, chuẩn bị nguyên liệu tươi sống tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nó cũng giúp bạn hạn chế cholesterol xấu, duy trì lượng đường huyết ổn định cho cơ thể. 
  • Nhược điểm: Chế độ ăn này loại bỏ một số thực phẩm lành mạnh như các loại sữa, dầu thực vật, các cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt dinh dưỡng.
chế độ ăn kiêng Paleo
Không bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, chế độ Paleo mất đi một nhóm các thực phẩm tinh bột lành mạnh, có lợi cho quá trình ăn kiêng.

Đối tượng áp dụng

Chế độ này có thể áp dụng dành cho tất cả mọi người. Và cũng với một lưu ý quan trọng, phải đảm bảo nguồn calo nạp vào thấp hơn lượng calo cơ thể tiêu thụ

Mẫu thực đơn 

  • Bữa Sáng: Khoai lang, trứng chiên dầu dừa và trái cam
  • Snack sáng: Trái chuối
  • Bữa trưa: Một số các hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó và cá hồi áp chảo, cùng bông cải xanh luộc.
  • Snack chiều: Trái bơ
  • Bữa tối: Ngô luộc, lườn gà xào đậu bắp.

2.5. Chế độ ăn kiêng Atkins

Khái niệm và cơ thể giảm cân

Chế độ ăn Atkins là một trong những chế độ ăn low-carb phổ biến nhất trên toàn thế giới. Điều khiến Atkins trở lên đặc biệt là cơ chế hoạt động của nó được chia làm 4 giai đoạn giảm cân cụ thể: 

  • Giai đoạn 1 (Khởi đầu): Ăn dưới 20g tinh bột trong 2 tuần. Ăn nhiều chất béo và lượng protein cao, sử dụng rau xanh lá để hạn chế calo
  • Giai đoạn 2: bạn được phép bổ sung thêm lượng carb từ các loại hạt, rau ít carb và một lượng nhỏ trái cây trở lại thực đơn
  • Giai đoạn 3: Khi bạn gần đạt được mức cân nặng mong muốn, bạn hãy tăng nhiều lượng tinh bột trở lại, để quá trình giảm cân diễn ra chậm lại
  • Giai đoạn 4: Bạn có thể ăn uống lượng tinh bột lành mạnh một cách bình thường với mức calo phù hợp.

Đánh giá

  • Ưu điểm: Chế độ ăn kiêng Atkins đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới và được công nhận giảm cân hiệu quả hơn chế độ low-fat. Với một lộ trình cụ thể, nếu bạn có thể làm quen các giai đoạn khó khăn đầu tiên thì gần như bạn đã nắm chắc bí quyết giảm cân thành công trong tay.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi khả năng bắt đầu thích nghi với lượng tinh bột thấp.
chế độ ăn kiêng low-carb Atkins
Atkins được coi là chế độ ăn kiêng low-carb hàng đầu thế giới.

Đối tượng áp dụng

  • Đây là phương pháp giảm cân lành mạnh, phù hợp đối với một số bệnh nhân tiểu đường.
  • Không phù hợp với người hay bị stress
  • Không nên kết hợp cùng tập thể dục trong giai đoạn đầu.

3. Ăn uống lành mạnh để giảm cân cùng Thermomix TM6

Sau khi bạn lựa chọn được phương pháp giảm cân phù hợp, Thermomix sẽ giúp tối ưu thời gian công việc làm bếp của bạn. Với hơn 20 chức năng và 13 chế độ làm bếp thông minh, cùng hệ sinh thái công thức khổng lồ hàng chục ngàn món, Thermomix tự tin khẳng định, có thể giúp bạn chế biến nguồn thực phẩm một cách đa dạng, nhanh lẹ và lành mạnh nhất. 

Mọi quy trình được thiết lập một cách thông minh, tự động trên Thermomix TM6, giúp thực phẩm bảo đảm trọn vẹn nguồn dinh dưỡng sau quá trình làm 

ăn uống lành mạnh để giảm cần với Thermomix
Hãy để Thermomix giúp bạn thực hiện chế độ ăn kiêng dễ dàng hơn, duy trì lối sống lành mạnh dài lâu hơn.

Trên đây là các phương pháp và chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân lâu dài và hiệu quả. Như vậy, để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn phù hợp mà bạn cần kết hợp với chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học.

Ăn uống lành mạnh hay tập thể dục quan trọng hơn?

Chế độ ăn uống lành mạnh hay tập thể dục thường xuyên đều là những lối sống tích cực, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đánh giá được ăn uống lành mạnh hay tập thể dục quan trọng hơn thì phải phụ thuộc vào mục đích cụ thể mà bạn lựa chọn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp và thực hiện mục tiêu theo phương pháp nhanh, gọn, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

1. Nếu bạn muốn giảm cân: Ăn uống lành lạnh

Đầu tiên bạn cần chắc chắn một điều rằng, cơ chế của việc giảm cân là sự thâm hụt lượng calo nạp vào nhỏ hơn lượng calo tiêu thụ. Trong khi ăn uống lành mạnh tác động tới lượng calo nạp vào, còn tập thể dục giúp đốt cháy calo, tăng mức năng lượng tiêu thụ của cơ thể. Vậy nên đây đều là hai yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giảm cân.

ăn uống lành mạnh để giảm cân
Sự thâm hụt calo chính là cơ chế giảm cân khoa học, an toàn và lành mạnh.

Tuy nhiên theo CNN đưa tin, tập thể dục đem lại cảm giác thèm ăn nhiều hơn, đặc biệt là khi tập luyện sức bền cardio kéo dài hoặc nâng tạ. Thêm nữa, thông tin nghiên cứu từ Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và thận ở Mỹ, cho biết một người không thuộc nhóm vận động viên cũng chỉ đốt cháy được tối đa từ 5- 15% lượng calo cơ thể tiêu thụ trong ngày(100-300 calo với TDEE bằng 2000 calo)

Những thông tin cho thấy việc tập thể dục để giảm cân, vẫn chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn uống. Nếu không kiểm soát tốt lượng calo nạp vào, thì hiệu quả của việc giảm cân từ tập thể dục sẽ không có hiệu quả một cách rõ ràng. Như vậy, để giảm cân thì ăn uống lành mạnh quan trọng hơn tập thể dục

Ăn uống lành mạnh để giảm cân dễ hơn tập thể dục
Giảm ăn 1 chén cơm, khoảng 150 calo, bao giờ cũng dễ hơn việc đạp xe với cường độ cao trong khoảng 15 phút.

Với những phân tích trên, cách giảm cân hiệu quả nhất chính là cùng kết hợp giữa tập luyện thể chất thường xuyên và một chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên bắt đầu cắt giảm lượng calo nạp vào từ từ, cùng một cường độ tập luyện vừa phải. Điều này giúp bạn thích nghi và làm quen tốt hơn, không gây mệt mỏi, rối loạn hệ trao đổi chất trong cơ thể.

 Sau đây sẽ là gợi ý cho bạn về một chế độ ăn kiêng lành mạnh:

  • Đầu tiên, hãy xây chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật (rau, củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu, các loại hạt và chất béo chưa bão hòa như dầu ô liu, bơ). 
  • Thứ hai, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp với lượng calo xấu từ đường tinh chế và chất béo chuyển hóa

2. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Tập thể dục quan trọng hơn

Khi kết hợp ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ, lượng đường trong máu sẽ được cung cấp và tiêu thụ đúng cách. Điều này giúp cho các tế bào sử dụng insulin- hormone duy nhất giúp cơ thể hấp thụ glucose, hiệu quả hơn. Do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

insulin với bệnh tiểu đường
Cơ thể bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, không thể tự tiết ra đủ lượng insulin để cơ thể hấp thụ mức năng lượng thiết yếu từ glucose.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường, là do có thói quen ăn uống dư thừa calo, với những loại thực phẩm xấu chứa nhiều đường tinh chế. Lâu ngày, tuyến tụy hoạt động quá tải không thể tiết ra được lượng insulin cần thiết để hấp đường glucose trong máu.

Tập thể dục sẽ có lợi ích giúp cơ thể đốt lượng đường trong máu hiệu quả, duy trì chúng ở mức ổn định. Lượng đường trong máu, sẽ được chuyển hóa thành năng lượng trực tiếp phục vụ cho các hoạt động thể chất. Bởi vậy, tuyến tụy sẽ được giảm bớt áp lực khi không phải đối mặt với chế độ ăn với lượng đường quá cao.

người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên
Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường type 2, tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện độ nhạy của insulin đối với lượng glucose trong máu.

Cách thực hiện

Để duy trì và cải thiện sức khỏe một cách lâu dài, bạn nên bắt đầu với mức độ cường độ tập luyện hợp lý. Bạn nên bắt đầu với việc đi bộ và chạy bộ nhẹ nhàng 10-15 phút mỗi ngày. Sau đó bạn có thể áp dụng các bài tập cardio thường xuyên mỗi ngày. Đây là nhóm bài tập luyện tập sức khỏe tim mạch và đốt lượng năng lượng, giảm đường huyết hiệu quả.

Lưu ý: Nếu chỉ hoạt động thể chất, mà chế độ ăn không khoa học như đã nhắc đến ở trên, thì bạn sẽ phải tập luyện rất vất vả. Chính vì vậy, kết hợp đồng thời ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên mới chính là chìa khóa ngăn ngừa bệnh lý tiểu đường.

3. Để có nhiều năng lượng hơn: Ăn uống lành mạnh

Tập thể dục có thể mang lại nguồn năng lượng bùng nổ sau giờ tập. Tuy nhiên, để duy trì xuyên suốt một ngày dài hoạt động một cách hiệu quả, ăn uống thông minh sẽ cho bạn nguồn năng lượng ổn định hơn. 

ăn uống lành mạnh để có nhiều năng lượng
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với lượng calo hợp lý, sẽ giúp cung cấp cho cơ thể mức năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Theo tiến sĩ Shawn M. Talbott, nhà sinh học dinh dưỡng tại Salt Lake City: Với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và các bữa ăn đúng giờ, bạn sẽ giữ được lượng đường trong máu của mình ở mức cân bằng. Lượng đường máu ổn định trong thời gian dài, đồng nghĩa với việc cơ thể bạn luôn sẵn có có nguồn năng lượng dồi dào mà không lo mức đường huyết quá cao.

Có thể rút ra kết luận, với nguồn thực phẩm lành mạnh, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, sẽ là cách tốt nhất giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng cả một ngày dài

Cách thực hiện

  • Để duy trì mức đường huyết đồng đều, hãy chia thực đơn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Bạn có thể ăn 5 đến 6 lần một ngày, trung bình khoảng 3 giờ một lần. 
  • Ngoài các bữa ăn chính của bạn, các bữa ăn nhẹ chỉ nên cung cấp khoảng 100-200 calo. Đồ ăn nhẹ lý tưởng chứa protein thực vật, chất béo lành mạnh và carbohydrate phức hợp, không bao gồm đường tinh chế.

4. Cải thiện sự tập trung: Tập thể dục quan trọng hơn

Theo một nghiên cứu năm 2018, về sự tập trung của lứa tuổi học sinh, tập thể dục giúp cải thiện khả năng tập trung của trẻ nhỏ. Trong 116 trẻ học lớp 5, đã có những kết quả cụ thể cho thấy tham gia hoạt động thể chất mỗi ngày, có thể giúp tăng sự tập trung và chú ý trong học tập.

Một nghiên cứu tương tự đối với người cao tuổi cho rằng, đi bộ nhanh hay tập aerobic có thể làm tăng kích thước của một vùng não liên quan đến việc hình thành trí nhớ. Phát hiện này đồng nghĩa, tập thể dục sẽ giúp bảo vệ não khi chúng ta già đi. Các hoạt động thể chất  với cường độ vừa phải hàng ngày, giúp ngăn chặn hoặc thậm chí đảo ngược tình trạng mất trí nhớ xảy ra với chứng teo não ở người cao tuổi.

tập thể dục để tăng sự tập trung
Tập thể dục thường xuyên cũng chính là cách để rèn luyện sự tập trung từ não bộ tốt hơn.

Các bài tập cải thiện sự tập trung

Việc duy trì thói quen tập luyện thể chất nói chung đều có tác dụng giảm cân và ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến não bộ từ các bệnh thừa cân, béo phì. Tuy nhiên các bài tập về tim mạch hoặc tập luyện với kháng lực lớn, sẽ là hiệu quả nhất để rèn luyện sự tập trung.

  • Đối với trẻ em hoặc người già: Aerobic, yoga, đi bộ, đạp xe hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, bóng bàn đều hiệu quả. Đây là nhóm bài tập về tim mạch, đòi hỏi sự tập trung cao độ về hơi thở. Thời gian lý tưởng để tập luyện, nên dao động từ 15-30 phút/buổi.
  • Đối với người trưởng thành: Các bài tập cardio hay HIIT – 1 dạng cardio cường độ cao trong thời gian ngắn cũng đều hiệu quả. Ngoài ra, việc tập luyện với một mức tạ nặng tại phòng gym, cũng rèn luyện cho bạn sự tập trung cao độ vào cơ bắp và hơi thở. 

5. Để ngăn ngừa các bệnh tim: Tập thể dục

Tập thể dục đòi hỏi quá trình hô hấp của cơ thể, diễn ra một cách liên tục, đẩy nhịp tim lên cao. Khi nghỉ ngơi, hoặc tạm ngừng vận động, nhịp tim của bạn lại được trở về mức bình thường. Chính vì lẽ đó mà tập thể dục sẽ vừa đồng thời cải thiện về mặt hình thể, vừa cải thiện sức khỏe tim mạch và toàn cơ thể.

tập thể dục tăng cường sức khỏe tim mạch
Tập thể dục thường xuyên là thói quen rất tốt để cải thiện sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu trên tạp chí Circulation, được thực hiện giữa nhóm người không luyện tập gì và những người tham gia luyện tập thể lực. Kết quả cho thấy, người tập thể dục trung bình 150 phút/tuần đã giảm 14% nguy cơ bệnh tim mạch. Với những người luyện tập 300 phút/tuần, con số này còn lên đến là 20%.

Có thể nhận thấy rằng, bên cạnh việc lựa chọn chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm tốt cho tim mạch, bạn sẽ phải duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt với những người mắc bệnh tim mạnh, tập thể dục cường độ nhẹ chính là mảnh ghép quan trọng để cải thiện sức khỏe tim mạch

Các bài tập thể dục cải thiện sức khỏe tim mạch

Để cải thiện sức khỏe tim mạch, các dạng bài tập cardio hoặc chơi các môn thể thao là lựa chọn hàng đầu. Bạn có thể kết hợp đa dạng các bài tập như bơi lội, đạp xe, đi bộ, chạy bộ, cầu lông, bóng bàn hoặc yoga.

Đối với người người mắc bệnh về tim mạch, phải có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ và chú ý mức nhịp tim an toàn đối với tình trạng bệnh. Nhằm tránh tập quá sức, bạn có thể mức nhịp tim an toàn theo công thức: (220 – số tuổi) x (70%). 

tập thể dục ở người già
Mức nhịp tim tối đa an toàn cho người 60 tuổi khi tập thể dục là: (220 – 60) x 70% = 112 lần/phút.

6. Đối với đời sống tình dục: Tập thể dục

Bên cạnh tình hình sức khỏe của cơ thể, nhu cầu về đời sống tình dục còn phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng, tâm lý tự tin về hình thể.

  • Về tâm trạng, trong quá trình tập thể dục, lượng hormon endorphin được tiết ra, giúp cơ thể sảng khoái và sung sức. Theo giáo sư khoa học vận động tại Đại học Maryland, bang Washington cung cấp: Sau khi tập, hệ thần kinh được nghỉ ngơi, các cơ bắp được thư giãn và điều đó truyền tải thông tin tới não, để bạn cảm nhận đây là cảm giác tích cực.
  • Về hình thể, Theo PGS Heather Hausenblas về khoa học và sức khỏe tại Đại học Jacksonville, bang Florida, cho biết: Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để cải thiện hình ảnh cơ thể, điều này ảnh hưởng rất lớn đến ham muốn tình dục.

Từ những căn cứ trên, tập thể dục chính là phương thức tự nhiên giúp cải thiện đời sống tình dục một cách toàn diện nhất. Hãy duy trì thói quen tập luyện thường xuyên cùng một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp hình thành và tái tạo mức năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh lý cần thiết của cơ thể này.

7. Đối với sức khỏe chung

Sở hữu một sức khỏe toàn diện chính là mục đích sau cùng mà bất kỳ ai cũng hướng đến. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy luôn duy trì thói quen tập luyện thể thao đều đặn mỗi tuần với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cùng thời gian nghỉ ngơi hợp lý. 

ăn uống và tập thể dục đều quan trọng với sức khỏe
Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, thực hiện những đam mê mà bạn thích, là cách để cơ thể khỏe mạnh đồng thời về sức khỏe tinh thần.

Hãy để Thermomix giúp bạn duy trì và thực hiện lối sống lành mạnh một cách dễ dàng hơn. Với robot nhà bếp thông minh Thermomix TM6, bạn sẽ tối ưu đồng thời, thời gian nấu, sự đa dạng của thực đơn có tính sẵn lượng calo và độ dinh dưỡng trong thức ăn. Màn hình điều khiển cảm ứng dễ thao tác và công nghệ thông minh của máy cùng rất nhiều chức năng nhà bếp được tích hợp sẵn trong một thiết bị sẽ giúp cho việc chuẩn bị bữa ăn của bạn sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Thermomix: bạn đồng hành cùng lối sống lành mạnh

Thermomix là người bạn đồng hành cùng lối sống lành mạnh của gia đình bạn.

Như vây, để đánh giá ăn uống lành mạnh hay tập thể dục quan trọng hơn phải phụ thuộc vào mục đích của từng người. Tuy nhiên, để có sức khỏe toàn diện, thân hình đẹp, tập trung năng lượng làm việc, bạn nên chú ý kết hợp cân đối giữa 2 vấn đề trên để thấy được hiệu quả tích cực.

Bí quyết ăn uống lành mạnh để sống lâu KHOA HỌC

Theo nhận định của giới khoa học gen chỉ ảnh hưởng 25% tới tuổi thọ của con người, 75% còn lại được quyết định bởi lối sinh hoạt, thói quen ăn uống. Bài viết sau sẽ đề cập đến cách ăn uống lành mạnh để sống lâu, phân tích các thực phẩm có lợi và có hại đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng theo dõi và thay đổi thành những thói quen tốt ngay từ hôm nay!

1. 5 nguyên tắc cơ bản để có chế độ ăn uống lành mạnh

Để xây dựng được một chế độ ăn uống lành mạnh, cải thiện tuổi thọ của bản thân, đầu tiên bạn cần nắm một số nguyên tắc cơ bản sau:

ăn uống lành mạnh để sống lâu
Bổ sung các chất chống oxy hóa thường xuyên là chìa khóa giúp bạn kéo dài tuổi thọ của bản thân.
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch, hữu cơ: Bởi các loại rau, củ, quả hữu cơ có hàm lượng vitamin khoáng chất cao hơn, giàu chất chống oxy hóa hơn các loại thực phẩm được nuôi trồng thông thường. 
  • Sử dụng các loại thực phẩm theo mùa: Nông sản theo mùa sẽ hấp thu lượng dinh dưỡng màu mỡ từ đất. Ngược lại, rau quả trái mùa thường phải sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, chất bảo quản để nuôi trồng.
  • Hiểu về các phương pháp nấu ăn cho từng nguyên liệu: Nấu ăn ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, sơ chế thực phẩm quá sớm trước khi nấu là những thói quen xấu. Đây là nguyên nhân làm mất đi những chất dinh dưỡng quan trọng từ thực phẩm trước khi bạn ăn.
  • Đọc sách bổ sung các kiến thức về dinh dưỡng: Việc đọc sách bổ sung kiến thức sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chuẩn bị thực đơn và duy trì nguồn cảm hứng cho bản thân theo đuổi lối sống lành mạnh này.
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn: Trải qua quá trình chế biến và bảo quản, thực phẩm rất khó giữ gìn dưỡng chất một cách trọn vẹn. Ngoài ra, hàm lượng cao đường tinh chế, chất béo chuyển hóa và natri từ loại thực phẩm này rất dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, bệnh lý xấu cho cơ thể.
Nên chọn thực phẩm tươi sống
Nên chọn thực phẩm tươi thay vì các loại rau, củ, quả, thịt cá đóng hộp, đã nấu chín.

Để nắm được chi tiết hơn về cách xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho bản thân, mời bạn tham khảo thêm bài viết: Quy tắc ăn uống lành mạnh

2. 8 loại thực phẩm tốt nhất cho tuổi thọ

Những loại thực phẩm tốt, ăn uống lành mạnh để sống lâu dưới đây bạn nên được bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày một cách khoa học, hợp lý. 

2.1. Rau họ cải

Các loại rau như bắp cải, cải brussels, bông cải xanh, cải xoăn… đặc biệt giàu các chất chống oxy hóa và chứa hàm lượng vitamin K cao hơn các loại rau thông thường.

Vì thế, rau họ cải chính là nguồn thực phẩm bạn nên ưu tiên tiêu thụ trong nhóm các loại rau, củ. Chúng sẽ góp phần làm quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra chậm. Lượng vitamin K sẽ giúp canxi lắng đọng lại trong máu tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, và tăng độ chắc khỏe cho xương.

rau họ cải giúp tăng tuổi thọ
Rau xanh, đặc biệt rau họ cải là nguồn chất chống oxy hóa chất lượng cho cơ thể, có thể sử dụng trực tiếp

2.2. Cá hồi

Là nguồn cung cấp chất đạm với chất béo lành mạnh omega-3, axit béo chưa bão hòa đa, cá hồi được coi là thực thần tại Nhật Bản và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong cá hồi, còn chứa vitamin, các khoáng chất như sắt, kẽm, kali và canxi… đặc biệt tốt cho sức khỏe. Đây là một phần nguyên nhân, giúp tuổi thọ người dân Nhật Bản cao nhất thế giới. 

ăn cá hồi để sống lâu
Nguồn chất béo từ cá hồi luôn giúp cơ thể bạn cảm thấy nhẹ nhàng, khỏe mạnh, giúp não bộ minh mẫn và hoạt động một cách hiệu quả

2.3. Các cây họ đậu

Các loài cây họ đậu, được tìm thấy ở hầu hết các bữa ăn của những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Chúng bao gồm: đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu bắp… Đây chính là nguồn protein thực vật, giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt rất phù hợp với những người ăn chay.

các cây họ đậu giúp sống lâu
Xây dựng nguồn chất đạm toàn diện với khẩu phần các loại đậu trong bữa ăn hàng ngày

Ở Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng tuổi thọ trung bình cao, họ thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, natto, tương miso và edamame. Người dân Nhật Bản bổ sung nguồn đạm chính qua đậu và cá, mà rất ít ăn các loại thịt. Các sản phẩm từ đậu nành sẽ giúp giảm cholesterol xấu mà chế độ ăn thịt không có.

2.4. Các loại hạt

Trong chế độ ăn uống lành mạnh để sống lâu, bạn nên bổ sung một các loại hạt như hạt điều, hạt macca, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lạc… Chúng là một trong những thực phẩm dinh dưỡng toàn diện, cung cấp đa dạng chất béo lành mạnh, nguồn protein thực vật, chất xơ, giàu vitamin, khoáng chất và các chất oxy hóa.

Một số chuyên gia kết luận rằng, hàm lượng chất chống oxy hóa trong hạt óc chó còn cao hơn các loại cá. Những người tiêu thụ hơn 3 khẩu phần 28gr hạt hàng tuần có nguy cơ tử vong tổng thể thấp hơn 39% so với những người không ăn hạt

các loại hạt chống oxi hóa
Bạn nên bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn hàng ngày trong gia đình.

Với nguồn dinh dưỡng trên không có gì lạ khi, sử dụng các loại hạt thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ của bạn. Mặc dù là thực phẩm calo cao, nhưng chúng lại có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giảm mức cholesterol xấu và nâng cao sức khỏe tim mạch.

2.5. Quả óc chó

Quả óc chó hay hạt óc chó, thuộc nhóm các loại hạt, tuy nhiên nó lại có những công dụng tuyệt vời, cần nói đến riêng biệt. Ngoài việc giảm mắc bệnh tim mạch, béo phì, làm chậm quá trình già hóa của tế bào… quả óc chó còn có một số lợi ích với cơ thể như sau:

  • Giúp lớp màng động mạch chắc khỏe hơn: Giảm sự nguy hiểm đối với bệnh nhân huyết áp cao, nguy cơ bị xơ vữa thành động mạch.
  • Điều chỉnh đồng hồ sinh học tốt hơn: Melatonin từ hạt óc chó giúp cơ thể ngủ ngon và sâu giấc hơn, hạn chế tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi. 
quả óc chó giúp sống lâu
Quả óc chó rang hay sữa từ quả óc chó là lựa chọn hợp lý để bắt đầu thay đổi bữa ăn của bạn

2.6. Thực phẩm lên men

Bổ sung thực phẩm lên men vào chế độ ăn uống lành mạnh để sống lâu hàng ngày sẽ đem lại những lợi khuẩn, men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể. Chúng giúp tiêu hóa đồ ăn tốt hơn và cũng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 

natto tốt cho hệ tiêu hóa
Mỗi người dân Nhật Bản tiêu thụ trung bình khoảng 7kg đồ ăn lên men hàng năm.

Thực phẩm lên men rất đa dạng, có thể chứa canxi từ bơ và phô mai, chứa chất xơ trong kim chi và dưa chua… Bởi vậy sử dụng kết hợp thực phẩm lên men trong chế độ dinh dưỡng, sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng cần thiết với tỉ lệ hấp thu tốt hơn, có lợi cho đường ruột hơn.

2.7. Dầu oliu

Bổ sung dầu oliu vào chế độ dinh dưỡng, giúp bạn đem lại nhiều lợi ích sau:

  • Nguồn chất béo tốt: Dầu oliu chứa nhiều chất axit béo oleic và một lượng omega-3, omega-6. Đây đều là nhóm chất béo chưa bão hòa đơn và đa, cung cấp cho cơ thể nguồn chất béo tốt, giảm lượng cholesterol xấu gây ra các bệnh lý xấu về tim mạch.
  • Giảm tốc độ lão hóa: Dầu ô liu, đặc biệt dầu ô liu được ép lạnh, chứa rất nhiều chất chống oxy hóa từ trái oliu trong tự nhiên. Mỗi muỗng canh 15 ml, dầu ô liu chứa 12,9% DV lượng vitamin E – chất chống oxy hóa mạnh. Chất chống oxy hóa sẽ bảo vệ cơ thể tránh khỏi các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư và giảm tốc độ lão hóa của các bào trên cơ thể như nếp nhăn, rụng tóc…
  • Cải thiện sức khỏe não bộ: Dưỡng chất Oleocanthal trong dầu oliu được nghiên cứu giúp tăng khả năng tập trung cho não bộ, giảm mắc chứng bệnh Alzheimer ở người già. 
dầu oliu tốt cho não bộ
Oleocanthal trong dầu oliu còn là chất chống viêm tự nhiên, hoạt động tương đương như ibuprofen được sử dụng trong y tế.

Là một nguyên liệu dễ sử dụng trong chế biến, bạn nên sử dụng dầu oliu để thay thế cho các loại dầu ăn, mỡ động vật. Để hấp thụ tốt thành phần dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng dầu oliu trong các món trộn, nguyên liệu để tẩm ướp và thêm vào các món đã chín để tăng hương vị.

salad trộn oliu lành mạnh
Salad trộn cùng dầu oliu là một sự kết hợp tuyệt vời, món ăn lành mạnh dành nên xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

2.8. Trà xanh

Thân thiện trong văn hóa người Việt Nam, trà xanh là thức uống có vô vàn lợi ích đối với tuổi thọ của con người.

  • Chống lão hóa: EGCG trong trà xanh được biết đến là một trong những chất chống oxy hóa tự nhiên tốt nhất cho cơ thể. Lượng chất chống oxy hóa nói chung trong 300ml trà xanh trà xanh cũng cao gấp 1,5 lần, trong chai rượu vang đỏ;
  • Phòng ngừa ung thư, bệnh tim mạch: Một nghiên cứu từ năm 2006 theo dõi những người Nhật tiêu thụ trung bình 5 chén trà xanh mỗi ngày và phát hiện: chất phenol trong trà xanh giúp người Nhật phòng ngừa ung thư, số lượng người mắc bệnh về tim mạch giảm đáng kể và tỷ lệ tử vong ở đất nước này chỉ còn 26%.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ: Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã đăng tải một nghiên cứu thực hiện trên 40.530 người trưởng thành Nhật Bản và kết luận rằng: những người uống hơn 5 tách trà mỗi ngày có tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ thấp hơn 26% so với những người uống ít hơn một tách trà.
  • Giảm nguy cơ tử vong khi mắc bệnh tiểu đường type 2: Theo một nghiên cứu công bố năm 2020 của tập đoàn BMJ, thuộc Hiệp hội Y khoa Anh Quốc, sử dụng từ 2-4 ly trà xanh mỗi ngày, giúp giảm thiểu lên đến 40% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2.
trà xanh giúp tăng tuối thọ
Trà xanh giúp đốt chất béo hiệu quả hơn và tăng sự tỉnh táo

Tuy nhiên để sử dụng trà xanh hiệu quả, không gây một số các bệnh lý về dạ dày, sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên uống trà xanh khi bụng đói, chưa ăn gì vì hàm lượng caffeine trong trà cao nên có thể gây tổn thương cho gan và dạ dày. Và bạn cũng không nên uống vào buổi tối, gây mất ngủ vào ban đêm.
  • Các thời gian khác trong ngày đều phù hợp để uống trà, đặc biệt là trước khi tập luyện sẽ giúp đốt cháy nhiều chất béo hiệu quả hơn.
  • Trung tâm Y tế Đại học Maryland thống kế lượng trà xanh lý tưởng mỗi người nên dùng trong ngày là 2 – 3 tách tương đương 100 – 750 mg chiết xuất trà xanh. 

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách ăn uống lành mạnh của người Nhật

3. 4 loại thực phẩm cần hạn chế để sống lâu hơn

Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng tốt, bạn cũng cần tránh sử dụng 4 loại thực phẩm sau để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh trong thời gian dài.

3.1. Nước ngọt

Theo một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Y tế Công cộng của Hoa Kỳ, bao gồm 5.309 người tham gia khảo sát, uống 600ml nước ngọt hằng ngày làm lão hóa sớm hơn 4,6 năm. Bên cạnh đó nước ngọt ăn kiêng cũng không ngoại lệ. Nước ngọt 0 calo, thường xuyên làm tăng 67% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

hạn chế uống nước ngọt
Nước ngọt là nguyên nhân chính gây lên nhiều bệnh lý về thừa cân và tiểu đường

3.2. Ăn quá nhiều thịt đỏ

Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng thuộc đại học Harvard, sử dụng các loại “thịt đỏ” hoặc thực phẩm chế biến từ thịt đỏ như xúc xích, thịt nguội… đều không tốt cho sức khỏe. Nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng như ung thư, tim mạch và đột quỵ là không dưới 20%.

ăn quá nhiều thịt đỏ giảm tuổi thọ
Thói quen ăn quá nhiều thịt đỏ không hề tốt cho sức khỏe, hãy kết hợp sử dụng nguồn đạm từ cá và thực vật.

3.3. Thịt chế biến, thịt nguội

Ở mức độ nguy hại hơn đối với sức khỏe, thực phẩm chế biến sẵn từ thịt chứa hàm lượng Natri và chất béo chuyển hóa rất cao. Điều này dẫn đến các cơn tăng huyết áp cấp tính, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao và ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn.

Bạn nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn nói chung, ưu tiên nguồn thực phẩm tươi sống giàu chất chống oxy hóa tốt cho tuổi thọ.

3.4. Rượu

Theo một nghiên cứu trên đăng tải trang Science Times, dữ liệu được thu thập trong 20 năm (1987-2006) với 1.158.486 người trưởng thành ở Châu Âu. Người sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên, có tuổi thọ thấp hơn trung bình từ 24 đến 28 năm so với dân số chung.

Uống rượu, bia thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều vụ tai nạn thương tâm và các bệnh lý về tim mạch, huyết áp. Chúng còn gây ra các triệu chứng rối loạn tại não bộ, khiến hệ thần kinh suy nhược và mệt mỏi. Đây là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý, mất kiểm soát, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

hạn chế bia rượu
Hãy nói không với rượu bia để có một chế độ ăn uống lành mạnh.

Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích trên, bạn đã có thể xây dựng được riêng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh để sống lâu. Hãy bắt đầu thay đổi chế độ dinh dưỡng của gia đình bạn ngay từ bây giờ. Việc hình thành một thói quen tốt chưa bao giờ là muộn.

[HƯỚNG DẪN] 4 cách làm bánh crepe sầu riêng đơn giản tại nhà

Học ngay các cách làm bánh crepe sầu riêng đơn giản tại nhà sau đây, chỉ vài bước nhanh chóng là bạn đã có ngay món ngon chiêu đãi người thân, bạn bè rồi. Món bánh crepe sầu riêng này không chỉ sở hữu lớp vỏ dẻo mịn, mà còn còn khiến nhiều người tan chảy bởi lớp kem béo ngậy, thơm lừng. Cùng Thermomix Vietnam vào bếp thực hiện ngay thôi!

Tìm hiểu thêm:

1. Công thức làm bánh crepe sầu riêng kem tươi truyền thống

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá 

4 người

120 kcal/cái

20 phút

30 phút

200.000 VNĐ

Khác với bánh crepe sầu riêng cầu vồng, bánh crepe truyền thống có hình chữ nhật. Vỏ bánh màu vàng tươi, dai dai, ôm trọn lấy phần nhân trắng muốt bên trong.  Khi ăn, sự thơm bùi của sầu riêng hòa cùng vị béo ngậy của kem tạo thành hương vị đặc trưng chinh phục những tín đồ yêu thích đồ ngọt và thứ quả đặc biệt này.

1.1. Nguyên liệu và dụng cụ

Nguyên liệu cho phần nhân bánh:

  • Kem tươi: 150 ml
  • Sầu riêng: 160 g (có thể nhiều hơn)
  • Đường: 15 g

Nguyên liệu cho phần vỏ bánh:

  • Bột mì đa dụng: 100 g
  • Trứng gà: 2 quả
  • Sữa tươi không đường: 200 ml
  • Nước cốt dừa đóng lon: 100 g
  • Đường xay: 20 g
  • Bơ lạt: 1 ít
nguyên liệu làm bánh crepe sầu riêng kem tươi
Các nguyên liệu làm món bánh crepe sầu riêng kem tươi truyền thống

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Bát
  • Rây bột
  • Phới lồng
  • Chảo rán bánh
  • Màng bọc thực phẩm

1.2. Các bước thực hiện

Các bước làm nhân bánh:

  • Bước 1: Cho kem tươi với đường vào bát rồi dùng máy đánh bông lên cho đến khi hỗn hợp có chóp cứng.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp kem tươi vừa đánh vào ngăn mát bảo quản.
  • Bước 3: Dùng thìa dầm nát sầu riêng ra.

Các bước làm vỏ bánh:

  • Bước 1: Rây bột mì vào bát. Sau đó, cho đường, sữa tươi, nước cốt dừa vào và trộn đều. Tiếp theo, cho trứng vào và khuấy đều.
  • Bước 2: Dùng dây lọc hỗn hợp bột ở trên để loại bỏ những cục bột bị vón. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột thu được và cho vào ngăn mát khoảng 30 phút.
  • Bước 3: Cho chảo lên bếp và dàn đều 1 ít bơ lạt lên bề mặt để chống dính.
  • Bước 4: Lấy bát bột ra và dùng thìa nhỏ múc bột vào chảo. Tiếp tục nghiêng chảo để bột dàn đều tạo thành lớp mỏng trên bề mặt.
  • Bước 5: Đến khi bề mặt vỏ bánh khô và se lại, bạn hãy cho ra khỏi chảo.
  • Bước 6: Làm tương tự với số bột còn lại để làm vỏ bánh.
làm vỏ bánh sầu riêng
Bề mặt vỏ bánh khô và se lại là có thể cho ra khỏi chảo

Gói bánh và hoàn thiện:

  • Bước 1: Trải vỏ bánh lên bề mặt phẳng. 
  • Bước 2: Lần lượt cho hỗn hợp kem tươi và sầu riêng dầm nhuyễn vào giữa vỏ bánh.
  • Bước 3: Gấp 4 góc bánh lại tạo thành hình chữ  nhật. Lớp kem và sầu riêng bên trong nằm trọn trong vỏ bánh, không lộ ra ngoài.
  • Bước 4: Tiếp tục  thực hiện với số vỏ và nhân còn lại cho đến hết.
  • Bước 5: Nếu chưa muốn ăn ngay, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh và bảo quản trong 2 ngày.
hướng dẫn làm bánh crepe sầu riêng
Cho hỗn hợp kem tươi, sầu riêng tán nhuyễn vào vỏ và gói bánh crepe

2. Cách làm crepe sầu riêng lá dứa

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Giá 

4 người

139 kcal/cái

20 phút

40 phút

Khoảng 200.000 VNĐ

Về kết cấu, bánh crepe sầu riêng lá dứa tương tự như bánh crepe sầu riêng kem tươi truyền thống. Bánh chỉ khác về màu sắc và hương vị. Về màu sắc, bánh có màu xanh tươi non như màu lúa mới. Về hương vị, bánh thanh vị lá dứa hòa quyện với vị kem tươi béo ngậy và sầu riêng đặc trưng. Dưới đây là cách làm bánh crepe sầu riêng đơn giản tại nhà

Bánh crepe sầu riêng lá dứa
Bánh crepe sầu riêng lá dứa màu xanh tươi mát

2.1. Nguyên liệu và dụng cụ

Nguyên liệu cho phần nhân bánh:

  • Kem tươi: 150 ml
  • Sầu riêng: 160 g (có thể nhiều hơn)
  • Bơ lạt: 1 ít 

Nguyên liệu cho phần vỏ bánh:

  • Bột mì đa dụng: 100 g
  • Trứng gà: 2 quả
  • Nước cốt dừa đóng lon: 100 g
  • Đường xay: 20 g
  • Sữa tươi không đường: 200 ml
  • Màu thực phẩm xanh
  • Bột lá dứa: 15 g
  • Bơ lạt: 1 ít

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Bát
  • Phới lồng
  • Rây bột
  • Chảo rán bánh
  • Màng bọc thực phẩm

2.2. Các bước thực hiện

Các bước làm nhân bánh:

  • Bước 1: Dùng máy đánh bông kem tươi và đường tạo thành hỗn hợp có chóp cứng.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp kem tươi vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
  • Bước 3: Dầm nguyễn sầu riêng bằng thìa
làm nhân bnhs crepe sầu riêng lá dứa
Dầm nhuyễn sầu riêng để làm nhân bánh

Các bước làm vỏ bánh:

  • Bước 1: Bột mì rây mịn vào bát rồi trộn đều với đường, trứng gà, nước cốt dừa, sữa tươi bằng phới lồng.
  • Bước 2: Loại bỏ cục bột vón bằng cách lọc hỗn hợp qua rây.
  • Bước 3: Cho màu thực phẩm xanh, bột lá dứa vào hỗn hợp bột, trộn đều tới khi tất cả hòa quyện với nhau.
  • Bước 4: Bọc kín bột bằng màng bọc thực phẩm rồi để vào ngăn mát tủ lạnh 30 bút.
  • Bước 5: Làm nóng chảo và trải một lớp bơ lạt lên trên bề mặt để chống dính.
  • Bước 6: Lấy bột ra khỏi tủ lạnh và cho từng thìa bột vào chảo, tráng đều.
  • Bước 7: Vỏ bánh khô và se lại thì có thể lấy ra.
  • Bước 8: Làm tương tự với lượng bột còn lại để có thêm vỏ bánh.
làm vỏ bánh crepe sầu riêng lá dứa
Trộn đều bột mì, đường, trứng gà, nước cốt dừa, sữa tươi, bột lá dứa, màu xanh thực phẩm làm vỏ bánh crepe sầu riêng lá dứa

Gói bánh và hoàn thiện:

  • Bước 1: Cho vỏ bánh lên bề mặt phẳng.
  • Bước 2: Múc 1 thìa kem và 1 thìa sầu riêng nhỏ cho vào giữa vỏ bánh và dàn đều.
  • Bước 3: Gấp 4 cạnh lại để tạo thành hình chữ nhật, không lộ nhân bánh trên trong.
  • Bước 4: Ăn ngay hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng để ăn mát hơn.
hướng dẫn làm bánh crepe sầu riêng lá dứa
Lấy thìa cho kem tươi, sầu riêng vào vỏ bánh để gói lại

3. Cách làm crepe sầu riêng ngàn lớp tại nhà

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Giá 

3 người

150 kcal/phần

20 phút

40 phút

150.000 VNĐ

Crepe sầu riêng ngàn lớp có vỏ bánh trải đều xen kẽ với lớp nhân đầy tinh tế. Bánh có hình tròn, trông như ngàn lớp bánh xếp chồng lên nhau hút mắt. Khi ăn, người dùng có thể cắt thành miếng nhỏ hình tam giác.

cách làm bánh crepe ngàn lớp trà xanh
Bánh crepe sầu riêng ngàn lớp trà xanh gây ấn tượng thị giác thu hút với nhiều lớp bánh

3.1. Nguyên liệu và dụng cụ

Nguyên liệu cho phần nhân bánh:

  • Kem tươi: 150 ml
  • Sầu riêng: 3 múi
  • Đường: 15 g

Nguyên liệu cho phần vỏ bánh:

  • Bột mì: 120 g
  • Trứng gà: 2 quả
  • Đường xay: 45 g
  • Sữa tươi: 380g
  • : 20 g
  • Phẩm màu và bột gia vị khác: Cho tùy thích

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Bát
  • Rây bột
  • Phới lồng
  • Chảo rán bánh
  • Màng bọc thực phẩm

3.2. Các bước thực hiện

Các bước làm nhân bánh:

  • Bước 1: Cho kem tươi và đường vào cùng một bát và đánh đến khi có chóp cứng.
  • Bước 2: Nghiền nát sầu riêng.
  • Bước 3: Cho sầu riêng vào hỗn hợp kem tươi, dùng phối trộn đều.
  • Bước 4: Đưa hỗn hợp kem vào tủ lạnh để bảo quản.
nhân bánh crepe sầu riêng ngàn lớp
Hỗn hợp nhân kem tươi, đường, sầu riêng dùng cho bánh crepe ngàn lớp

Các bước làm vỏ bánh:

  • Bước 1: Đập trứng gà vào bát và khuấy đều cho tan ra. Sau đó, cho bột đã dây, sữa tươi vào và dùng phới lồng trộn đều.
  • Bước 2: Để bơ lạt ở nhiệt độ phòng cho mềm ra. Tiếp theo, cho bơ, đường vào hỗn hợp bột ở trên và trộn đều. Nếu muốn tăng thêm màu sắc và hương vị cho vỏ bánh, bạn có thể cho thêm màu thực phẩm và bột hương liệu vào.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ cục bột vón.
  • Bước 4: Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín bát bột và cho vào tủ lạnh bảo quản trong 30 phút.
  • Bước 5: Bắc chảo lên bếp cho nóng rồi thêm một ít bơ chống dính phết đều.
  • Bước 6: Lấy thìa múc bột cho vào chảo và dàn thành lớp mỏng.
  • Bước 7: Rán lần lượt từng mặt đến khi bột se, không dính thì cho ra.
  • Bước 8: Rán số bột còn lại cho đến hết.
hỗn hợp bột làm vỏ bánh crepe sầu riêng
Bọc hỗn hợp bột làm vỏ bánh và cho vào ngăn mát tủ lạnh để “nghỉ” khoảng 30 phút

Hoàn thiện:

  • Bước 1: Trải 1 lớp bánh ra mặt phẳng rồi cho 1 lớp kem lên và dùng phới dàn đều.
  • Bước 2: Đặt lớp vỏ thứ hai lên, tiếp tục phết kem lên. Làm như vậy cho đến khi hết vỏ.
  • Bước 3: Cho bánh vào ngăn mát  khoảng 2 tiếng rồi đem ra thưởng thức. Khi ăn, cắt thành từng miếng nhỏ cho ra đĩa.
bánh crepe sầu riêng ngàn lớp
Kết hợp lần lượt từng lớp vỏ bánh và kem dàn đều tạo thành bánh crepe sầu riêng ngàn lớp

4. Công thức bánh crepe sầu riêng cầu vồng

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian làm bánh

Giá 

6 người

150 kcal/phần

30 phút

60 phút

300.000 VNĐ

Bánh crepe sầu riêng cầu vồng (Rainbow Crepe) chính là 1 phiên bản của bánh crepe ngàn lớp nhưng phối nhiều màu sắc khác nhau cho thêm phần bắt mắt.

Đúng như tên gọi, loại bánh này có đủ các loại màu sắc như xanh, đỏ, tím, vàng… bắt mắt. Khi ăn, độ dai, mềm của vỏ bánh kết hợp với vị béo của kem, vị bùi của sầu riêng sẽ tạo thành một hương vị chẳng thể nào quên. Tham khảo cách làm bánh crepe sầu riêng đơn giản tại nhà ngay sau đây

Bánh crepe sầu riêng cầu vồng
Bánh crepe sầu riêng cầu vồng trông hệt như một bữa tiệc màu sắc

4.1. Nguyên liệu và dụng cụ

Bạn phải chuẩn bị nguyên liệu riêng cho phần nhân bánh, vỏ bánh:

Nguyên liệu cho phần nhân bánh:

  • Kem tươi: 300 ml
  • Đường: 40 g
  • Sầu riêng: 6 múi

Nguyên liệu cho phần vỏ bánh:

  • Bột mì: 240 g
  • Trứng: 4 quả
  • Đường: 35 g
  • Bơ đun chảy: 65 g
  • Dầu ăn: 15 ml
  • Sữa không đường: 500 ml
  • Màu thực phẩm: Xanh lá cây, xanh da trời, đỏ, tím, cam, vàng… tùy sở thích.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Bát
  • Máy đánh kem 
  • Phới
  • Chảo
  • Màng bọc thực phẩm

4.2. Các bước thực hiện

Tương ứng với từng phần nguyên liệu, bạn tiến hành làm bánh crepe sầu riêng như sau:

Các bước làm nhân bánh

  • Bước 1: Cho kem tươi và đường vào bát rồi đánh đều đến khi hỗn hợp bông nhẹ và xốp là được.
  • Bước 2: Tách múi sầu riêng, nghiền nát rồi cho vào bát kem tươi, dùng phới trộn đều.
  • Bước 3: Bảo quản phần nhân bánh trong tủ lạnh.
làm nhân bánh crepe sầu riêng cầu vồng
Đánh kem tươi và đường cho hòa quyện vào nhau và tạo thành hỗn hợp bông xốp

Các bước làm vỏ bánh:

  • Bước 1: Cho bột mì, trứng, bơ, sữa tươi, dầu ăn, đường vào bát. Sau đó, dùng phới hoặc máy chuyên dụng đánh đến khi tất cả các nguyên liệu hòa trộn vào nhau. 
  • Bước 2: Cho hỗn hợp trên vào 6 bát nhỏ với lượng bằng nhau. Tiếp theo, cho 1 – 2 giọt màu thực phẩm vào mỗi bát và khuấy đều đến khi phẩm màu hòa tan cùng hỗn hợp.
  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp và tráng một lớp dầu ăn lên bề mặt. Khi chảo nóng, cho hỗn hợp bột vào và tráng đều khắp lòng chảo.
  • Bước 4: Khi bột khô thì trở mặt bột còn lại và rán qua. Đến khi cả hai mặt vỏ bánh đều chín, bạn nhấc ra đĩa để nguội.
  • Bước 5: Tiếp tục tráng nốt số bột còn lại.
hướng dẫn cách làm vỏ bánh crepe sầu riêng ngàn lớp
Đánh bột mì, trứng, bơ, sữa tươi, dầu ăn, đường đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau

Hoàn thiện bánh:

  • Bước 1: Trải một lớp vỏ bánh lên bề mặt phẳng. Sau đó, phủ lớp nhân lên và láng đều khắp bề mặt bánh.
  • Bước 2: Tiếp tục làm như trên đến khi hết số vỏ bánh và kem. Lớp kết thúc là vỏ bánh.

Trang trí và bảo quản bánh:

  • Trang trí: Phết một lớp kem tươi lên trên cùng rồi cho những hoa quả nhỏ (dâu tây, mâm xôi, cherry…) đặt lên bề mặt bánh để tăng thêm màu sắc và hương vị. Tiếp theo, cho bánh vào tủ lạnh tối thiểu 1 tiếng. Sau đó, lấy bánh ra, cắt thành từng miếng và thưởng thức.
  • Bảo quản: Nếu không ăn hết, bạn có thể cất bánh vào tủ lạnh, bảo quản trong 1 – 2 ngày.
trang trí bánh
Trang trí thêm những loại quả nhỏ trên bề mặt bánh để tăng thêm hương vị

5. Làm crepe sầu riêng bằng robot nấu ăn Thermomix

Bên cạnh việc dùng các dụng cụ thông thường, bạn có thể sử dụng robot nấu ăn Thermomix để việc làm bánh crepe sầu riêng tiện lợi hơn rất nhiều.

5.1. Nguyên liệu và dụng cụ

Nguyên liệu phần bột bánh

  • 100 g bột mì đa dụng, rây mịn
  • 20 g đường xay
  • 100 g nước cốt dừa
  • 200 g sữa tươi không đường
  • 2 quả trứng gà
  • Bơ nhạt, để chiên

Nguyên liệu phần kem sầu riêng

  • 200 g kem tươi (whipping cream), để lạnh
  • 20 g đường xay hoặc tùy khẩu vị
  • 150 g sầu riêng hoặc tùy khẩu vị
hướng dẫn làm bánh crepe sầu riêng bằng thermomix
Bánh crepe sầu riêng sở hữu màu vàng bắt mắt

5.2. Cách bước thực hiện

  1. Cho bột mì đa dụng, đường, nước cốt dừa, sữa tươi và trứng vào bình trộn, trộn đều 20-30 giây/tốc độ 4 tới khi hỗn hợp bột hòa quyện. Lọc hỗn hợp bột qua rây lọc vào một cái bát lớn để loại bỏ các cục bột bị vón, bọc kín miệng bát bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Rửa sạch và lau khô bình trộn.
  2. Lắp phới đánh bông. Cho kem tươi và đường vào bình trộn, đánh bông 1 phút/tốc độ 3.5, mở cốc đong chú ý quan sát đến khi kem bông cứng, nhấc phới đánh bông lên thấy có chóp là kem đạt. Tháo phới đánh bông, dùng thìa đa năng vét kem ra bát lớn và để trong tủ lạnh tới khi dùng.
  3. Lấy bát bột ra khỏi tủ lạnh, khuấy đều. Làm nóng chảo chống dính trên bếp ở nhiệt độ thấp. Cho bơ vào chảo, đợi bơ tan chảy, dùng giấy lau bớt bơ trên bề mặt chảo, để lại một lớp mỏng.
  4. Quấy đều bột rồi múc một muôi đổ vào chảo, nghiêng chảo để bột dàn đều. Để bột chín trong khoảng 1 phút – 1 phút 30 giây. Khi mặt bánh khô, rìa bánh róc khỏi chảo, lấy bánh ra và để nguội trên giá để nguội. Lặp lại thao tác với lượng bột còn lại.
  5. Sau khi bánh nguội, cho một thìa kem tươi vào giữa bánh, thêm sầu riêng, gập bốn góc bánh lại để gói. Lặp lại thao tác tới khi hết bánh. Thưởng thức ngay hoặc bảo quản bánh trong tủ lạnh.
Máy nấu ăn đa năng Thermomix
Máy nấu ăn đa năng Thermomix được khách hàng trên toàn thế giới tin dùng.

Ưu điểm khi làm bánh Crepe sầu riêng trên Thermomix

  • Đơn giản, khả năng thành công cực cao: Thermomix đơn giản hóa các kỹ năng làm bánh phức tạp, giúp bạn dễ dàng làm thành công ngay từ lần thử đầu tiên. Đặc biệt, Thermomix còn nhỏ gọn và thay thế cho các thiết bị như cân điện tử, máy trộn bột và máy đánh bông trứng, chức năng kiểm soát nhiệt độ…
  • Tự do sáng tạo: Hệ sinh thái công thức toàn cầu Cookidoo và Modern Cook (Website và Ứng dụng công thức trên nền tảng iOS dành cho khách hàng mua máy tại Việt Nam) sẽ cho bạn rất nhiều các gợi ý công thức làm bánh crepe khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể tùy ý thay đổi công thức để phù hợp với khẩu vị gia đình. 
  • Khâu rửa dọn vệ sinh cũng rất nhanh gọn, vì máy có chức năng làm sạch trước (Pre-clean), và chế độ tự động vệ sinh máy với chức năng sục rửa nhanh ở tốc độ cao, chỉ cần 30 giây đến 1 phút là bạn đã vệ sinh xong bình trộn sau khi làm bánh.
  • Một cộng đồng người sử dụng Thermomix tại Việt Nam và trên thế giới bao gồm những cao thủ làm bánh và các chef luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bắt đầu và trong quá trình làm bánh. Bên cạnh đó là những lớp học trực tuyến và tại chỗ… là những đặc quyền dành cho khách hàng khi mua máy tại Thermomix Vietnam.
Làm bánh crepe sầu riêng dễ dàng với Thermomix TM6

6. Lưu ý khi làm bánh crepe sầu riêng

Dù làm bánh crepe sầu riêng theo công thức nào ở trên thì bạn cũng cần lưu ý:

  • Không nên pha bột bánh quá loãng hay để bột bị vón cục: Nếu bột bánh quá loãng thì vỏ bánh khó thành hình và không đủ độ dai cần thiết. Còn bột vón cục làm cho vỏ bánh có gợn, trông không được đẹp và ăn không ngon.
  • Trong quá trình tráng vỏ bánh, nên điều chỉnh lửa phù hợp: Điều này giúp vỏ bánh không bị chín quá khiến thành phẩm bị khô, ăn mất ngon.
  • Có thể sử dụng sốt trái cây để ăn kèm với bánh crepe sầu riêng: Sốt trái cây hòa cùng bánh crepe sẽ giúp tăng mùi vị, làm cho bánh càng thêm ngon.
  • Sau khi hoàn thành, nên đặt bánh vào ngăn mát, không nên bỏ trên ngăn đá: Vì nhiệt độ thấp của ngăn đá sẽ làm lớp kem bị đông, bánh crepe sầu riêng sẽ bị cứng, mất bị độ mềm mịn vốn có.
  • Cách chọn sầu riêng làm bánh ngon: Nên chọn sầu riêng vỏ màu xanh rêu hoặc có chỗ màu vàng nhạt. Khi lắc hoặc dùng cây gõ nhẹ, quả sầu riêng phát ra âm thanh đục hay tiếng “bịch bịch”. Mùi sầu riêng thơm nồng nàn tự nhiên.
Nên chọn sầu riêng vỏ màu xanh rêu, mùi thơm nồng
Nên chọn sầu riêng vỏ màu xanh rêu, mùi thơm nồng làm bánh crepe mới ngon

Với những cách làm bánh crepe sầu riêng đơn giản tại nhà trên, hy vọng đã giúp bạn đủ tự tin để bắt tay vào làm ngay món bánh béo ngậy này. Chúc bạn thành công và đừng quên truy cập Thermomix Việt Nam để có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn về nấu ăn nhé!

25+ mẹo tiết kiệm thời gian vào bếp cho người bận rộn

Với những mẹo tiết kiệm thời gian vào bếp dưới đây, việc nấu ăn của cả gia đình bạn sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Bạn có thể tận dụng tối đa từng giây, giảm bớt thời gian lãng phí để dành cho các công việc khác và không còn thấy “sợ” vào bếp nữa!

Xem thêm: Chế độ ăn uống lành mạnh là gì?

1. Lập kế hoạch nấu ăn – Quan trọng hơn bạn tưởng

Việc có 1 kế hoạch cụ thể cho việc ăn món gì mỗi ngày, mua sắm theo từng tuần sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức. Cụ thể, một kế hoạch nấu ăn chi tiết sẽ giúp bạn:

  • Tiết kiệm thời gian: Bởi kế hoạch theo tuần sẽ giúp bạn tạo trước được một danh sách thực phẩm cần mua, từ đó việc đi chợ sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn, hạn chế việc phải đi mua sắm nhiều lần.
  • Tiết kiệm tiền: Trong quá trình lên thực đơn cho mỗi bữa, bạn sẽ chủ động việc chọn kết hợp món ăn sao cho hạn chế tối đa thực phẩm thừa, giúp tiết kiệm một phần chi phí. Ngoài ra việc có danh sách thực phẩm cần mua khi đi chợ cũng sẽ giúp bạn hạn chế việc mua dư thừa, tốn tiền bạc.
  • Cải thiện chế độ ăn uống của bản thân và gia đình: Việc có kế hoạch trước giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn, từ đó dễ dàng chọn và kết hợp các món ăn để có thể cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn.
Lên thực đơn theo tuần
Việc có thực đơn theo tuần giúp bạn mua sắm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn

Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng khi lập kế hoạch:

  • Dán thực đơn 1 tuần lên tủ lạnh để luôn nhớ và tuân theo đúng kế hoạch: Việc tuân theo kế hoạch giúp bạn nấu ăn khoa học, quy củ và tiết kiệm thời gian hơn.
  • Đừng ngại biến tấu công thức: Công thức nấu ăn chỉ là hướng dẫn, không phải là quy định để bạn phải nhất nhất tuân theo. Vì thế, nếu thiếu nguyên liệu, hãy biến tấu một chút với những thứ có sẵn trong tủ lạnh để không mất thời gian đi mua thêm.
  • Đầu tư một bộ dao tốt: Dao là vật dụng quan trọng, thường xuyên được sử dụng để chế biến món ăn trong nhà bếp. Vì thế, hãy sắm một bộ dao tốt để việc cắt, thái mọi thứ diễn ra nhanh hơn và thực phẩm cắt ra đẹp hơn.
  • Đầu tư các thiết bị nấu ăn phù hợp: Nồi nấu chậm, nồi chiên không dầu, máy nấu ăn Thermomix, lò nướng, máy xay… là những thiết bị sẽ giúp bạn nấu ăn nhanh, có thể hẹn giờ chính xác… để tiết kiệm thời gian nấu.
Máy Thermomix giúp bạn tiết kiệm thời gian làm bếp
Máy Thermomix có nhiều tầng giúp việc nấu ăn tiết kiệm thời gian hơn

2. Mẹo bố trí nhà bếp khoa học

Bên cạnh việc lập kế hoạch nấu ăn trước, bố trí nhà bếp khoa học là mẹo tiết kiệm thời gian vào bếp thông minh. Điều này thể hiện ở việc bố trí nhà bếp theo luồng công việc và sắp xếp dụng cụ nấu ăn khoa học.

2.1. Bố trí nhà bếp theo luồng công việc

Nguyên tắc bố trí nhà bếp theo luồng công việc thể hiện ở việc sắp xếp các khu vực nấu ăn theo một trình từ nhất định từ trái sang phải. Cụ thể như sau:

  • Khu vực 1: Chứa thực phẩm (tủ lạnh, ngăn để thực phẩm khô)
  • Khu vực 2: Chứa vật dụng (bát, đĩa, cốc, chén ly, đũa, thìa…)
  • Khu vực 3: Nơi rửa ráy (máy rửa chén, chậu rửa, dụng cụ vệ sinh)
  • Khu vực 4: Chỗ sơ chế thực phẩm (vật dụng nấu, các thiết bị điện, dao, kéo…).
  • Khu vực 5: Nơi nấu ăn (bếp nấu, máy nấu ăn Thermomix, lò vi sóng, máy hút mùi,…)

Việc bố trí nhà bếp theo luồng công việc sẽ giúp rút ngắn quãng đường, thời gian di chuyển, nấu ăn thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Bố trí nhà bếp theo luồng công việc
Bố trí nhà bếp theo luồng công việc giúp người dùng di chuyển ít hơn, tiết kiệm thời gian hơn

2.2. Sắp xếp dụng cụ nấu bếp khoa học

Các đồ đạc cần được sắp xếp gọn gàng, khoa học tối giản và thuận tiện để tạo cảm giác thông thoáng, dễ lấy đồ đạc và tiết kiệm thời gian hơn. Ví dụ như:

  • Sắp xếp đồ dùng theo mức độ sử dụng: Những dụng cụ sử dụng nhiều thì để ở kệ thấp, còn những thứ sử dụng ít thì để xa, ở kệ cao.
  • Để những đồ đạc có liên quan gần nhau: Bố trí khu vực cất bát, đũa, cốc, dao, kéo… gần bồn rửa bát/ máy rửa bát để sau khi rửa xong có thể cất gọn.
  • Sử dụng đa dạng các dụng cụ lưu trữ thực phẩm: Bạn nên chọn đa dạng kích cỡ hộp đựng thực phẩm, túi nhựa, màng bọc thực phẩm phù hợp. Điều này sẽ tiện cho việc lưu trữ, tránh việc mở, đóng các hộp không vừa vặn quá nhiều.
Sắp xếp mọi thứ trong phòng bếp theo mức độ sử dụng
Sắp xếp mọi thứ trong phòng bếp theo mức độ sử dụng để lấy đồ thuận tiện hơn

3. Mẹo khi rã đông thực phẩm

Nếu muốn thực phẩm dùng được lâu, bạn cần để trong ngăn đông. Và trước khi nấu, bạn cần rã đông. Dưới đây là một số mẹo rã đông tiết kiệm thời gian nấu nướng

3.1. Cho thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh

Để thực phẩm vào hộp hoặc bát rồi chuyển xuống ngăn mát để rã đông dần. Cách này giúp cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Vì thế, đây là cách rã đông phù hợp với thực phẩm chưa cần chế biến ngay.

3.2. Sử dụng nước lạnh

Cho thực phẩm vào túi kín rồi ngâm cho bát nước lạnh để rã đông mà không bị nhiễm khuẩn, mất đi chất dinh dưỡng. Để rã đông nhanh hơn thì 10 phút bạn nên thay nước một lần.

mẹo rã đông thực phẩm
Cho thịt vào túi kín rồi ngâm vào bát nước lạnh để rã đông

3.3. Dùng lò vi sóng khi cần chế biến ngay

Cho thực phẩm vào lò vi sóng 3 – 5 phút để rã đông. Cách này có thể làm những miếng thịt mỏng bị chín, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Vì thế, bạn chỉ nên áp dụng với các miếng thực phẩm dày và cần chế biến ngay sau khi rã đông.

3.4. Rã đông bằng muối và giấm

Giấm chứa axit axetic giúp hạ thấp điểm đóng băng của nước, còn muối là chất xúc tác cực tốt nên sẽ giúp rã đông nhanh và khử bớt vi khuẩn trên thực phẩm. Để rã đông bằng cách này, bạn chỉ cần cho thực phẩm vào bát nước lớn, thêm một chút muối và giấm vào bát.

4. Mẹo lưu trữ nguyên liệu, thực phẩm

Mẹo tiết kiệm thời gian vào bếp tiếp theo là cách bảo quản thực phẩm. Bạn hay mua nhiều nguyên liệu, thực phẩm để sử dụng nhiều lần nên cần lưu trữ. Hãy áp dụng các mẹo lưu trữ dưới đây:

4.1. Bảo quản xà lách lâu hơn bằng giấy khô

Rau xà lách, rau diếp thường rất nhanh hỏng dù bạn có bảo quản trong tủ lạnh. Để khắc phục điều này hãy dùng giấy khô quấn quanh xà lách để hạn chế rau bị hút ẩm, sau đó mới bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp hút ẩm cho lá rau và xà lách có thể tươi lâu từ 4 – 6 ngày.

mẹo bảo quản thực phẩm
Bảo quản xà lách bằng giấy khô để xà lách tươi trong 4 – 6 ngày

4.2. Thái hạt lựu rau củ và đông lạnh để tiện dùng

Thái hạt lựu rau củ, trái cây rồi cho đông lạnh để tiện dùng hơn. Những thực phẩm như cà rốt, hành, ngô, khoai… bạn hãy làm sạch, thái hạt lựu và lưu trữ trong ngăn đông của tủ lạnh. Khi nấu những món hầm, nấu canh, súp… bạn chỉ cần lấy thực phẩm ra và nấu ngay, tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

mẹo lư trữ nguyên liệu
Thái hạt lựu thực phẩm giúp bạn nấu các món súp nhanh hơn

4.3. Ngăn khoai tây mọc mầm bằng táo

Để một trái táo vào cùng túi khoai tây sẽ giúp hạn chế việc khoai tây mọc mầm. Mùi hương và khí ethlylene sinh ra từ táo sẽ giúp khoai tây tươi lâu, giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng và không bị hỏng hóc, mọc mầm trong vòng 4 – 5 tuần.

mẹo ngăn khoai tây mọc mầm, hư hỏng
Để táo vào chung với khoai tây sẽ giúp ngăn khoai tây mọc mầm, hư hỏng và tươi lâu hơn

4.4. Giữ chuối tươi lâu hơn

Tách từng quả chuối ra rồi lấy màng bọc thực phẩm bọc phần cuống. Nhờ đó, khí ethylene không bị thoát ra khỏi quả nên chuối không chín quá nhanh và tươi lâu hơn.

4.5. Tăng tốc độ chín của hoa quả

Nếu muốn hoa quả như na, dưa, chuối… chín nhanh hơn, bạn hãy cho hoa quả vào một cái túi giấy và buộc miệng túi hơi lỏng. Khí ethylene có sẵn trong hoa quả sẽ làm thúc đẩy việc chín nhanh hơn.

mẹo làm chín hoa quả
Sử dụng túi giấy để làm chín hoa quả nhanh hơn

5. Mẹo khi sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu nhanh sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian nấu nướng. Dưới đây là một số mẹo sơ chế:

5.1. Bóc tỏi nhanh

Để bóc tỏi nhanh hơn bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

  • Bạn có thể lấy dao đập từng tép tỏi, lớp vỏ sẽ tách ra dễ dàng.
  • Bạn có thể để tỏi vào lò vi sóng khoảng 15 giây. Hơi nóng của lò vi sóng sẽ làm vỏ tỏi khô và dễ dàng bung ra hơn.
  • Lột tỏi nhanh bằng cách “lắc”: Bạn hãy cho tỏi vào lọ rỗng sau đó lắc mạnh trong 15 – 20 giây. Động tác này sẽ giúp vỏ tỏi trở nên lỏng hơn và bạn sẽ dễ dàng bóc.
Mẹo bóc tỏi nhanh tiết kiệm thời gian vào bếp
Mẹo bóc tỏi nhanh tiết kiệm thời gian nấu nướng

5.2. Gọt gừng nhanh hơn bằng thìa

Vỏ gừng thường rất mỏng nên nhiều khi dùng dao gọt khó sạch hoặc lạm vào bên trong nhiều. Để khắc phục điều này, bạn hãy dùng thìa cạo sạch vỏ.

5.3. Thái thịt, cá, bóc tôm dễ hơn bằng cách đặt trong ngăn đông tủ lạnh

Để thịt, cá, tôm trong ngăn đông khoảng 30 phút rồi lấy ra thái/bóc. Lúc này, thịt/cá/tôm đã cứng hơn một chút nên rất dễ cắt miếng, thái mỏng hoặc bóc vỏ hơn.

mẹo làm cá
Để cá vào ngăn đông tủ lạnh 30 rồi đem ra cắt khúc sẽ dễ dàng hơn

5.4. Cách để thực phẩm có nhiệt độ phòng

Có nhiều công thức nấu ăn yêu cầu bạn cần chuẩn bị thực phẩm có nhiệt độ phòng. Lúc này bạn chỉ cần cho nguyên liệu vào một chiếc túi đóng kín rồi ngâm vào bát nước là sẽ đảm bảo có nhiệt độ phòng.

6. Mẹo nấu nướng giúp giảm thời gian lãng phí

Khi nấu nướng, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo tiết kiệm thời gian vào bếp dưới đây để “cứu nguy” trong những tình huống “dở khóc dở cười”:

6.1. Loại bỏ mỡ bằng đá

Để loại bỏ bớt mỡ ở những món canh bạn hãy chuẩn bị một muôi đầy đá, sau đó đưa lướt nhẹ muôi trên bề mặt bát canh. Phần mỡ sẽ đông lại và bám vào dưới muôi.

mẹo loại bỏ mỡ bằng đá


6.2. Ngăn bọt khí bằng thìa gỗ

Khi hầm xương, bọt khí thường xuất hiện làm bạn phải mất nhiều thời gian cho việc vớt bọt để nước dùng trong hơn. Hãy để mọi việc đơn giản hơn bằng cách cho một muỗng gỗ ngang qua giữa vùng nồi khi nước đang sôi, bọt khí sẽ được giảm bớt, hạn chế tình trạng bị tràn.

6.3. Cách bóc trứng luộc nhanh hơn

Sau khi luộc xong, bạn hãy cho trứng vào bát nước lạnh ngâm khoảng 10 phút. Nước lạnh sẽ làm ruột trứng co lại, nhanh róc vỏ khi bóc hơn. Hoặc nhỏ vài giọt giấm vào nồi luộc trứng khi nước đang sôi cũng sẽ giúp việc bóc vỏ sẽ dễ hơn.

6.4. Giảm mặn bằng khoai tây

Khi gặp tình trạng món ăn quá mặn, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng khoai tây. Bạn hãy gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt lát khoai tây sau đó, cho vào món ăn và đun 15 phút. Khoai tây sẽ hút bớt vị mặn của các món canh, kho, xào…

6.5. Xử lý cơm bị khê, có mùi bằng bánh mì

Nếu cơm bị khê và ám mùi, bạn có thể xử lý bằng cách cho một miếng bánh mì vào nồi, đậy vung lại khoảng 5 phút. Bánh mì sẽ hút bớt mùi khê cháy của cơm.

mẹo khử mùi khê của cơm
Cho một vài lát bánh mì để hút và khử mùi khê của cơm

6.6. Để bắp rang bơ không bị hạt sống

Nếu bạn làm bắp rang bơ tại nhà nhưng gặp tình trạng hạt sống không thành bắp rang. Hãy thử ngay cách ngâm hạt ngô trước với nước nước ấm trong 1 – 2 tiếng. Sau đó để khô rồi mới tiến hành làm bắp rang bơ.

6.7. Xử lý khi nước sốt quá lỏng

Nếu gặp tình trạng nước sốt quá lỏng, hãy khắc phục bằng cách cho một ít tinh bột ngô hoặc tinh bột khoai tây, bột củ rong, bột gạo, bột sắn vào nước sốt rồi đun lên. Các loại tinh bột này sẽ nở ra hòa cùng nước sốt làm cho nước sốt đặc hơn.

7. Đừng quên mẹo dọn dẹp sau khi nấu

Bên cạnh việc nấu ăn, dọn dẹp cũng là một khâu mà mọi người rất ngại khi vào bếp. Hãy xóa tan nỗi lo ấy bằng cách cho rác ngay vào thùng, dọn dẹp qua một vài thứ cần thiết khi bạn đang nấu ăn. Đồng thời, bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây để dọn dẹp nhanh hơn:

7.1. Rửa nồi, chảo nhiều dầu mỡ ngay khi nấu xong

Nồi, chảo sau khi nấu nếu không rửa ngay có thể làm cho dầu mỡ đóng lại, khó rửa sạch hơn. Vì thế, bạn hãy rửa ngay khi vừa nấu xong. Nếu chẳng may quên, bạn có thể dùng nước nóng tráng qua cho dầu mỡ tan ra và rửa dễ dàng.

7.2. Khử mùi hôi lò vi sóng bằng khăn và nước rửa chén

Để khử mùi hôi cho lò vi sóng, hãy lấy một ít nước rửa chén cho vào khăn lau và quay trong vòng 2 phút. Tiếp theo, tắt lò vi sóng đi và để yên khăn trong khoảng 30 phút. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể dùng chiếc khăn đó lau bên trong lò vi sóng. Sau khi lau, mùi hôi trong lò vi sóng sẽ biến mất.

mẹo khử mùi hôi lò vi sóng
Khử mùi hôi lò vi sóng bằng nước rửa chén

7.3. Làm sạch vỉ nướng bằng giấy bạc

Nếu bạn không có bàn chải, hãy lấy tờ giấy bạc lớn, vò lại và chà dọc theo thanh vỉ nướng. Mảng bám sẽ đi hết và lò nướng sạch sẽ ngay.

7.4. Sử dụng chanh, cam, bã cafe hoặc than hoạt tính để khử mùi cho bếp

Để khử mùi cho căn bếp một cách nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một trong số những cách sau:

  • Dùng chanh, cam để khử mùi hôi cho bếp: Lấy một ít vỏ cam, chanh cho vào nồi nước và đun sôi khoảng 5 phút. Mùi tinh dầu cam, chanh tỏa ra sẽ giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu và giúp nhà bếp thơm tho hơn.
  • Dùng bã cafe để khử mùi hôi cho bếp: Cho bã cà phê vào túi vải có dây rút hoặc túi thường rồi buộc dây lại. Sau đó, treo túi ở gần khu vực nấu ăn. Chẳng những mùi hôi được loại bỏ mà căn bếp còn thoang thoảng hương thơm của cà phê.
  • Dùng than hoạt tính để khử mùi hôi cho bếp: Cho than hoạt tính vào một túi nhỏ rồi buộc lại, treo ở góc bếp nay chỗ dễ gây mùi. Than hoạt tính sẽ thanh lọc không khí, khử bớt mùi hôi và đem lại không gian trong lành cho căn bếp.

Trên thực tế có rất nhiều mẹo tiết kiệm thời gian vào bếp nhưng chỉ cần áp dụng 25+ mẹo trên đây là việc vào bếp của bạn đã đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều rồi.

Dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh và cách xây dựng thực đơn chuẩn

Theo báo cáo của WHO, năm 2019 có ít nhất 1 trong 3 trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết hoặc thừa cân. Với một chế độ ăn không hợp lý, tình trạng béo phì và thừa cân ở người trưởng thành cũng đang xuất hiện ngày một nhiều. Vì vậy, việc quan tâm đến dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh là điều hết sức cần thiết để bạn cải thiện các vấn đề về cân nặng và sức khỏe của bản thân.

Tìm hiểu thêm: 

1. Đảm bảo các nhóm dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh là một loại chế độ ăn cung cấp lượng calo phù hợp với đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đảm bảo mục tiêu duy trì, phát triển của cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể. Trong đó các chất dinh dưỡng này bao gồm 4 nhóm chất thiết yếu: đường bột; chất đạm; chất béo; nhóm vitamin và khoáng chất.

1.1. Nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc)

Tinh bột hay bột đường là nhóm chất dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể của bạn. Phần lớn tinh bột sau khi nạp vào cơ thể sẽ được hấp thụ và chuyển hóa thành dạng năng lượng có thể sử dụng trực tiếp. Năng lượng chưa sử dụng, sẽ được dự trữ tại cơ bắp và gan. Sau đó, phần còn dư thừa mới bắt đầu chuyển hóa thành mỡ.

Gạo trắng là loại thực phẩm tinh bột được sử dụng phổ biến nhất trong chế độ dinh dưỡng người Việt Nam. Tuy nhiên, gạo trắng trước khi thành thành phẩm đã bị lược bỏ đi phần vỏ, lớp cám và lõi mầm dinh dưỡng. Chính vì vậy, hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất vốn có trong gạo trắng đã bị mất đi một cách đáng tiếc.

Dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh: Nhóm bột đường
Yến mạch, lúa mì, khoai lang… cung cấp hàm lượng chất xơ cao và đa dạng axit amin thiết yếu

Vì thế nhiều tổ chức khuyên rằng nên thay gạo trắng bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì, khoang lang…

Với gạo lứt dù cũng phải trải qua công đoạn xử lý, tuy nhiên gạo lứt lại giữ được lớp nguyên cám và mầm dinh dưỡng. Hàm lượng chất xơ được giữ gấp 2 so với trắng, giúp đường bột tiêu hóa tốt tốt hơn, giúp bạn kiểm soát cơn đói và lượng calo nạp vào tốt hơn

1.2. Nhóm chất đạm

Dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh cần có nhóm chất đạm. Ngoài việc cung cấp năng lượng, chất đạm còn giữ vai trò chính trong việc duy trì và phát triển cơ bắp, da, xương của chúng ta. Mỗi phân tử protein đều được cấu thành từ 20 loại axit amin hoàn chỉnh, trong đó có 9 loại axit amin EAA mà cơ thể chỉ được cung cấp qua đường ăn uống.

Để có một chế độ ăn protein lành mạnh, bạn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ về cả chất và và lượng.

  • Về số lượng: Theo WHO khuyến nghị, một người bình thường cần ít nhất từ 0,6 – 0,8g Protein/1kg trọng lượng để duy trì hoạt động sống. Đối với người đang tham gia tập luyện, thể dục, lao động nặng, con số này có thể lên đến từ 1,6 – 2,2g Protein/1kg trọng lượng.
  • Về chất lượng: Bạn nên chọn nguồn chất đạm từ các thực phẩm tươi sống tự nhiên, chứa nhiều axit amin thiết yếu, chưa qua chế biến như thịt bò, các loại cá, trứng, sữa, hải sản… Nếu bạn là người ăn chay, nguồn protein chất lượng có thể thay thế bao gồm: đậu phụ, hạt lạc, hạt mè, các cây họ đậu như đậu xanh, đậu đỏ…
Bữa ăn nên đa dạng nguồn Protein
Bữa ăn nên đa dạng nguồn Protein, bao gồm cả động vật và thực vật

Lưu ý: Hạn chế bổ sung chất đạm từ các thực phẩm đóng hộp, chế biến vì bạn sẽ không đảm bảo được chất lượng và nguồn gốc của chất đạm. Cơ thể sẽ không được bổ sung đầy đủ chuỗi axit amin cần thiết để duy trì và phát triển một cách khỏe mạnh.

1.3. Nhóm chất béo

Chất béo là một nhóm chất quan trọng, giúp cơ thể hấp thụ một số loại vitamin chỉ tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. Ngoài việc là nguồn cung cấp năng lượng lớn, chất béo còn là thành phần chính tạo ra màng tế bào, trong đó có tế bào của não bộ và hệ thần kinh trung ương.

Chất béo trong dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh
Một số các loại hormon quan trọng như testosterone, cortisol… cũng cần chất béo để cơ thể tổng hợp.

Hầu hết mọi người khi thừa cân đều có tư tưởng tránh xa chất béo. Điều này là vô cùng sai lầm. Khi thiếu chất béo, bạn sẽ cảm thấy hệ thần kinh không hoạt động hiệu quả và thiếu tập trung. Việc không tổng hợp được các loại vitamin A, D, E, K lâu ngày, cũng gây ra vô vàn vấn đề nghiêm trọng như: thị lực giảm sút, loãng xương, các bệnh về hệ tiêu hóa…

Để giảm cân hiệu quả, bạn nên bắt đầu duy trì tổng lượng chất béo hấp thụ ở dưới mức 30% tổng năng lượng nạp vào cơ thể. Hãy tránh xa chất béo chuyển hóa – trans fat, bạn nên lựa chọn nguồn chất béo tốt từ thịt cá, quả bơ, sữa và một số các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều…

Hạn chế đồ ăn chiên rán
Thay vì ăn đồ chiên rán, chứa nhiều chất béo chuyển hóa sinh ra trong quá trình chế biến, bạn nên ăn các món luộc và hấp nhiều hơn.

1.4. Nhóm vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là nhóm các vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng với cơ thể. Chúng có nhiệm vụ tham gia cấu tạo tế bào, kích thích quá trình chuyển hóa cung cấp năng lượng và tác động đến hoạt động sống của cơ thể.

Để bổ sung vitamin và khoáng chất, cách duy nhất là ăn đa dạng rau, củ, quả và một số thực phẩm thiết yếu khác. Bạn nên ăn ít nhất 400g rau, củ, quả trái cây mỗi ngày. Dành một nửa phần thức ăn là rau xanh và trái cây chính là cách hữu hiệu quả nhất để giúp bạn cải thiện lượng vitamin và khoáng chất cần thiết.

Bữa ăn lành mạnh: bổ sung rau xanh
Rau xanh và trái cây là những thực phẩm chính cung cấp vitamin, khoáng chất một cách hoàn toàn tự nhiên.

Có một vài lưu ý khi bổ sung hai loại khoáng chất quan trọng với cơ thể là Kali và Natri:

  • Natri là khoáng chất được cơ thể tiêu thụ nhiều thông qua muối. Lượng muối ăn được WHO khuyến nghị là 5g muối mỗi ngày. Để hạn chế, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm, đóng hộp, chế biến sẵn, chứa rất nhiều Natri và muối. Cùng với đó bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhạt hơn, chế biến đồ ăn với ít muối.
  • Kali: Cơ thể chúng ta thường bị thiếu Kali, do chúng tham gia hầu hết các quá trình hoạt động của tế bào. Thông thường, người trưởng thành nên bổ sung khoảng 4,7g Kali mỗi ngày. Để duy trì một chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ Kali, bạn hãy ăn một số thực phẩm như: chuối, bơ, củ dền, khoai lang, sữa, cá và các loại cây họ đậu…
các loại thực phẩm cung cấp Kali tốt
Các loại thực phẩm cung cấp tỷ lệ Kali (Potassium) cần cho cơ thể trong ngày.

2. Chế độ ăn lành mạnh của người trưởng thành

Để xây dựng được một chế độ dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh đối với người trưởng thành, bên cạnh cung cấp đầy đủ lượng calo và các nhóm chất thiết yếu, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tinh bột: Thực phẩm lựa chọn sẽ là đa dạng loại ngũ cốc nguyên hạt với gạo lứt/gạo lật , lúa mì, lúa mạch và khoai lang. Lượng calo đến từ tinh bột không được vượt quá 50% tổng lượng calo cơ thể (2000 calo), tương ứng 250g carbohydrate.
  • Đường: lượng carbohydrate tinh chế trong ngày, cũng chỉ nên ăn tối đa 10% tổng năng lượng hàng ngày, tương đương khoảng 50g. Lưu ý rằng, trong hoa quả cũng bao gồm một lượng đường nhỏ tinh chế nhé.
  • Chất béo: lượng fat, bao gồm chất béo tốt, nên ăn ít hơn 30% tổng năng lượng nạp vào cơ thể (2000 calo), tương đương 67g.
  • Protein: đối với người bình thường bạn nên cung cấp tối thiểu 0.8g protein/1kg trọng lượng cơ thể.
  • Rau xanh, trái cây: Tối thiểu 400g trái cây và rau xanh mỗi ngày là con số WHO khuyến nghị. Đây là nhóm thực phẩm gần như không mang calo, bạn có thể ăn nhiều, giúp kiểm soát cơn đói tốt.
  • Muối: bạn không nên ăn quá 5g mỗi ngày và đối với riêng muối Natri là 2g.
Dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh của người trưởng thành
Chế độ ăn lành mạnh đối với người trưởng thành cần nhiều lưu ý

3. Chế độ ăn lành mạnh cho trẻ nhỏ

Theo báo cáo tình hình trẻ em trên thế giới năm 2019 của WHO, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ không được nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển một cách khỏe mạnh. Điều này gây một số các tình trạng phổ biến ở trẻ em như còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí là béo phì nhưng thiếu chất.

 trẻ em cần cung cấp thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng.
Trẻ em rất cần được cung cấp các bữa ăn với thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Dinh dưỡng trong giai đoạn sơ sinh

Sự phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng không hề nhỏ ngay từ giai đoạn trong bụng mẹ cho đến 2 tuổi. Vào thời điểm này, hầu hết nguồn dinh dưỡng cho trẻ đều phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ. Chính vì vậy, việc mẹ ăn uống đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng, để phòng tránh các bệnh bẩm sinh về dinh dưỡng của trẻ nhỏ.

Dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ lớn lên và phát triển

Trong giai đoạn này trẻ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như người trưởng thành: protein, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau xanh. Ngoài ra để trẻ phát triển một cách toàn diện, bạn cần lưu ý đến 1 số nhóm khoáng chất quan trọng sau:

  • Canxi: Chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và chắc khỏe của xương, răng. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa tươi, thịt cá, hải sản…
  • Vitamin D, D3: Rất quan trọng đối với quá trình hấp thụ canxi của trẻ nhỏ. Bạn cũng có thể bổ sung qua sữa tươi, thịt cá và hải sản. Ngoài ra cách tự nhiên nhất, bạn nên cho trẻ tiếp xúc với nắng khoảng 10 phút mỗi ngày để vitamin D từ mặt trời hấp thụ qua da.
  • Sắt: Là một trong những chất thường xuyên được phát hiện là bị thiếu ở trẻ nhỏ. Sắt giúp tăng khả năng tập trung cho trẻ, được tìm thấy nhiều trong đậu, hạt ngũ cốc, thịt bò, thịt nạc, các loại rau xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt…
  • Kẽm: Giúp hệ miễn dịch của trẻ được cải thiện, giúp hạn chế ốm, sốt, các bệnh do sự thâm nhập của virus. Kẽm được tìm thấy nhiều trong các loại hạt, thịt, sữa, đậu..

Để tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ, bạn cũng nên cho trẻ thường xuyên chuẩn bị công việc nấu ăn và lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày.

Trẻ em tự làm các bữa ăn lành mạnh
Trẻ em rất thích làm bếp và ăn những món ăn lành mạnh mình làm ra.

4. 7 cách xây dựng bữa ăn lành mạnh đảm bảo dinh dưỡng

Việc xây dựng và duy trì chế độ ăn lành mạnh qua thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch sẽ không hề khó nếu bạn nắm được các yếu tố quan trọng sau!

4.1. Sử dụng một nửa rau và trái cây trong bữa ăn của bạn

Ăn nhiều rau, củ, quả hơn chính là việc đầu tiên bạn cần thay đổi để xây dựng cho bản thân một thực đơn khỏe mạnh. Thực phẩm tươi sẽ là tốt nhất, tuy nhiên bạn có thể sử dụng đồng thời trái cây sấy khô, đông lạnh hoặc uống nước ép nguyên chất.

sử dụng rau củ và hoa quả
Có rất nhiều món ăn và cách chế biến giúp rau và trái cây hấp dẫn hơn.

Cách thực hiện

  • Bổ sung thêm hoa quả cùng một số món ăn lành mạnh như yến mạch, ngũ cốc ăn sáng – chuối, nho, việt quất; sử dụng sữa chua không đường với các loại quả theo mùa. Điều này giúp tăng vị ngọt của món ăn một cách tự nhiên và giảm được lượng đường trong chế biến.
  • Ăn nhiều rau hơn với món salad trộn cùng thịt gà hoặc cá.
  • Thay đổi thói quen ăn vặt với hoa quả như dưa leo, ổi, táo và chuối. Cơn đói của bạn sẽ được kiểm soát tốt hơn, cơ thể bạn được bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt hơn.
  • Làm nước ép rau kết hợp cùng hoa quả, để có nhiều “vitamin rau” hơn: nước ép cần tây, cà rốt và táo.

4.2. Chọn ngũ cốc nguyên hạt – ¼ khẩu phần

Việc thay đổi hoàn toàn từ ăn gạo trắng chuyển sang gạo lứt, có lẽ là một điều rất khó với người Việt Nam nói chung. Bạn có thể kết hợp gạo lứt cùng một số loại ngũ cốc nguyên hạt như khoai, bánh mỳ nguyên cám, yến mạch, lúa mạch để bổ sung nguồn tinh bột cho cơ thể.

Tỉ lệ dinh dưỡng hoàn hảo cho một bữa ăn lành mạnh
Tỉ lệ dinh dưỡng hoàn hảo cho một bữa ăn lành mạnh

Cách thực hiện

  • Như đã nói ở trên, bạn có thể kết mạch yến mạch hoặc ngũ cốc cùng trái cây để dễ dàng làm quen với loại tinh bột này.
  • Để kiểm soát lượng tinh bột, bạn nên lấy lượng thức ăn cần thiết trong một lần duy nhất

4.3. Thịt nạc giàu protein – ¼ khẩu phần

Bạn nên bắt đầu có thói quen ăn nhiều thịt nạc, thịt thăn, phần thịt không chứa mỡ một cách thường xuyên hơn. Việc này sẽ giúp bạn tối ưu lượng protein hơn trên 1 khẩu phần ăn. Có một số phần như thịt đùi và thịt mông, tuy không nhìn thấy rõ lượng mỡ như thịt ba chỉ ở lợn, nhưng nó cũng chứa hàm lượng chất béo không nhỏ.

Sử dụng thịt giàu protein
Cùng một trọng lượng, nhưng có thể thấy thịt lườn gà cung cấp lượng protein cao hơn hẳn so với thịt đùi gà không da

Cách thực hiện

  • Để tránh phần thịt nạc bị khô, khó ăn, bạn không nên nấu chín quá kỹ, làm phần thịt bị mất nước, khó ăn.
  • Bạn hãy chế biến thịt nạc với món xào cùng một số loại rau, để phần thịt chín vừa phải, đảm bảo chất lượng của protein tốt hơn.
  • Ngoài ra việc kết hợp thịt nạc với các món như salad, rau trộn cũng là một ý tưởng tuyệt vời để bắt đầu làm quen. Ví dụ: Salad rau củ thịt gà xé; nộm rau thịt bò…

4.4. Sử dụng dầu thực vật lành mạnh

Dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu hướng dương hay đa phần các loại dầu thực vật, đều là nguồn chất béo lành mạnh, chất béo chưa bão hòa. Bạn nên sử dụng dầu thực vật, đặc biệt là dầu ô liu để làm nguyên liệu chế biến các món ăn, thay cho mỡ động vật hay các loại bơ thực vật.

Dầu oliu lành mạnh
Dầu oliu còn chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương của tế bào.

Cách thực hiện

  • Ngoài việc giá thành cao hơn thì việc thay đổi thói quen sử dụng các loại dầu thực vật cũng khá dễ dàng. Chỉ có một lưu ý, bạn không nên sử dụng dầu thực vật ở nhiệt độ quá cao. Điều này có thể dẫn đến việc, các chất béo chưa bão hòa chuyển thành chất béo xấu.
  • Hãy dùng dầu thực vật để trộn salad, điều này sẽ giúp bạn bảo toàn được lượng dinh dưỡng từ chất béo.

4.5. Thực phẩm làm từ sữa

Sữa hay các chế phẩm từ sữa là một nguồn dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh hàng ngày của bạn. Chúng cung cấp chất đạm, chất béo, Kali, Canxi và vitamin A, D…Đây là nguồn dinh dưỡng rất hoàn chỉnh, cung cấp đa dạng dưỡng chất cho cơ thể.

Sử dụng thực phẩm từ sữa tươi
Whey Protein, sữa chua, phô mai, bơ sữa đều là các thực phẩm có nguồn gốc chính từ sữa tươi.

Cách thực hiện

  • Đầu tiên bạn nên sử dụng các sản phẩm không đường, hoặc ít đường. Đường chỉ được thêm vào chỉ để tạo độ ngọt, vì thế dinh dưỡng từ sữa vẫn được bảo toàn.
  • Nếu điều kiện cho phép, bạn hãy sử dụng sữa tươi thanh trùng hay vì tiệt trùng và sữa bột công thức. Sữa tươi thanh trùng là bảo quản
  • Nếu bạn có vấn đề với việc hấp thụ đường lactose, bạn chỉ nên sử dụng các chế phẩm từ sữa không chứa lactose.

4.6. Bữa ăn lành mạnh nên tránh mỡ thừa

Trong bữa cơm người Việt, các món ăn dầu mỡ chiếm số lượng lớn trên bàn ăn. Vì vậy để tránh lượng mỡ thừa, bạn phải cẩn thận lựa chọn nguồn nguyên liệu lành mạnh và cách chế biến phù hợp ít dầu mỡ.

Nộm và đồ cuốn là món ăn rất tốt cho sức khỏe
Nộm và đồ cuốn là món ăn rất tốt cho sức khỏe và đậm chất Việt Nam.

Lưu ý: Các món canh, món xào, món kho có phần chất béo tan nhiều trong nước, khi chế biến. Vì vậy, bạn hãy hạn chế ăn quá nhiều nước dùng, nước sốt để kiểm soát lượng chất béo tốt hơn.

4.7. Phương pháp chế biến món ăn khoa học

Sở hữu phương pháp chế biến khoa học và lành mạnh giúp thực phẩm giữ được dinh dưỡng vốn có cho bữa ăn. Tuy nhiên, chất đạm, chất béo hay một số loại vitamin tan trong nước như A, B, C rất kém bền và dễ bị oxy hóa, biến tính ở nhiệt độ cao. Hay một số loại đồ ăn khác lại yêu cầu mức nhiệt cố định trong thời gian dài như ủ và lên men sữa chua

phương pháp chế biến món ăn khoa học
Nấu ăn theo cách truyền thống rất khó để kiểm soát nhiệt độ của bếp một cách chuẩn xác.

Máy nấu ăn Thermomix thông minh sẽ mang tới giải pháp nấu ăn lành mạnh cho bạn. Với công nghệ hiện đại, bạn có thể thao tác dễ dàng, đặt thời gian, nhiệt độ phù hợp để có những món ăn dinh dưỡng nhất.

Đặc biệt, với chế độ nấu chậm, các món như cá hồi, bít tết, canh rau củ… sẽ được bảo toàn dinh dưỡng một cách tối đa.

thực hiện bữa ăn lành mạnh trên Thermomix
Robot nấu ăn Thermomix TM6 giúp việc chuẩn bị bữa ăn lành mạnh của bạn trở nên đơn giản hơn.

Ngoài ra, với bộ tính năng xay, nghiền, lên men, hấp, trộn… bạn có thể tự làm cho mình các loại nước sốt salad ưng ý, sữa hạt từ các loại hạt lành mạnh và lên men sữa chua một cách chuẩn vị nhất. Điều quan trọng mà Thermomix đem lại cho bạn chính là kiểm soát 100% nguyên liệu trong nấu ăn và bảo toàn lượng dinh dưỡng nhiều nhất.

5. Thực đơn ăn uống lành mạnh mỗi ngày

Dựa vào các nguyên tắc trên, sau đây là mẫu thực đơn gợi ý cho bạn các bữa ăn lành mạnh đủ dinh dưỡng cho 1 tuần.

Ngày Thực đơn
Ngày 1
  • Bữa sáng: 2 quả trứng luộc, 2 lát bánh mì nướng nguyên hạt, 1 cốc sữa hạnh nhân, một ít bưởi ăn tráng miệng.
  • Bữa ăn nhẹ: 1 cốc sữa chua + 1 quả chuối
  • Bữa trưa: Ức gà nướng ăn kèm salad với dầu olive
  • Bữa tối: 1 chén cơm gạo lứt, cá ngừ sốt cà chua, bông cải hấp, salad rau
Ngày 2
  • Bữa sáng: Yến mạch + sữa hạnh nhân + trái cây khô + nước ép cam
  • Bữa ăn nhẹ: Bánh quy hạt chia
  • Bữa trưa: Bánh mì ăn kèm bò hầm rượu vang
  • Bữa ăn nhẹ: Ngô luộc
  • Bữa tối: Súp gà ngô nấm
Ngày 3
  • Bữa sáng: Phở gạo lứt nấu bò + thanh long ruột đỏ
  • Bữa ăn nhẹ: Bánh quy hạt chia
  • Bữa trưa: Cơm gạo lứt + cá tuyết hấp nước tương (xì dầu)
  • Bữa tối: Cá ngừ sốt cà ăn kèm súp lơ hấp
Ngày 4
  • Bữa sáng: Trứng ốp la ăn kèm bánh mì nguyên hạt + 1 quả chuối
  • Bữa ăn nhẹ: Các loại trái cây sấy
  • Bữa trưa: Mì Ý ăn kèm sốt cà chua, salad trộn dầu olive
  • Bữa chiều: Khoai lang luộc
  • Bữa tối: Cơm gạo lứt + bạch tuộc nướng chấm sa tế + rau luộc
Ngày 5
  • Bữa sáng: Bánh mì nướng ăn kèm thịt xông khói, trứng ốp la + trái cây tươi tùy chọn
  • Bữa ăn nhẹ: Bánh quy hạt chia
  • Bữa trưa: Miến gà + trái cây ăn kèm tùy chọn
  • Bữa tối: Cháo nghêu + ăn nhẹ trái cây
Ngày 6
  • Bữa sáng: Yến mạch + sữa hạnh nhân + trái cây sấy khô
  • Bữa ăn nhẹ: Hạt điều
  • Bữa trưa: Ức gà áp chảo + salad cà chua
  • Bữa chiều: Sữa chua
  • Bữa tối: Cơm gạo lứt, chén đậu đen hấp, thịt nạc xào măng tây
Ngày 7
  • Bữa sáng: Bánh mì nguyên hạt + trứng luộc + sữa hạnh nhân
  • Bữa ăn nhẹ: Trái cây sấy khô
  • Bữa trưa: Nui nấu xương + trái cây tùy chọn
  • Bữa tối: Cơm gạo lứt ăn kèm thịt gà kho + trái cây tùy chọn

Điều quan trọng của dinh dưỡng bữa ăn lành mạnh là với mỗi bữa ăn hàng ngày bạn hãy chú ý: tăng cường lượng rau củ, trái cây, đậu hạt và hạn chế các chất không tốt cho sức khỏe như chất béo bão hòa, muối/natri và đường tinh luyện. Ngoài ra, đừng quên việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng việc rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.

 

9+ Quy tắc ăn uống lành mạnh cho từng đối tượng

Chế độ ăn uống lành mạnh cần phải đảm bảo nhiều yếu tố như: đủ dưỡng chất, chất lượng nguồn thực phẩm tốt, phương pháp nấu phù hợp, thời gian ăn uống khoa học… Và chỉ cần nắm rõ bộ quy tắc ăn uống lành mạnh sau đây, bạn có thể tự tin làm chủ thực đơn và thói quen ăn uống của mình.

Có thể bạn quan tâm:

1. Quy tắc ăn uống lành mạnh hằng ngày

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp đảm bảo mục tiêu duy trì, phát triển của cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể. Để chế độ này mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ các yếu tố sau:

1.1. Hạn chế dùng những thực phẩm được chế biến sẵn

Không chỉ là các món ăn vặt đóng gói như snack, bim bim, bánh kẹo… thực phẩm chế biến sẵn còn bao gồm một số nhu yếu phẩm được sử dụng hàng ngày như: bánh mì, xúc xích, thịt cá viên, thịt hộp, cá hộp hay ngay cả đồ lên men như dưa muối, kim chi…

Các thực phẩm chế biến sẵn này thường có hàm lượng cao các chất: đường, chất béo chuyển hóa và lượng muối natri, không tốt cho cơ thể. Chính vì thế bạn cần kiểm soát lượng tiêu thụ hợp lý bằng cách chú ý đọc kỹ nhãn mác thực phẩm và quan tâm đến các chỉ số như:

Xem lượng muối Natri trên nhãn mác:

Muối Natri (hay monosodium glutamate hoặc disodium phosphate) là chất được sử dụng giúp bảo quản đồ ăn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể bạn tích nước, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Xúc xích, thịt nguội, hun khói là một trong những thực phẩm thường có hàm lượng muối Natri rất cao, bạn cần tìm hiểu rõ và cân nhắc trước khi sử dụng.

Trong 100g khẩu phần, thực phẩm nào có hơn 600mg muối được coi là thực phẩm có hàm lượng natri cao, không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng hạn chế một số thực phẩm có lượng Natri nhỏ 300mg.

Lưu ý: Theo WHO lượng natri bạn nên sử dụng hàng ngày là không quá 2g và với muối ăn nói chung là 5g.

Đường – Carbohydrate tinh chế

Đường xuất hiện trong hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn với mục đích để cải thiện hương vị. Một chế độ ăn có lượng đường cao là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì…
Theo khuyến cáo, lượng đường tiêu thụ trong một ngày, chỉ nên được tối đa 10% tổng lượng calo (2000kcal).

hàm lượng đường cao trong thực phẩm chế biến sẵn
Đường có hàm lượng rất cao trong các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, cá hộp, gia vị tẩm ướp sẵn..

Chất béo chuyển hóa – Trans fat

Được tìm thấy trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như snack, bim bim, gà chiên, khoai tây chiên và đặc biệt là bơ thực vật… Trans fat gây tác động xấu tới đến cholesterol của bạn, có nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim, đột quỵ…
Do sự nguy hại đến sức khỏe, hầu hết các thực phẩm có chứa trans fat rất khó lưu hành và giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, nếu hàm lượng chất béo lớn hơn 5g/100g khẩu phần, thì rất có thể tồn tại lên đến 0.5g chất béo chuyển hóa.

Quy tắc ăn uống lành mạnh: sử dụng bơ thực vật
Bạn nên dừng sử dụng bơ thực vật sớm nhất có thể, để hạn chế nạp thêm lượng chất béo chuyển hóa vào cơ thể.

Lưu ý: Thực phẩm nào cũng có mặt lợi và mặt hại. Chính vì thế, việc bạn kết hợp chúng ra sao mới dẫn đến một chế độ ăn tốt hay xấu. Nếu sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn đúng thời điểm, đúng công dụng, điều này sẽ khiến bạn duy trì thói quen ăn uống lành mạnh lâu dài hơn.

gia vị chế biến sẵn
Một số trường hợp đặc biệt, nhờ có gia vị chế biến sẵn, bạn có thể tiết kiệm thời gian nấu nướng tại nhà

1.2. Đọc sách bổ sung kiến thức về dinh dưỡng

Để sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh chủ động, việc thường xuyên tìm hiểu và cập nhật các kiến thức về dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Sách chính là nguồn thông tin chính thống, cung cấp nhiều nội dung chuẩn xác, khoa học dành cho bạn.

đọc sách về các quy tắc ăn uống lành mạnh
Cuốn sách “Nhân tố Enzyme” của Hiromi Shinya sẽ giúp bạn hiểu quá trình tiêu hóa của cơ thể. Qua đó có thể lựa chọn các nguồn thực phẩm tốt hơn.

1.3. Hiểu về phương pháp nấu ăn và áp dụng cho từng nguyên liệu

Sai lầm thường thấy của mọi người khi thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, là không chú trọng đến phương pháp nấu ăn. Thói quen nấu nướng sai lầm sẽ làm giảm chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm, đôi khi còn nạp thêm chất độc hại vào cơ thể.

Sau đây là một số cách thức nấu ăn không tốt mà bạn cần loại bỏ:

  • Thường xuyên ăn đồ chiên rán: Thực phẩm khi chế biến ở nhiệt độ quá cao dễ bị cháy đen, là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh ung thư. Ngoài ra nhiệt độ cao còn khiến protein trong thịt bị biến tính, giảm chất lượng và tạo ra các hợp chất liên kết khó tiêu hóa. Các carotenoid sẽ bị biến mất, đặc biệt là pro-vitamin A trong rau củ bị hao hụt đi đáng kể.
  • Nấu ăn cho nhiều nước: Thói quen ăn đồ luộc thường xuyên giúp bạn cắt giảm lượng dầu mỡ và hạn chế tác động xấu từ đồ chiên rán. Tuy nhiên, một số loại vitamin B và C tan trong nước, cũng rất dễ bị tách ra khỏi thực phẩm trong khi đun nấu. Chính vì thế, bạn nên nấu với lượng nước vừa phải, ăn cả nước để tránh không bỏ lãng phí nguồn dinh dưỡng tự nhiên chất lượng.
  • Sơ chế rau từ quá sớm, trước khi nấu: Việc để rau củ sau khi sơ chế tiếp xúc với không khí quá lâu, sẽ làm giảm bớt lượng vitamin trong rau củ và tăng các gốc oxy hóa. Bạn không nên sơ chế thực phẩm để qua đêm và đặc biệt cần có biện pháp bảo quản thích hợp như cấp đông đối với rau củ quả đã cắt thái.
  • Gọt vỏ rau củ: Củ cải, cà tím, cà rốt là một trong những loại thực phẩm có vỏ chứa hàm lượng vitamin rất cao. Vì vậy ngoại trừ một số các loại rau củ không thể ăn được vỏ thì không nên loại bỏ phần bỏ dinh dưỡng này.
Củ cải, cà rốt bạn chỉ nên rửa sạch rồi đem nấu trực tiếp
Củ cải, cà rốt bạn chỉ nên rửa sạch rồi đem nấu trực tiếp.

1.4. Ăn nhiều trái cây và rau củ

Không còn nghi ngại gì nữa, trái cây và rau củ là nhóm các thực phẩm mà một người ăn uống lành mạnh nên ăn nhiều nhất.

Theo WHO, bạn nên tiêu thụ hơn 400 gam trái cây và rau quả mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể. Đây là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ và một loạt các chất phi dinh dưỡng có lợi cho cơ thể bao gồm sterol thực vật, flavonoid, các chất chống oxy hóa khác.

Quy tắc ăn uống lành mạnh: đa dạng các loại rau củ
Bạn nên ăn đa dạng các loại rau củ khác nhau và không thay thế rau xanh hoàn toàn bằng hoa quả, nước ép.

1.5. Nên ăn các thực phẩm theo mùa

Rau, củ, trái cây là loại thực phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết và khí hậu. Vào đúng mùa vụ, các loại rau, hoa quả sẽ có chất lượng cao hơn, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn do dễ dàng lấy dưỡng chất từ đất, hợp khí hậu.

Ngược lại, thực phẩm trái mùa sẽ có nguy cơ sử dụng các chất kích thích, nhiều phân bón để ép chín và chất bảo quản hoa quả cũ, không tự nhiên. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn.

sử dụng thực phẩm theo mùa
Nguồn thực phẩm theo mùa chính là các thực phẩm tốt cho lối sống lành mạnh.

Một số loại rau, củ, quả theo mùa:

  • Mùa hè: Mướp, rau ngót, quả vải, quả xoài…
  • Mùa đông: Bắp cải, su su, súp lơ, cam, táo, lựu…

1.6. Duy trì ăn sáng đều đặn

Sau một giấc ngủ dài, cơ thể thường rơi vào tình trạng cạn kiệt năng lượng. Việc duy trì thói quen ăn sáng đều đặn sẽ giúp cơ thể cân bằng được mức năng lượng và bạn sẽ có sức khoẻ tốt hơn.

Một bữa sáng hoàn chỉnh là bữa sáng có cung cấp đầy đủ tinh bột, protein, chất béo, vitamin, muối khoáng và chất xơ từ rau xanh. Bạn có thể chuẩn bị đơn giản với 2 quả trứng ốp la, 1 quả chuối, một ít bông cải xanh và bánh mì nguyên cám.

duy trì ăn sáng đều đặn
Có thể cơ thể bạn không cảm thấy đói, nhưng tuyệt đối đừng bỏ bữa sáng nhé.

1.7. Uống đủ nước

Nước là chất dung môi giúp các chu trình sinh học của cơ thể diễn ra một cách bình thường. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị, một người bình thường nên uống tối thiểu khoảng 2 lít nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 8 ly nước cỡ vừa. Bạn nên chia đều ra trong ngày, sau khi thức dậy mỗi ngày hãy uống một ly nước.

uống đủ nước: quy tắc ăn uống lành mạnh cơ bản
Đừng chỉ uống nước khi cảm thấy khát, lúc bạn khát nghĩa là cơ thể đang thiếu nước.

1.8. Ăn tối trước 19h

Đừng nên ăn bữa tối quá muộn, chính xác hơn là nên ăn bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng đồng hồ. Với văn hóa sinh hoạt của người Việt Nam, bạn nên dùng bữa chính muộn nhất trong khoảng 19h – 20h.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, nên có thời gian ăn tối và đi ngủ cố định trong ngày. Điều này giúp hệ tiêu hóa làm quen đồng hồ sinh học của cơ thể, hấp thụ dinh dưỡng thức ăn tốt hơn, tránh tình trạng chưa tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày trước khi ngủ.

không ăn đêm
Ăn đêm, ăn tối quá muộn chính là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể tích trữ chất béo không cần thiết, mặc dù vẫn đảm bảo cân bằng lượng calo.

1.9. Nấu ăn tại nhà

Nấu ăn thường xuyên và dùng bữa tại nhà được coi là quy tắc vàng, giúp bạn duy trì thói quen ăn uống lành mạnh hàng ngày. Việc này giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát các nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể, từ nguyên liệu, gia vị nấu ăn, cách chế biến thực phẩm cho đến thời gian dùng bữa.

nấu ăn tại nhà
Nấu ăn tại nhà giúp bạn vui vẻ hơn và lan tỏa lối sống lành mạnh tới người thân trong gia đình.

2. Quy tắc ăn uống lành mạnh cho từng đối tượng

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể áp dụng với tất cả mọi người, tuy nhiên với từng nhóm đối tượng sẽ luôn có sự khác biệt cần lưu ý. Cụ thể hãy cùng theo dõi ngay!

2.1. Quy tắc ăn uống lành mạnh đối với người trưởng thành

Để xây dựng được một chế độ ăn lành mạnh đối với người trưởng thành, bên cạnh cung cấp đầy đủ lượng calo và các nhóm chất thiết yếu, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chất béo: lượng fat, bao gồm chất béo tốt, không nên vượt quá 30% tổng năng lượng nạp vào cơ thể (2000 calo), tương đương 67g.
  • Protein: đối với người bình thường bạn nên cung cấp tối thiểu 0.8g protein/1kg trọng lượng cơ thể.
  • Đường: lượng carbohydrate tinh chế trong ngày, cũng chỉ nên được tối đa 10% tổng lượng calo (2000 calo), đặc biệt, giảm xuống dưới 5% tương đương 25g.
  • Rau xanh, trái cây: Tối thiểu 400g trái cây và rau xanh mỗi ngày là con số WHO khuyến nghị. Đây là nhóm thực phẩm gần như không mang calo, bạn có thể ăn nhiều, giúp kiểm soát cơn đói tốt.
  • Muối: bạn không nên ăn quá 5g mỗi ngày và đối với riêng muối Natri là 2g.

2.2. Quy tắc ăn uống lành mạnh cho trẻ nhỏ

Theo báo cáo tình hình trẻ em trên thế giới năm 2019 của WHO, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ không được nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển một cách khỏe mạnh. Điều này gây một số các tình trạng phổ biến ở trẻ em như còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí là béo phì nhưng thiếu chất.

quy tắc ăn uống lành mạnh cho trẻ nhỏ
Còi xương, suy dinh dưỡng, béo phì là những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ có một chế độ dinh dưỡng không lành mạnh.

Dinh dưỡng trong giai đoạn sơ sinh

Sự phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng không hè nhỏ ngay từ giai đoạn trong bụng mẹ cho đến 2 tuổi. Vào thời điểm này, hầu hết nguồn dinh dưỡng cho trẻ đều phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ. Chính vì vậy, việc mẹ ăn uống đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng, để phòng tránh các bệnh bẩm sinh về dinh dưỡng của trẻ nhỏ.

Dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ lớn lên và phát triển

Trong giai đoạn này trẻ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như người trưởng thành, Protein, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau xanh. Ngoài ra để trẻ phát triển một cách toàn diện, bạn cần lưu ý đến 1 số nhóm khoáng chất quan trọng sau:

  • Canxi: chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và chắc khỏe của xương, răng. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa tươi, thịt cá, hải sản…
  • Vitamin D, D3: rất quan trọng đối với quá trình hấp thụ canxi của trẻ nhỏ. Bạn cũng có thể bổ sung qua sữa tươi, thịt cá và hải sản. Ngoài ra cách tự nhiên nhất, bạn nên cho trẻ tiếp xúc với nắng khoảng 10 phút mỗi ngày để vitamin D từ mặt trời hấp thụ qua da.
  • Sắt: là một trong những chất thường xuyên được phát hiện là bị thiếu ở trẻ nhỏ. Sắt giúp tăng khả năng tập trung cho trẻ, được tìm thấy nhiều trong đậu, hạt ngũ cốc, thịt bò, thịt nạc, các loại rau xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt…
  • Kẽm: giúp hệ miễn dịch của trẻ được cải thiện, giúp hạn chế ốm, sốt, các bệnh do sự thâm nhập của virus. Kẽm được tìm thấy nhiều trong các loại hạt, thịt, sữa, đậu..

Để tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ, bạn cũng nên cho trẻ thường xuyên chuẩn bị công việc nấu ăn và lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày.

cùng trẻ chuẩn bị bữa cơm gia đình
Cùng trẻ chuẩn bị bữa cơm gia đình, chắc chắn các bạn nhỏ sẽ thấy yêu thích và ăn các món lành mạnh mà mình làm ra.

3. Quy tắc ăn uống lành mạnh theo các bữa ăn trong ngày

3.1. Bữa sáng

Quy tắc ăn uống lành mạnh dành cho bữa sáng

  • Quy tắc 1: Ðảm bảo bữa sáng của bạn cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày học tập và làm việc hiệu quả.
  • Quy tắc 2: Mức calo bạn nên nạp vào bữa sáng không nên vượt quá 30% tổng mức năng lượng nên nạp vào cơ thể trong một ngày. Bạn có thể lựa chọn hoa quả ít calo như chuối, táo, cam hay ăn các món hấp luộc để hạn chế dầu mỡ.

Mẫu thực đơn

Bữa sáng đơn giản bảo đảm lành mạnh.
Bữa sáng đơn giản bảo đảm lành mạnh.

 

Bữa sáng Dinh dưỡng
  • 2-3 lát bánh mì nguyên cám (100g)
  • 2 trái trứng áp chảo (5ml dầu oliu)
  • 1 trái chuối (80g)
  • 200g salad (xà lách, cà chua, hành tây…)
  • Năng lượng: 449 calo
  • Protein: 24g
  • Carb: 51g
  • Chất béo: 18g

Đánh giá thực đơn

Thực đơn trên cung cấp đầy đủ năng lượng và nhóm các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nguồn chất béo và tinh bột nạp vào cơ thể đều là các nguồn thực phẩm tốt. Ngoài ra lượng vitamin A, C trong rau củ và kali từ chuối là rất tốt cho cơ thể để chuẩn bị đón một ngày mới.

3.2. Bữa trưa

Quy tắc ăn uống lành mạnh dành cho bữa trưa

  • Quy tắc 3: Hãy đảm bảo rằng bữa trưa không cung cấp quá 40% lượng calo nạp vào trong ngày… Để kiểm soát lượng thức ăn tốt hơn, bạn nên chia sẵn khẩu phần ăn cụ thể ngay từ đầu.
  • Quy tắc 4: Bữa trưa cần chứa một lượng lớn rau xanh, chiếm ½ thực đơn.
Bữa trưa lành mạnh với cá.
Chuẩn bị bữa trưa đơn giản với cá.

Mẫu thực đơn

Bữa trưa Dinh dưỡng
  • 1 bát cơm gát lứt
  • 150g Cá nấu canh chua
  • 1 trái táo (90g)
  • 200g rau củ luộc hỗn hợp (Cà rốt, củ cải)
  • Năng lượng: 504 calo
  • Protein: 35g
  • Carb: 64g
  • Chất béo: 12g

Đánh giá thực đơn

Thực đơn trên hạn chế tối đa thói quen chế biến đồ chiên rán. Nguồn Protein và chất béo tốt giàu omega 3 sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy dễ chịu, không bị nặng nề, khó tiêu.

3.3. Bữa tối

Quy tắc ăn uống lành mạnh dành cho bữa tối

  • Quy tắc 5: Bữa tối không được vượt quá 30% tổng lượng calo nạp vào cơ thể. Nguyên nhân do, hệ tiêu hóa cần tránh hoạt động quá nhiều thức ăn trước khi ngủ và trong khi ngủ. Lượng calo dư thừa cũng dễ tích tụ thành mỡ hơn do, ít hoạt động thể chất về đêm.
  • Quy tắc 6: Bữa ăn tối, lượng rau quả cũng phải chiếm 50% khẩu phần.. Lưu ý là không nên chọn các loại rau củ chứa nhiều chất bột – đường như khoai tây, củ cải đường…
bữa tối lành mạnh với yến mạch
Bữa tối đơn giản, giàu dinh dưỡng với yến mạch.


Mẫu thực đơn

Bữa tối Dinh dưỡng
  • 60g yến mạch
  • 20g hạt hạnh nhân
  • 1 hộp sữa hạt
  • 150g bông cải xanh hấp
  • Năng lượng: 475 calo
  • Protein: 18g
  • Carb: 60g
  • Chất béo: 21g

Đánh giá thực đơn

Thực đơn trên bổ sung một lượng chất xơ rất tốt cho tiêu hóa với yến mạch và bông cải xanh. Hạnh nhân và sữa hạt cung cấp một lượng chất béo rất tốt cho tim mạch và sức khỏe, cung cấp lượng chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Bữa tối nhẹ nhàng giúp cơ thể thư giãn, có một giấc ngủ ngon và ngủ sâu hơn.

Mong rằng với mẫu thực đơn 3 bữa chính trong ngày, sẽ giúp bạn tự tin hơn dễ sẵn sàng áp dụng những quy tắc ăn uống lành mạnh. Hãy bắt đầu và tiếp tục duy trì thói quen ăn uống lành mạnh của bản thân, để có một cơ thể khỏe mạnh, một lối sống tích cực, lạc quan và yêu đời.

6+ công thức làm bánh tiramisu chuẩn vị ngon nhất

Giữa cái nắng hè oi bức, bạn muốn chiêu đãi gia đình bằng những chiếc tiramisu mát lạnh ngọt ngào mà băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo, hãy để Thermomix Vietnam giúp bạn tìm hiểu các công thức làm bánh tiramisu chuẩn vị thơm ngon này nhé!

Tìm hiểu thêm:

1. 2 công thức làm bánh tiramisu truyền thống 

Bánh tiramisu truyền thống sử dụng nhiều nguyên liệu như lòng đỏ trứng gà, cafe, phô mai, bột cacao… để mang đến hương vị ngọt ngào, béo ngậy. Đặc biệt, trong công thức làm bánh tiramisu truyền thống tại Ý vào những năm 60 của thế kỷ XX thì bánh tiramisu sẽ không có rượu.

công thức làm tiramisu truyền thống
Tiramisu truyền thống trong nguyên liệu không có rượu

1.1. Công thức làm bánh tiramisu không cần lò nướng

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá 

6 – 8 phần ăn

500kcal

30 phút

30 – 45 phút

100.000đ

Nếu như căn bếp của bạn không có lò nướng, không sao, bạn vẫn có thể tự làm một chiếc tiramisu “khi bếp vắng lò” từ công thức dưới đây. Với công thức Tiramisu không cần lò, bạn sẽ rảnh tay hơn và không lo sợ cốt bánh bị cháy.

Công thức làm Tiramisu truyền thống không cần lò nướng
Công thức làm Tiramisu truyền thống không cần nướng bánh

1.1.1. Nguyên liệu 

  • 2 lòng đỏ trứng lớn
  • 50g đường
  • 200ml kem tươi 30-40% béo 
  • 30ml sữa tươi không đường
  • 10g bột sữa béo
  • 2 gói cafe hòa tan
  • 200g kem phô mai cream cheese
  • Vani dạng lỏng (không bắt buộc)
  • Bột cacao
  • 1 túi bánh Sampa (Savoiardi/ Ladyfingers)
Bánh Sampa làm tiramisu không cần lò nướng
Bánh Sampa sẽ thay thế cho phần bạt bánh.

1.1.2. Các bước thực hiện

Với phần kem trứng: 

  • Cho 2 lòng đỏ trứng cùng 30g đường vào âu, đánh tới khi lòng đỏ bông mịn, có màu vàng nhạt.
  • Thêm vào âu 60ml kem tươi, 30ml sữa tươi và 10g bột sữa béo, trộn đều.
  • Lọc hỗn hợp qua rây vào nồi, đun trên lửa nhỏ và khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sánh mịn thì bắc nồi ra khỏi bếp, lọc qua rây 1 lần nữa để đảm bảo độ mịn.
Lọc hỗn hợp phần kem trứng qua rây
Lọc hỗn hợp phần kem trứng qua rây vào nồi và đun lửa nhỏ

Với kem tiramisu:

  • Đánh mềm 200g kem cheese
  • Sau đó cho từng phần kem trứng vào hỗn hợp, trộn cho hòa quyện.
  • Lưu ý: Trong quá trình cho kem trứng vào kem cheese, bạn cần cho từng thìa, trộn đều rồi mới cho thìa tiếp theo. Nếu không thì hỗn hợp sẽ rất khó hòa quyện và hỗn hợp của bạn sẽ bị vón cục.  
Đánh mềm phần kem cheese
Đánh mềm phần kem cheese bằng thìa trước khi cho vào hỗn hợp kem trứng

Với phần hỗn hơn cà phê để nhúng bánh: 

  • Hòa tan 2 gói cafe với 80ml nước sôi
  • Cho thêm 3-5g đường để cafe có độ ngọt vừa, quấy đều và giữ ấm. 

Với phần ráp bánh: 

  • Chuẩn bị bánh quy, hỗn hợp cafe và kem tiramisu cùng 1 hộp nhựa hoặc khay
  • Nhúng từng chiếc bánh quy vào hỗn hợp cafe rồi xếp thành 1 lớp kín đáy khuôn. Mỗi lần nhúng cần thao tác nhanh (mỗi mặt không quá 1s) tránh để bánh ngâm nước và bị nhũn.
  • Dàn kem tiramisu kín mặt bánh, lặp lại các bước cho đến khi hết nguyên liệu. Cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Đánh bông phần kem tươi còn lại và trang trí tùy thích.
  • Bánh sau khi hoàn thành cần để ngăn mát tủ lạnh tối thiểu 6 giờ mới có thể dùng được. Ngay trước khi ăn rắc 1 lớp mỏng cacao lên mặt bánh, tránh rắc sớm để lớp cacao hút ẩm từ bánh và tủ lạnh.
  • Bánh có thể bảo quản và sử dụng trong 2 ngày. 
Phần ráp bánh tiramisu
Phần bánh và kem cần được quét và xếp kín khuôn

Lưu ý: Có thể bỏ qua bột sữa béo, kem trứng sẽ hơi lỏng hơn một chút nhưng không ảnh hưởng nhiều tới mùi vị của thành phẩm.

1.2. Công thức làm bánh tiramisu truyền thống với lò nướng 

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá 

8 – 10 phần ăn

572kcal

100 – 120 phút

45 – 60 phút

100.000đ

Công thức làm bánh tiramisu chuẩn bằng lò nướng sẽ giúp việc nướng cốt bánh nhanh, dễ dàng và bánh xốp hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải canh thời gian nướng bánh phù hợp, tránh làm khô hay cháy bánh (bởi mỗi lò sẽ có những mức độ nhiệt khác nhau).

1.2.1. Nguyên liệu

Phần cốt bánh gato

  • 4 lòng đỏ trứng gà (18-20g/lòng đỏ)
  • 20g đường hạt mịn
  • 40ml sữa tươi không đường 
  • 30ml dầu thực vật
  • ½ thìa cafe vani chiết xuất 
  • 50g bột mì đa dụng 
  • 50g bột ngô
  • 4 lòng trắng trứng (30-35g/lòng trắng) nhiệt độ phòng 
  • Một nhúm muối nhỏ
  • ¼ thìa cafe cream of tartar
  • 70g đường rây mịn
làm cốt bánh tiramisu
Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ để chất lượng cốt bánh đảm bảo nhất

Phần cà phê quét bánh

  • 40ml (3 Tbsp bớt đi 1 tsp) cà phê đặc 
  • 3ml (½ tsp) vani chiết xuất 
  • 5g (1tsp) đường 

Phần kem tiramisu

  • 200g phô mai Mascarpone nhiệt độ phòng
  • 70g đường
  • 300ml kem tươi (35-40% béo) để lạnh
  • 5ml vani chiết xuất
Làm bánh Tiramisu bằng phô mai Mascarpone
Phô mai Mascarpone thích hợp để làm kem cho bánh Tiramisu

1.2.2. Cách bước thực hiện

Các bước làm phần cốt bánh (bạt bánh)

Âu 1: 

  • Cho lòng đỏ trứng, đường, sữa, dầu ăn và vani (nếu có) vào âu, dùng phới lồng trộn đều. 
  • Sau đó rây bột mì và bột ngô vào âu, trộn đều tới khi hỗn hợp mịn mà mượt.
trộn sữa không đường và trứng
Cho 40ml sữa không đường vào âu 1 và trộn đều

Âu 2: 

  • Cho lòng trắng trứng và chút muối vào âu, dùng máy đánh trứng đánh ở tốc độ chậm khoảng 1 phút đến khi lòng trắng nổi bọt khí lớn. 
  • Sau đó cho cream of tartar vào và tiếp tục đánh ở tốc độ chậm trong 2 – 3 phút tới khi lòng trắng bông mịn, bọt khí nhỏ li ti.
  • Tiếp tục chia đường thành 3 phần, rây lần lượt vào âu 2, để máy ở tốc độ chậm và đánh kĩ cho đường tan hết thì tăng tốc độ máy đánh tới khi lòng trắng đạt chóp mềm.
đánh lòng trắng trứng
Đánh hỗn hợp ở âu 2 tới khi lòng trắng đạt chóp mềm

Trộn hỗn hợp ở âu 2 vào âu 1: 

  • Chia hỗn hợp ở âu 2 thành 3 phần, lần lượt cho vào âu 1, trộn nhẹ nhàng sao cho không vỡ các bọt khí của hỗn hợp, bởi bọt khí giúp bánh nở xốp, mềm. 
  • Sau đó đổ hỗn hợp vào khuôn, gõ nhẹ khuôn xuống mặt bàn.
  • Chuẩn bị một khuôn tròn 20 – 22cm có lót giấy nến ở đáy khuôn và làm nóng lò (lửa trên và dưới) ở 150 độ C.
  • Sau khi lò nóng đến 150 độ C thì cho hỗn hợp vào nướng ở 150 độ C trong 40 – 50 phút. 
  • Sau khi bánh chín, lấy bánh ra bóc bỏ lớp giấy lót và đặt trên giá có khe hở cho bánh nguội hoàn toàn.
  • Cắt bánh đã nguội thành 3 bạt tròn bằng nhau và đợi bánh nguội.
Bạt bánh Tiramisu truyền thống
Phần bạt bánh đã sẵn sàng cho món tiramisu thơm lừng

Các bước làm phần kem Tiramisu

Chúng ta sẽ chuẩn bị kem tiramisu trong khi đợi bánh nguội. Cách thực hiện như sau:

  • Cho phô mai Mascarpone và đường vào âu, đánh ở tốc độ chậm nhất trong 1 – 2 phút cho tới khi kem mềm mịn nhuyễn.
  • Cho vào âu kem tươi, vani đánh ở tốc độ cao tới khi kem chuyển đặc, xuất hiện vân trên mặt âu khi chạy máy thì bạn hạ tốc độ đánh xuống thấp nhất, tiếp tục đánh tới khi kem đạt bông cứng.
  • Sau khi hoàn thành, để kem vào tủ lạnh 30 – 40 phút, bước này giúp kem đặc và mượt hơn, khi trét kem lên bánh sẽ đẹp và dễ hơn.
Kem bánh Tiramisu
Kem bánh Tiramisu phải đảm bảo sánh, đặc và bông cứng.

Hoàn thiện bánh

Để làm phần ráp bánh, bạn thực hiện theo các bước:

  • Đặt bạt bánh thứ nhất lên đế bánh, chuẩn bị một vài mảnh giấy nhỏ lót ở dưới đế bánh, giấy chườm ra ngoài và che đế bánh. Giấy giúp cho kem không bị dính vào và làm bẩn đế bánh.
  • Lấy 1/4 lượng kem trét lên bạt bánh thứ nhất, sau đó đặt lên phần bạt bánh thứ 2 và tiếp tục trét kem lên bề mặt. Lặp lại các bước này với các bạt bánh còn lại.
Trét phần kem lên từng phần bạt bánh
Trét phần kem lên từng phần bạt bánh
  • Với bạt bánh cuối cùng, lấy 1/4 lượng kem trét lên toàn bộ bên ngoài bánh. Sau đó để bánh vào tủ lạnh trong tối thiểu 30 phút để kem đông lại. 
  • Phủ nốt phần kem còn lại lên bánh. Rắc bột cacao lên mặt bánh, trang trí tùy thích.
bánh tiramisu truyền thống ngon nhất
Cuối cùng, phủ bột cacao và trang trí bánh theo sở thích
  • Bảo quản bánh trong tủ lạnh, dùng trong 1 – 2 ngày. Bột cacao chỉ nên rắc lên mặt bánh ngay trước khi ăn, nếu rắc quá sớm, bột cacao sẽ hút ẩm từ bánh và từ tủ lạnh.

Lưu ý: 

  • Khi đánh kem tiramisu cần để Mascarpone ở nhiệt độ phòng, ở những phút cuối cần theo dõi kem và dừng đúng lúc, tránh đánh kem quá đà sẽ làm kem bị tách nước và lổn nhổn. 
  • Ngoài ra, bạn có thể thay thế Mascarpone bằng Cream cheese với lượng như nhau. 

2. 3 công thức biến tấu bánh tiramisu  

Ngày nay, nhiều đầu bếp biến tấu món bánh này bằng rất nhiều cách: 

  • Thêm vào phô mai Mascarpone trứng đánh bông hoặc kem sữa tươi đánh bông để bánh xốp và giữ được hình dáng lâu hơn
  • Thay thế cafe bằng những nguyên liệu khác tạo thành Tiramisu socola, Tiramisu sữa chua, Tiramisu oreo, Tiramisu trà xanh…

Vật nên, nếu đã quá quen thuộc với các công thức tiramisu truyền thống, bạn có thể tham khảo một số biến thể dưới đây để biến món bánh ngọt ngào này trở nên độc đáo, hấp dẫn hơn. 

công thức làm bánh tiramisu ngon nhất vị socola
Một phiên bản Tiramisu hấp dẫn với hương vị Socola.

2.1. Cách làm bánh tiramisu phô mai

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá 

4 – 5 phần ăn

534kcal/kp

60 phút

30 – 45 phút

120.000đ

công thức làm bánh tiramisu phô mai
Bánh Tiramisu phô mai

2.1.1. Nguyên liệu 

  • 200g phomai
  • 60g bột cafe
  • 4 quả trứng gà (nhiệt độ phòng)
  • 225 kem whipping
  • 85g đường trắng 
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 16 cái bánh quy
  • 30g bột cacao

2.1.2. Cách bước thực hiện

Các bước làm nhân kem:

  • Âu 1: Cho hỗn hợp đường, lòng đỏ trứng, muối vào âu nhỏ, đánh đều. Đem hỗn hợp trên đun cách thủy, vừa đun vừa khuấy đều tay trong khoảng 6 – 7 phút, đến khi hỗn hợp có độ sệt, sánh mịn.
  • Âu 2: Dùng máy đánh bông phô mai, whipping cream đến độ bông mềm. 
  • Sau đó, trộn hỗn hợp ở âu 1 và âu 2 vào với nhau làm nhân kem.
Dùng máy đánh bông phô mai và whipping cream

Làm hỗn hợp cafe nhúng bánh:

  • Cho bột cafe vào phin, pha cùng 50ml nước nóng
  • Đợi cafe nguội là hoàn thành.

Hoàn thành bánh:

  • Chuẩn bị hộp hoặc khay để đựng bánh
  • Nhúng bánh quy Lady finger vào hỗn hợp cafe, và xếp ra khay.
  • Lần lượt phết kem lên bánh, rồi lại xếp bánh lên trên lớp kem, làm cho đến khi hết nguyên liệu.
Phết kem lên bạt bánh
Phết kem lên bánh
  • Cho bánh vào tủ lạnh làm mát 5-7 tiếng, khi dùng, rắc 1 lớp cacao lên mặt bánh và thưởng thức. 
  • Bánh có thể bảo quản và sử dụng trong 2 ngày. 
Thành phẩm bánh tiramisu phô mai
Rắc bột cacao trước khi thưởng thức bánh

2.2. Cách làm tiramisu oreo

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá 

4 phần ăn

455 cal/kp

30 – 45 phút

1 giờ 30 phút

80.000đ

công thứ làm bánh tiramisu Oreo
Bánh Tiramisu Oreo

2.2.1. Nguyên liệu 

  • 50g đường 
  • 10 cái bánh oreo
  • 2g vani chiết xuất
  • 17g lòng đỏ trứng
  • 40g lòng trắng trứng 
  • 40g bột mì đa dụng
  • 20g đường bột
  • 50ml nước ấm
  • 2g bột cafe hòa tan
  • 200g Mascarpone cream để lạnh
  • 200g whipping cream để lạnh

2.2.2. Cách bước thực hiện

Làm bạt bánh

  • Nghiền bánh oreo: Tách đôi phần vỏ và phần bánh Oreo, dùng chày nghiền nát phần vỏ bánh cho thật nhuyễn. 
  • Âu 1: Cho vào âu 17g lòng đỏ trứng, 3g đường, 2g chiết xuất vani (nếu có), dùng máy đánh trứng đánh đều hỗn hợp.
  • Âu 2: Đánh lòng trắng trứng đến khi bọt khí nổi lên, chia 20g đường thành 2 phần, cho lần lượt vào âu, mỗi lần đánh khoảng 30s cho hỗn hợp tan đều, tiếp tục đánh đến khi trứng có chóp mềm (nhấc phới lên có tạo chóp). 
  • Cho hỗn hợp ở âu 1 vào âu 2, trộn nhẹ nhàng bằng kỹ thuật Fold (trộn kiểu đảo và hất từ dưới đáy tô lên trên theo một chiều).
  • Rây 40g bột mì đa dụng vào hỗn hợp, tiếp tục trộn nhẹ tay cho hỗn hợp bánh hòa quyện. 
  • Chuẩn bị khay nướng bánh có lót giấy nến, làm nóng lò ở nhiệt độ 150 độ C.
  • Cho hỗn hợp vào túi bắt kem, nặn thành các que dài vừa ăn như hình và nướng bánh khoảng 15 phút ở nhiệt độ 170 độ C cho bánh chín vàng 2 mặt.
Làm bạt bánh tiramisu oreo
Chuẩn bị khay nướng bánh có lót giấy nến và nặn bánh thành các que dài
Rắc lên bề mặt một ít phần bánh oreo đã nghiền
Rắc lên bề mặt một ít phần bánh oreo đã nghiền

Làm kem mascarpone

  • Hòa tan 2g cafe với 50ml nước ấm và 8g đường.
  • Trộn đều mascarpone với 20g đường, cho phần kem của bánh oreo vào hỗn hợp, tiếp tục trộn cho hòa quyện.
  • Cho whipping cream vào âu, trộn cho hỗn hợp sánh mịn.
công thức kem bánh tiramisu oreo chuẩn
Phần kem bánh tiramisu oreo chuẩn

Ráp bánh

  • Cho hỗn hợp kem Mascarpone vào túi bắt kem và nặn vào khuôn. Dàn đều lớp kem. Rải đều lên trên lớp kem 1/2 phần vỏ bánh oreo đã nghiền.
  • Tiếp tục thao tác cho tới khi hết nguyên liệu
  • Nhúng bánh quy đã nướng chín vào hỗn hợp nước cafe và xếp vào khuôn bánh
  • Cuối cùng, rắc vụn oreo trang trí lên bánh là bạn đã có một chiếc tiramisu béo ngậy sẵn sàng mời người thân thưởng thức.
Cách trang trí tiramisu oreo
Cách trang trí tiramisu oreo

2.3. Cách làm bánh tiramisu trà xanh 

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá 

4 khẩu phần

455 cal/kp

45 phút

30 phút

50.000d

công thức làm bánh tiramisu chuẩn vị trà xanh
Công thức làm bánh tiramisu chuẩn vị trà xanh

2.3.1.Nguyên liệu

Bạt gato trà xanh

  • 2 lòng đỏ trứng gà (20g/lòng đỏ)
  • 45g đường
  • 30g dầu thực vật
  • 45g sữa tươi không đường
  • 45g bột mì đa dụng
  • 10g bột ngô
  • 5g bột trà xanh 
  • 2 lòng trắng trứng (30g/lòng trắng)
  • 1 nhúm rất nhỏ muối
  • ¼ thìa cafe cream of tartar (hoặc thay bằng dấm/ nước cốt chanh với lượng tương đương)

Lưu ý: Trứng gà nặng 60gram/ quả cả vỏ – ở nhiệt độ phòng

Tiramisu trà xanh

  • 250g phô mai Mascarpone (nhiệt độ phòng)
  • ½ thìa cafe vanilla extract (không bắt buộc)
  • 10g bột trà xanh
  • 45g đường hạt mịn
  • 200ml kem tươi có hàm lượng béo 35-40% (để lạnh)

Phủ mặt bánh

  • 25-30ml sữa tươi không đường
  • 1 thìa canh mật ong
  • 2-3g bột trà xanh rắc mặt bánh

2.3.2. Các bước thực hiện

Phần bạt bánh trà xanh 

  • Dùng phới lồng trộn đều lòng đỏ trứng & 20g đường cho hòa quyện. Cho dầu ăn và sữa tươi vào âu, quấy đều. Cuối cùng, rây bột mì, bột ngô và bột trà xanh. 
  • Đánh bông lòng trắng trứng với muối, cream of tartar và 25g đường đến khi lòng trắng trứng bông cứng, nhấc que đánh lên thấy tạo chóp không oặt xuống.
  • Múc 1/3 phần lòng trắng trứng cho vào âu đựng hỗn hợp lòng đỏ và bột. Dùng phới lồng khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện. Chia phần lòng trắng còn lại làm hai phần, cho từng phần vào âu đựng lòng đỏ, dùng kĩ thuật fold trộn đều.
  • Đổ bột vào khay nướng. Lắc nhẹ khay cho bột dàn đều. Nướng ở nhiệt độ 175 độ C trong 12 – 15 phút. 
  • Sau khi bánh chín, lấy bánh ra bóc bỏ lớp giấy lót và đặt trên giá có khe hở cho bánh nguội hoàn toàn.
Phần bạt bánh tiramisu trà xanh
Phần bạt bánh trà xanh

Phần kem tiramisu:

  • Cho phô mai Mascarpone, bột trà xanh và đường vào âu, đánh ở tốc độ chậm nhất trong 1 – 2 phút cho tới khi kem mềm mịn nhuyễn.
  • Cho vào âu kem tươi, vani đánh ở tốc độ cao tới khi kem chuyển đặc, xuất hiện vân trên mặt âu khi chạy máy thì ta hạ tốc độ đánh xuống thấp nhất tiếp tục đánh tới khi kem đạt bông cứng.
  • Sau khi hoàn thành, để kem vào tủ lạnh 30 – 40 phút, bước này giúp kem đặc và mượt hơn khi trét kem lên bánh sẽ đẹp và dễ hơn.
Kem tiramisu trà xanh đặc, sánh, mịn.
Kem tiramisu trà xanh đặc, sánh, mịn.

Ráp bánh

  • Hâm nóng sữa tươi, cho mật ong, khuấy đều đến khi mật ong tan hết.
  • Chia bánh làm 3 phần – cắt theo chiều ngang.
  • Dùng chổi quết 1 lớp sữa mật ong lên mặt bánh. Phết 1/3 số kem Tiramisu trà xanh lên. Đặt lớp bánh thứ 2, lặp lại các bước quết sữa và phết kem. Đặt lớp bánh thứ 3, quết sữa mật ong, phết phần kem còn lại lên mặt.
  • Sau khi làm xong nên để bánh trong tủ lạnh thêm 4-6 tiếng, tốt nhất là qua đêm. Phần Tiramisu sẽ đặc hơn, cốt bánh cũng ẩm hơn.
Thành phẩm Tiramisu trà xanh
Thành phẩm Tiramisu trà xanh thơm mát, dậy mùi matcha.

3. Công thức làm bánh tiramisu bằng máy nấu ăn Thermomix 

3.1. Công thức làm bánh tiramisu chuẩn bằng máy nấu ăn Thermomix 

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

10 khẩu phần

5190kcal

15 phút

45 phút

công thức làm bánh Tiramisu chuẩn bằng Thermomix
Làm bánh tiramisu bằng máy nấu ăn Thermomix

3.1.1. Nguyên liệu 

Cốt bánh

Phần A

  •  125g bột mì số 8 (đã rây mịn)
  •  125g đường bột
  •  50g dầu ăn
  •  5g bột nở (baking powder)
  •  5 g bột ngô
  •  10 g tinh chất vani
  •  5 lòng đỏ trứng gà

Phần B

  •  5 lòng trắng trứng gà
  •  125g đường bột
  •  1 nhúm muối
  •  1 thìa cà phê nước cốt chanh

Siro rượu cà phê socola

  •  25g đường
  •  60g nước
  •  15g cà phê đen hòa tan
  •  30g socola đen
  •  30g rượu Cointreau hoặc rượu Kahlua

Phần kem

  •  14g lá gelatin
  •  135 g đường
  •  5 lòng đỏ trứng gà
  •  30g rượu Cointreau hoặc rượu Kahlua
  •  Vỏ chanh vàng bào nhuyễn (1 quả)
  •  15g phô mai con bò cười
  •  2 thìa cà phê nước cốt chanh vàng
  •  30g nước lạnh
  •  420 g kem tươi
  •  270 g phô mai Mascarpone
  •  10 g tinh chất vani
  •  Bột cacao, vụn socola, hoa (edible flower) để trang trí.

3.1.2. Hàm lượng dinh dưỡng cho 1 khẩu phần

  • Năng lượng: 519 kcal
  • Độ đạm: 13.2g
  • Carbs: 54.9g
  • Độ béo: 27.4g

3.1.3. Các bước thực hiện

Phần cốt bánh 

Phần A: 

  1. Cho tất cả các nguyên liệu vào bình trộn. Lắp phới đánh bông, đánh 30 giây/tốc độ 4. Đổ hỗn hợp ra một cái bát, rửa sạch và lau khô bình trộn.
thời gian, tốc độ và nhiệt độ thích hợp làm bánh
Tùy chỉnh thời gian, tốc độ và nhiệt độ thích hợp để chuẩn bị nguyên liệu làm bánh

Phần B

  1. Cho tất cả các nguyên liệu vào bình trộn. Lắp phới đánh bông, đánh 3-4 phút/tốc độ 4 tới khi nhấc phới lên thấy chóp cứng lại thì dừng.
  2. Làm nóng lò ở 180°C. Chia hỗn hợp lòng trắng trứng thành 3 phần, trộn từ từ vào hỗn hợp A. Sau khi trộn hết hỗn hợp ở phần B vào hỗn hợp A, đổ phần bột vào một cái khuôn đã lót giấy nến, nướng 20 – 25 phút ở 180°C.
  3. Để bánh nguội hoàn toàn rồi chia cắt thành 4 lớp. Trong khi đợi bánh nguội, rửa sạch và lau khô bình trộn.

Phần siro rượu cà phê socola

  1. Cho đường, nước, cà phê vào bình trộn, đun 3 phút/60°C/tốc độ 1.
  2. Thêm socola, đun chảy 1 phút/60°C/tốc độ 1.
  3. Đổ hỗn hợp sirô ra một cái tô rồi thêm rượu vào và trộn đều. Làm sạch và lau khô bình trộn.

Phần kem 

  1. Ngâm gelatin vào 30g nước lạnh khoảng 10 phút cho mềm.
  2. Cho đường, lòng đỏ trứng, rượu, vỏ chanh, nước cốt chanh vào bình trộn, đun 2 phút/75°C/tốc độ 1.
  3. Thêm phô mai, đun tiếp 30 giây/tốc độ 3, gạt các nguyên liệu trên thành bình xuống.
  4. Cho gelatin đã ngâm nở và được vắt sạch nước vào bình trộn, trộn đều 1 phút/tốc độ 2, gạt các nguyên liệu trên thành bình xuống. Đổ hỗn hợp kem ra một cái tô, rửa sạch và lau khô bình trộn.
  5. Lắp phới đánh bông, cho kem tươi vào bình trộn, đánh bông 1 phút 10 giây/tốc độ 3.5 cho đến khi bông cứng.
  6. Đổ hỗn hợp kem tươi ra một cái bát rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Rửa sạch, lau khô bình trộn và phới đánh bông.
  7. Lắp phới đánh bông, cho phô mai Mascarpone, vani vào bình trộn, trộn đều 20 giây/tốc độ 3.5 cho tới khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
  8. Đổ hỗn hợp Mascarpone vào tô chứa phần rượu, trứng, đường, gelatin đã chuẩn bị rồi trộn đều. Tiếp đó, trộn từ từ hỗn hợp này vào phần kem tươi đã đánh bông để được một hỗn hợp kem đồng nhất.

Ráp bánh

  1. Đặt khuôn ring lên một cái đĩa, đặt một lớp bánh vào trong, quết một lớp sirô rồi cho một lớp kem lên trên, tiếp tục làm như vậy cho tới khi hết các lớp bánh còn lại. 
  2. Cho bánh vào tủ lạnh ít nhất 4 giờ hoặc qua đêm, rắc bột cacao, vụn socola, hoa lên trước khi thưởng thức.

Tham khảo video Cách làm bánh tiramisu bằng Thermomix: https://youtu.be/VtUsPdwnK1w

3.2. Lợi ích khi làm bánh tiramisu bằng Thermomix

Ra đời sản phẩm đầu tiên từ năm 1971, máy nấu ăn Thermomix là thiết bị nhà bếp thông minh được sản xuất bởi tập đoàn Vorwerk – CHLB Đức. Trải qua 7 lần nâng nâng cấp, cải tiến chất lượng, Thermomix TM6 đang tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới lẫn cả Việt Nam.

Với thiết kế sang trọng, hệ thống máy móc hiện đại, bền bỉ cùng thời gian, Thermomix TM6 chắc chắn sẽ khiến công việc bếp núc của bạn trở nên thật dễ dàng và tiện lợi.

Máy nấu ăn đa năng Thermomix được khách hàng trên toàn thế giới tin dùng.

Lợi ích

  • Hướng tới sự đơn giản: Máy nấu ăn Thermomix giúp bạn đơn giản hóa các kỹ thuật làm bánh vốn phức tạp với những dụng cụ và thiết bị hỗ trợ lích kích. Hãy nói lời tạm biệt với cân điện tử, máy trộn bột, máy đánh bông trứng hay chức năng kiểm soát nhiệt độ trong lò,… Giờ đây chỉ với một chiếc máy Thermomix nhỏ gọn, bạn đã sẵn sàng với một căn bếp thơm mùi bánh.
  • Tự do sự sáng tạo: Với hệ sinh thái công thức toàn cầu Cookidoo và Modern Cook (Website và Ứng dụng trên nền tảng iOS dành riêng cho khách hàng mua máy tại Việt Nam) sẽ đem đến cho bạn các ý tưởng đột phá về công thức làm bánh tiramisu mới mẻ, với đa dạng topping trang trí bánh như Kem bơ icing, kẹo dẻo…
  • Chế độ vệ sinh thông thông minh: Quy trình dọn vệ sinh rất nhanh gọn bao gồm chức năng làm sạch trước (Pre-clean), tự động vệ sinh máy và chức năng sục rửa nhanh 15-30 giây tốc độ cao với cơ chế xoay đảo chiều dao. Chưa tới 1 phút là chiếc bình trộn của của bạn đã sáng bóng và sẵn sàng phục vụ trở lại.
  • Một cộng đồng người sử dụng Thermomix tại Việt Nam và trên thế giới bao gồm những cao thủ làm bánh và các chefs luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bắt đầu và trong quá trình làm bánh. Bên cạnh đó là những lớp học trực tuyến và tại chỗ… là những đặc quyền dành cho khách hàng khi mua máy Thermomix tại Công ty cổ phần Modern Cook.

Với 6 công thức làm bánh Tiramisu chuẩn trên đây, hy vọng bạn đã có thể đủ tự tin và lựa chọn được một công thức thích hợp để bắt tay vào làm bánh. Chúc các bạn làm bánh Tiramisu thành công và đừng quên theo dõi Thermomix Vietnam để biết thêm nhiều công thức làm bánh thú vị khác nữa nhé.



Modern Cook® © 2020. All rights reserved.